Tình hình quản lý thu NSNN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 62 - 75)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.4. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu

3.4.1. Tình hình quản lý thu NSNN

a. Trong thời gian qua các cấp, các ngành của tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo thực hiện các khâu chủ yếu có tác động, ảnh hưởng lớn đến quản lý thu ngân sách Nhà nước.

* Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cải cách thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp, việc nộp thuế đã đƣợc thực hiện kê khai thuế điện tử qua mạng internet nên các thủ tục đƣợc thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.Triển khai pháp luật thuế, chế độ chính sách quản lý thu; mở rộng và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế:

- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Chú trọng phổ biến chính sách pháp luật thuế; thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế nâng cao tính tự giác, ý thức tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế bằng cách tổ chức các hội nghị đối thoại đan xen với tập huấn nộp thuế điện tử, công tác quản lý nợ, kê khai tin học cho người nộp thuế. Mặt khác, đã tuyên truyền chính sách thuế thông qua cuốn thông tin nội bộ của Ban tuyên giáo tỉnh ủy phát hành hàng tháng, phát trên sóng phát thanh truyền hình, đài truyền hình các huyện, thành phố. Cung cấp ấn phẩm tờ rơi miễn phí cho các tổ chức cá nhân, trên địa bàn tuyên truyền về khai thuế điện tử và cải cách hành chính thuế. Thực hiện công khai thông tin trên trang thông tin điện tử, công khai thông tin hộ khoán.

- Thực hiện tốt các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy chế đã ban hành; nâng cao chất lƣợng trang điện tử của ngành thuế có đầy đủ thông tin, chính xác, dễ truy cập đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ phận “một cửa”, tinh thần phục vụ, hỗ trợ người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế đăng ký, mở rộng các hoạt động kinh doanh trên địa bàn nhằm thu hút nguồn thu ngân sách địa phương.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế chưa có bước đột phá về nội dung và hình thức, việc vận động người dân thực hiện các nghĩa vụ còn hạn chế,chƣa chủ động tổ chức nắm bắt những khó khăn

vướng mắc của người nộp thuế, nhận thức của đa số người dân chưa sâu về các chính sách phải nộp, ý thức tuân thủ pháp luật và ý thức trách nhiệm một số tổ chức, cá nhân chƣa cao trong việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

* Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính thuế:

- Về nghiệp vụ quản lý thuế: Rà soát, hoàn thiện các quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế; xây dựng sổ tay nghiệp vụ của các chức năng quản lý thuế. Đã thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát việc quản lý đăng ký, kê khai thuế. Tích cực đôn đốc người nộp thuế thực hiện đúng theo Luật Quản lý thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ. Phối hợp với các cơ quan KBNN, Tài chính, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tổ chức hiện đại hóa thu nộp ngân sách bằng cách thực hiện ủy nhiệm thu qua các Ngân hàng. Thực hiện rà soát nợ thuế, lập hố sơ theo quy trình , phối hợp với các cơ quan cƣỡng chế nợ thuế. Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của một số DN, tổ chức, cá nhân còn khó khăn, công tác cƣỡng chế nợ thuế qua các ngân hàng còn nhiều khó khăn vì trong tài khoản không có số dƣ hoặc số dƣ không đủ, tài khoản đã đóng giao dịch, không kê khai bổ sung thông tin thay đổi địa điểm làm việc, giải thể hay ngừng hoạt động… theo quy định. Người nộp thuế mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau nên rất khó khăn cho việc thu nợ.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính thuế theo hướng hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát đƣợc tất cả các đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế, hạn chế thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN. Tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.

Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hoá đơn chƣa đồng bộ, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển.

* Đẩy mạnh ứng dụng tin học phục vụ cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế:

- Ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT ngành Thuế nhằm mục tiêu hướng tới thực hiện hệ thống thuế điện tử và Chính phủ điện tử, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng, minh bạch và phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cao với hệ thống thông tin điện tử ngành Tài chính và phát huy đƣợc toàn bộ nguồn lực và tính chủ động của các đơn vị từ Tổng cục đến các Chi cục thuế. Đồng thời, kế thừa kết quả ứng dụng CNTT đã đạt được trong các giai đoạn trước và có biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém phát sinh. Hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn, quy trình về quản lý ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực ứng dụng CNTT.

- Ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế, gắn chặt với quá trình cải cách hành chính thuế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Thuế, thực hiện minh bạch hoá thủ tục thuế phục vụ người nộp thuế và doanh nghiệp tốt hơn, chất lƣợng hơn.

