Chức năng và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ THƯ VIỆN TRƯỜNG đại học NHA TRANG (Trang 57 - 178)

8. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

3.1.2.1. Thư viện

Căn cứ vào Quy định về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trách nhiệm của từng đơn vị trực thuộc Trường Đại học Nha trang, ban hành theo Quyết định số 940/QĐ-ĐHNT ngày 30/10/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang, Thư viện có chức năng nhiệm vụ sau:

- Tổ chức, quản lý khai thác thông tin phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý Nhà trường.

- Triển khai các hoạt động Thư viện: đọc, mượn, tra cứu internet, xử lý tài liệu, dịch vụ sách và tài liệu tham khảo, bổ sung và giới thiệu sách, luận văn tốt nghiệp các bậc từ Đại học trở lên...

- Tổ chức hoạt động in ấn, xuất bản theo luật pháp và quy định của Nhà trường.

3.1.2.2. Giám đốc thư viện

Theo Quyết định 940/QĐ-ĐHNT ngày 30/10/2006 của Hiệu trưởng, Giám đốc Thư viện có chức năng nhiệm vụ sau:

- Đề xuất kế hoạch xây dựng và phát triển Thư viện trên cơ sở kế hoạch chiến lược của Nhà trường.

- Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ Thư viện. Tổ chức quản lý và điều hành cán bộ dưới quyền thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Quản lý và khai thác các loại tài sản, phương tiện thiết bị…được giao phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của Nhà trường.

- Đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức quản lý và phục vụ của Thư viện và trực tiếp chỉ đạo thực hiện.

- Tổ chức xuất bản giáo trình, sách tham khảo.

- Thực hiện những nhiệm vụ phát sinh có liên quan hoặc do Hiệu trưởng phân công.

- Tiếp thu và truyền đạt các ý kiến, quyết định của Hiệu trưởng đến các đơn vị và cá nhân có liên quan về công tác Thư viện, xuất bản.

3.1.2.3. Phó Giám đốc thư viện

Theo Quyết định 940/QĐ-ĐHNT ngày 30/10/2006 của Hiệu trưởng, Phó Giám đốc Thư viện có chức năng nhiệm vụ sau:

- Giúp Giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động của Thư viện. Trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và giải quyết các công việc do Giám đốc giao.

- Khi giải quyết công việc được giao, thay mặt Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả công việc; cùng với Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Thư viện.

3.1.2.4. Tổ Phát triển tài nguyên và Thư viện số

- Tổ chức phát triển và thanh lý nguồn tài nguyên của thư viện. - Tổ chức xây dựng, phát triển thư viện số.

- Xây dựng cổng thông tin thư viện và các giải pháp phát triển thư viện hiện đại. - Quản trị mạng Thư viện.

- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các khoa để phối hợp phát triển Thư viện. - Số hóa tài liệu văn bản của thư viện và dịch vụ giáo trình số.

- Giới thiệu quảng bá tài liệu mới.

- Dịch vụ in ấn phát hành tài liệu giảng dạy học tập văn bản.

- Tổ chức giải pháp đảm bảo các tiêu chí kiểm định chất lượng Đại học của thư viện.

- Quản lý và phục vụ kho tài liệu lưu trữ. - Quản lý tài sản công của thư viện.

- Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm phát triển thư viện.

- Quản trị các hoạt động chung của Trường và hội thảo, hội nghị tại thư viện. - Xây dựng và triển khai thực hiện nội quy về phát triển và quản lý nguồn thông tin.

3.1.2.5. Tổ Phục vụ và Dịch vụ thông tin

- Phục vụ tài liệu văn bản, tài liệu đa phương tiện, internet và thưởng phạt người dùng.

- Quản lý số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên và tài sản ở nhà Thư viện 1. - Tổ chức tư vấn, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc và yêu cầu của người dùng khi tra cứu, sử dụng nguồn tài nguyên.

- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ thông tin Thư viện.

- Tham mưu đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện Nội quy phục vụ (các quy trình quản lý, sắp xếp, sử dụng nguồn tài nguyên và mối quan hệ với người dùng tại Thư viện).

- Quản lý công tác thưởng phạt và tổ chức lấy ý kiến người dùng.

