CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN RES
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty cổ phần Tập đoàn
3.2.2. Thắt chặt vấn đề quản lý vốn trong hoạt động kinh doanh
3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý tiền mặt
Tiền mặt không phải là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty nhưng đây là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng thể hiện tính thanh khoản của công ty. Hiện tại tỷ lệ tiền mặt tại RES khá thấp, và điều này có thể không đảm bảo được việc trả các khoản thanh toán ngắn hạn.
Tại RES, đã nhiều lần xảy ra các tình trạng như nợ cước điện thoại viễn thông, chậm thanh toán cước mạng, tiền điện, nước và các khoản chi tiêu khác trong 40 chi nhánh do thiếu tiền mặt tại các chi nhánh và phải chờ giải ngân. Việc này làm gián đoạn việc làm của nhân viên, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Vì vậy, RES có thể xem xét tăng tỷ lệ tiền mặt tại các chi nhánh để giảm áp lực tiền mặt trên tổng công ty. Ngoài ra, công ty có thể thực hiện sự đoán vốn lưu động và nhu cầu tiền mặt. Việc này sẽ giúp công ty duy trì được khả năng thanh toán và là giảm chi phí cơ hội khi dự trữ tiền mặt quá nhiều.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của RES được đánh giá là chưa hiệu quả, vì vậy công ty cần xem xét lại cách sử dụng vốn cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng. Ưu thế rất lớn của RES là không cần quá nhiều tài sản cố định so với vốn lưu động. Tài
sản cố định lớn nhất của RES là mặt bằng, hiện RES có 40 chi nhánh trên toàn quốc nhưng toàn bộ đều là tài sản thuê dài hạn 39 chi nhánh còn lại. Tuy nhiên, có rất nhiều chi nhánh, hiệu suất sử dụng phòng thấp. Ví dụ, hiệu suất sử dụng phòng chỉ khoảng 60%, có tháng dưới 50% và chưa có giải pháp để tận dụng.
Ngoại trừ chi nhánh Yên Lãng là trụ sở chính, đã sở hữu, các chi nhánh khác, công ty có thể xem xét hiệu suất sử dụng phòng theo dõi trong vài tháng hoặc 1 năm để đưa ra quyết định chuyển chi nhánh. Thay vì việc duy trì thuê một diện tích mặt bằng lớn với nhiều phòng trống, chi nhánh nào có hiệu suất sử dụng phòng thấp, ít học viên, công ty có thể xem xét đổi sang một địa chỉ khác để tối ưu chi phí.
Ngoài ra, việc quản lý sử dụng các tài sản máy móc cố định như máy tính, máy chiếu, trang thiết bị phòng học, nên được quy trách nhiệm cho các cá nhân quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đồng thời, đưa ra các tiêu chí phạt, để tăng tính răn đe và nâng cao trách nhiệm khi sử dụng và quản lý tài sản cố định.
Tài sản cố định có thể phục vụ rất nhiều trường hợp học viên, tài sản cố định càng được sử dụng càng lâu thì càng đem lại hiệu quả sử dụng vốn cố định tốt hơn, vì vậy công ty có thể xem xét phương án nêu trên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
3.2.2.3. Giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý vốn Một số giải pháp khác để nâng cao hiệu quả quản lý vốn
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất và chăm sóc khách hàng cũng như nhân viên để tạo dựng niềm tin, uy tín và sự hài lòng của khách hàng khi đến với RES. Việc này có thể làm giảm thiểu các khoản khiếu nại, rút phí, hoàn phí ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.
- Hiện nay RES, đang dự tính mở một hệ thống quản lý mới, công ty có thể đẩy nhanh tiến hộ hoàn thành hệ thống này để tối ưu hóa các công việc liên quan đến quản lý và kế toán. Hệ thống mới có thể giảm thiểu
thời gian hoàn thành các báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ. Từ đó, việc xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp, người quản lý có thể đưa ra các quyết định tài chính một cách kịp thời và hiệu quả nhất.
- RES cần tăng khoản dự trữ khoản phải thu. Khoản phải thu chiếm một phần lớn trong vốn lưu động của công ty. Các khả năng về nợ khó đòi, hoặc các trường hợp đóng 1 phần phí sau đó bỏ, hủy phí, xin rút phí, hoàn phì xảy ra khá thường xuyên. Điều này ảnh hưởng đến vốn lưu động thực tế của doanh nghiệp, vì vậy việc trích lập khoản mục dự phòng nợ khó đòi là điều cần thiết và giảm rủi ro cho công ty.