- Đẩy mạnh công tác nộp thuế điện tử đã góp phần giảm thời gian, công sức và ngân sách cho rất nhiều doanh nghiệp, hỗ trợ tốt trong công tác kê khai, nộp thuế. Công tác kê khai qua mạng đã đi vào nề nếp, hiện nay có 100% doanh nghiệp trong tỉnh đã kê khai thuế qua mạng internet và đăng ký tham gia nộp thuế điện tử.Thực hiện tốt hệ thống quản lý thuế tập trung TMS đáp ứng cơ bản các yêu cầu về quản lý thuế. Kết nối thông tin 4 ngành Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính, thực hiện tốt việc kết nối thông tin truyền dữ liệu giữa 4 cơ quan, đảm bảo thông tin dữ liệu đƣợc cập nhật kịp thời.

Tuy nhiên, tốc độ áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế trên địa bàn còn chậm.

b. Quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống thất thu ngân sách.

- Hàng năm căn cứ vào kế hoạch thanh tra, ngành thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra việc chấp hành các chính sách pháp luật về thuế, kiểm tra trước và sau hoàn thuế, kết hợp với kiểm tra giá nhằm chống thất thu ngân sách.

- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp với thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về giá; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng chế độ quy định, chống gian lận thương mại, chống buôn lậu,...Qua thanh tra đã kịp thời xử lý truy thu, xử phạt nộp vào NSNN.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro, phân loại doanh nghiệp để lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra. Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm, giao chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị và tập trung thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp sau:

+ Các doanh nghiệp lớn hoạt động kinh doanh đa ngành, đa nghề và có nhiều chi nhánh, cửa hàng tại các địa phương.

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lỗ nhiều năm nhưng vẫn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phạm vi kinh doanh rộng nhƣng có số nộp thuế ít, các đơn vị thuộc diện miễn thuế TNDN năm đầu tiên.

+ Các doanh nghiệp ngành xây dựng, kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản.

- Các doanh nghiệp đã đƣợc hoàn thuế từ 3-5 kỳ trở lên, nhất là doanh nghiệp có số thuế hoàn lớn và liên tục nhiều kỳ trong năm.

+ Các cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường để tiến hành xử lý theo pháp luật.

- Đối với lĩnh vực thủy điện và các dự án đầu tƣ mới, các dự án trọng điểm theo dõi tiến độ đầu tƣ và kê khai thuế và phối hợp quản lý thu thuế kịp thời.

- Đối với lĩnh vực XDCB và xây dựng vãng lai đã tập trung rà soát, đối

chiếu tiến độ hoàn thành bàn giao, phối hợp với các sở, ban ngành, ban quản lý dự án và các chủ đầu tƣ để nắm và thống kê các công trình mới có kế hoạch thu đúng theo tiến độ hoàn thành bàn giao hoặc tiến độ giải ngân.

-Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN; đôn đốc các khoản phải thu theo kết luận của kiểm toán, thanh tra theo quy định. Đẩy mạnh việc xử lý, thu hồi để giảm nợ thuế; tổ chức cƣỡng chế theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cố tình chây ỳ, chậm thanh toán nợ thuế; định kỳ công khai số thuế nợ đọng của từng huyện, thành phố; từng doanh nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tƣợng, chính sách pháp luật về thuế của Nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát ở một số lĩnh vực chƣa đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến một số nguồn thu chƣa đƣợc quản lý đầy đủ vào NSNN.

c. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở trong quản lý nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Tháng 7 năm 2010 HĐND tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết phân cấp nguồn thu NSĐP năm 2011 và ổn định cho các năm tiếp theo nhằm phát huy tính sáng tạo, tự chủ, trách nhiệm của các cấp ngân sách.

Thực hiện phân cấp rõ ràng phạm vi, đối tƣợng quản lý, kiểm tra giữa Cục và Chi cục thuế để không chồng chéo.

Tuy nhiên, phương pháp quản lý thu thuế mặc dù đã có những cải tiến nhƣng vẫn thiếu khoa học, nhất là đối với các hộ kinh doanh cá thể. Vẫn còn tình trạng sót hộ chƣa đăng ký kinh doanh và chƣa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Dẫn đến tình trạng thất thu thuế; nợ thuế kéo dài vẫn còn xảy ra trên một số lĩnh vực, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại chưa được giải quyết triệt để.

d. Thực hiện có hiệu quả tính cƣỡng chế, chế tài của các Luật thuế, tăng cường trật tự kỷ cương trong và ngoài ngành thuế:

Đối với ngành thuế: Từng đơn vị, CBCC thuế đã thực hiện đầy đủ các chính sách thuế hiện hành, các quy trình quản lý, quy chế của ngành; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm (nếu có) thực hiện xử lý nghiêm minh.

Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế: Tự giác chấp hành các quy định về kê khai thuế, nộp thuế đầy đủ số thuế thực tế phát sinh, kịp thời nộp vào NSNN; các trường hợp kê khai có dấu hiệu gian lận về thuế, gian lận thương mại, chậm nộp thuế theo quy định, nợ thuế dây dƣa kéo dài, không chấp hành các lệnh thu nộp thuế, lệnh phạt về thuế... đã bị xử lý các biện pháp chế tài và cƣỡng chế về thuế theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng đẩy đủ các biện pháp, các quy trình nghiệp vụ quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế thông qua các biện pháp cƣỡng chế nhƣ: Trích qua tài khoản ngân hàng, tạm đình chỉ hóa đơn, đăng trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các doanh nghiệp chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để đảm bảo thu ngân sách đầy đủ, kịp thời, hạn chế tối đa nợ mới phát sinh.