3.2.2.4. Một số giải pháp khác về thắt chặt quản lý vốn trong doanh nghiệp
Để xử lý vấn đề sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, có thể áp dụng các biện pháp khác sau:
Thiết lập quy trình quản lý tài chính: Xây dựng quy trình và quy định rõ ràng về quản lý tài chính trong công ty. Điều này bao gồm việc xác định quyền hạn, trách nhiệm và quy trình phê duyệt cho việc sử dụng vốn. Quy trình này nên được tuân thủ một cách nghiêm ngặt để đảm bảo tính minh bạch, tránh lãng phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Quy trình quản lý tài chính giúp công ty kiểm soát và quản lý tài chính một cách hiệu quả. Nó bao gồm việc xác định và theo dõi nguồn tài chính, lập kế hoạch ngân sách, quản lý tiền mặt, quản lý hạch toán và báo cáo tài chính. Điều này giúp công ty đảm bảo sự minh bạch và đúng thời gian trong quản lý tài chính.
Quy trình quản lý tài chính cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định thông minh về việc đầu tư, vay mượn, quản lý rủi ro tài chính và phân phối nguồn lực tài chính. Nó cung cấp các công cụ và phương pháp để đánh giá hiệu quả tài chính và đưa ra các quyết định dựa trên thông tin có căn cứ. Tuy nhiên, quản lý tài chính đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Thiết lập quy trình quản lý tài chính phức tạp và yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về các nguyên tắc và phương pháp quản lý tài chính.
Điều này có thể đòi hỏi đầu tư thời gian và nguồn lực đáng kể để đào tạo nhân viên và triển khai quy trình.
Đánh giá và theo dõi hiệu suất tài chính: Thực hiện việc đánh giá và theo dõi hiệu suất tài chính của công ty. Bằng cách theo dõi các chỉ số tài chính như tỷ suất sinh lời, lợi nhuận ròng, lợi tức đầu tư và vòng quay vốn, công ty có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tìm ra các điểm yếu cần cải thiện.
Tối ưu hóa nguồn vốn: Xem xét các phương thức tối ưu hóa nguồn vốn như tái cấu trúc nợ, tăng cường huy động vốn từ các nguồn khác nhau (vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn đầu tư...), và quản lý quỹ tiết kiệm và đầu tư một cách hiệu quả. Điều này giúp tăng cường khả năng vận hành và sử dụng vốn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Sử dụng công nghệ thông tin: Áp dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý tài chính để giúp theo dõi và kiểm soát vốn một cách chính xác và hiệu quả. Công nghệ thông tin cung cấp các công cụ và hệ thống tự động hóa quy trình tài chính, giúp giảm thiểu sai sót, tăng cường tính minh bạch và cải thiện quản lý vốn. Công nghệ thông tin giúp cải thiện khả năng quản lý vốn của công ty bằng cách cung cấp các công cụ và hệ thống quản lý tài chính tự động. Điều này cho phép công ty theo dõi và kiểm soát vốn một cách chính xác và hiệu quả hơn, bao gồm quản lý tiền mặt, lưu trữ thông tin tài chính, và tạo ra báo cáo tài chính nhanh chóng và chính xác. Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn giúp giảm thiểu lỗi và sai sót nhân viên, đồng thời tăng tính chính xác và độ tin cậy của thông tin tài chính.
Các hệ thống tự động có thể tự động hóa quy trình và tính toán tự động, giúp giảm thiểu sự can thiệp của con người và nguy cơ phát sinh lỗi. Công nghệ thông tin giúp tăng cường hiệu suất và tiết kiệm thời gian trong quá trình quản lý vốn. Các hệ thống tự động và công cụ quản lý tài chính giúp thực hiện các tác vụ nhanh chóng và chính xác hơn, giảm thiểu công việc thủ công và giúp nhân viên sử dụng thời gian và năng lượng vào các công việc quan trọng hơn.
Tuy nhiên, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao. Cần đầu tư vào phần cứng, phần mềm, hệ thống và đào tạo nhân viên để triển khai và sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả. Đồng thời, sử dụng công nghệ thông tin có thể đối mặt với rủi ro về bảo mật thông tin tài chính. Để đảm
bảo an toàn dữ liệu, công ty cần áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp như mã hóa dữ liệu, cung cấp quyền truy cập hợp lý và giám sát hệ thống một cách nghiêm ngặt.