- Rà soát nguồn thu ngân sách trên địa bàn; tăng cường quản lý nguồn thu, chống thất thu, xử lý và cƣỡng chế nợ thuế. Đầu năm thực hiện ra quân thu nợ thuế bằng cách thành lập Ban chỉ đạo và các tổ trực tiếp xuống cơ sở thực hiện thu nợ thuế, xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai biện pháp quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế trên địa bàn tỉnh. Nêu gương vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cơ quan Thuế các cấp đối với công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ công chức thuế trong công tác quản lý thu ngân sách. Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp chây ỳ, nợ đọng tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, tiền trốn lậu thuế, cố tình không chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Thực hiện cưỡng chế các doanh nghiệp chây ỳ nợ thuế theo đúng quy trình; thực hiện phát động đợt thi đua thu hồi nợ đọng thuế, huy động nhân lực tối đa, dành thời gian thích hợp để tổ chức thu hồi nợ đọng thuế đạt hiệu quả tốt nhất.

Tính đến 31/12/2015 số nợ thuế chƣa thu đƣợc là 34.200 triệu đồng,nợ tiền sử dụng đất là 1.831 triệu đồng, nợ tiền thuê đất là 4.649 triệu đồng, đã thực hiện thu nợ thuế đƣợc 182 tỷ đồng. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 147 tỷ đồng, bằng biện pháp cƣỡng chế nợ thuế là 35 tỷ đồng. Tình trạng nợ đọng thuế còn lớn và kéo dài, có xu hướng ngày càng tăng. Trong thời gian qua tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Ngành Thuế thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ, từ việc giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng đơn vị, rà soát, phân loại nợ kịp thời để đôn đốc, nhắc nhở người nộp thuế cho đến việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cƣỡng chế nợ thuế cũng nhƣ nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành những cơ chế, chính sách để có cơ sở xử lý các khoản nợ thuế còn vướng mắc về chính sách. Ngoài việc triển khai các nhiệm vụ nhằm thực hiện tốt việc thu NSNN một cách kịp thời, nghiêm túc và đồng bộ các giải pháp góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích và phục hồi phát triển kinh tế...Đặc biệt, tiếp tục triển khai mạnh mẽ các đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế nhƣ khai thuế qua mạng internet.

Nguyên nhân dẫn đến nợ đọng thuế lớn là do tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp gặp khó khăn, để duy trì sản xuất đã cố tình chiếm dụng tiền thuế của nhà nước để làm vốn, chấp nhận bị tính tiền nộp chậm;

một số doanh nghiệp phá sản trong khi có số nợ lớn; một số đối tƣợng nộp thuế bị tính tiền chậm nộp thuế trên số tiền nợ, dẫn đến tổng nợ tăng... Tình hình tài chính của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn hạn chế, còn quá ít các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu có số thu nộp ngân sách lớn, ổn định.

đ. Quan tâm củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ công chức ngành thuế.

* Củng cố tổ chức bộ máy:

Đã kịp thời kiện toàn củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy thu ngân sách, đăc biệt là các phòng của Cục Thuế, tổ chức các đội thuế thuộc Chi cục Thuế các huyện, thành phố theo mô hình chức năng; bố trí phân công cán bộ hợp lý giữa các đơn vị trong ngành và giữa các bộ phận trong từng đơn vị. Nâng cao hiệu lực quản lý và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức thuế theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ nhằm bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thu ngân sách, đảm bảo bộ máy thường xuyên được kiện toàn và hoạt động tốt hơn, gọn nhẹ hơn, hiệu quả quản lý thuế tốt hơn và đúng theo chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế. Thực hiện tốt việc đề bạt bổ nhiệm, luân phiên, luân chuyển cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác trong đơn vị, ngành đồng thời gắn với xây dựng lực lƣợng và đào tạo cán bộ toàn Ngành. Ƣu tiên bố trí cán bộ có năng lực vào các khâu: thanh kiểm tra; tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế; kê khai, kế toán thuế.

* Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cán bộ: Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ nghiệp vụ thuế, tin học đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Thường xuyên tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trách nhiệm chính trị và phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế, thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của ngành; có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, kiến thức quốc phòng, thường xuyên cập nhật chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý thuế, ứng dụng tin học, ngoại ngữ, và phong cách ứng xử của người cán bộ thuế.

Tuy nhiên, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của một số cán bộ, công chức còn hạn chế, trách nhiệm chính trị và ý thức kỷ luật chƣa cao, phẩm chất đạo đức chƣa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)