3.2. Thông tin về mẫu nghiên cứu

Trong chương 2, kích thước mẫu được chọn cho nghiên cứu là 260 mẫu. Số mẫu phát ra 260 mẫu và số mẫu thu về là 251 mẫu. Sau khi gạn lọc những mẫu trả lời không đầy đủ và không hợp lệ, số mẫu chính thức được sử dụng cho nghiên cứu là n = 241 mẫu. Những thông tin chung về mẫu nghiên cứu được trình bày như dưới đây:

3.2.1. Về giới tính

Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu theo Giới tính của sinh viên

Trong tổng số 241 mẫu nghiên cứu có 104 sinh viên nam (chiếm 43.2%) và 137 sinh viên nữ (chiếm 56.8%). Theo đó, số lượng sinh viên nữ nhiều hơn số lượng sinh viên nam là 33 sinh viên.

3.2.2. Về khoá học

Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu theo Khoá học của sinh viên

Trong tổng số 241 mẫu nghiên cứu, số lượng sinh viên khoá 51 là 97 sinh viên (chiếm 40.2%), số lượng sinh viên học khoá 52 là 76 sinh viên (chiếm 31.5%) và có

Khoá học Số lượng Tỷ trọng (%) Tỷ trọng hợp lệ (%) Tỷ trọng Giới tính Số lượng Tỷ trọng (%) Tỷ trọng hợp lệ (%)

68 sinh viên đang học khoá 53 (chiếm 28.2%). Qua đó, có thể thấy số lượng sinh viên khoá 51 chiếm nhiều nhất và số lượng sinh viên khoá 53 chiếm ít nhất trong tổng số mẫu nghiên cứu.

3.2.3. Về khoa

Bảng 3.3: Cơ cấu mẫu theo Khoa đang theo học của sinh viên

Trong tổng số 241 mẫu nghiên cứu có 58 sinh viên học khoa Kế toán Tài chính (chiếm 24.1%), có 44 sinh viên học khoa Công nghệ thực phẩm (chiếm 18.3%), có 42 sinh viên học khoa Kinh tế (chiếm 17.4%), có 23 sinh viên học khoa Công nghệ thông tin (chiếm 9.5%), có 26 sinh viên học khoa Nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 10.8%), có 20 sinh viên học khoa Công nghệ sinh học (chiếm 8.3%), 17 sinh viên đang theo học khoa Ngoại ngữ (chiếm 7.1%), có 7 sinh viên học khoa Điện – Điện tử (chiếm 2.9%), và có 4 sinh viên học khoa Kỹ thuật xây dựng (chiếm 1.7%). Từ đó cho thấy số lượng sinh viên khoa Kế toán Tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số mẫu nghiên cứu và số lượng sinh viên khoa Kỹ thuật xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất.

3.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’ Alpha

Như đã trình bày ở Chương 2, các thang đo sẽ được đánh giá giá trị và độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’ Alpha. Hệ số Cronbach’ Alpha có thể sử dụng tốt từ 0.7 trở lên, và hệ số tương quan biến tổng từ 0.3 trở lên (Henryson, 1971 dẫn theo Al – Hawari & ctg, 2005, pp.9) Khoa theo học Số lượng Tỷ trọng (%) Tỷ trọng hợp lệ (%) Tỷ trọng tích luỹ (%) Kế toán tài chính 58 24.1 24.1 24.1 Công nghệ thực phẩm

3.3.1. Thang đo TC – Sự tin cậy

Hệ số Cronbach’ Alpha của thang đo Sự tin cậy là 0.749 > 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0.3, đồng thời các hệ số Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.749. Do đó, tất cả các biến trong thang đo Sự tin cậy đều được sử dụng cho phân tích EFA.

Bảng 3.4: Độ tin cậy của thang đo TC – Tin cậy

3.3.2. Thang đo DU – Sự đáp ứng

Hệ số Cronbach’ Alpha của thang đo Sự đáp ứng là 0.855 > 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0.3, đồng thời các hệ số Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.855. Do đó, tất cả các biến trong thang đo Sự đáp ứng đều được sử dụng cho phân tích EFA.

Bảng 3.5: Độ tin cậy của thang đo DU – Sự đáp ứng

Biến

Nội dung Hệ số tương

quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến

TC1

Thư viện luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết (giờ mở và đóng cửa, gia hạn thẻ…) .535 .697 TC2 Biến Nội dung Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến

3.3.3. Thang đo NLPV – Năng lực phục vụ

Hệ số Cronbach’ Alpha của thang đo Năng lực phục vụ là 0.845 > 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0.3, đồng thời các hệ số Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.845. Do đó, tất cả các biến trong thang đo Năng lực phục vụ đều được sử dụng cho phân tích EFA.

Bảng 3.6: Độ tin cậy của thang đo NLPV – Năng lực phục vụ

Biến

Nội dung Hệ số tương

quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến

NLPV1

Phong cách phục vụ của nhân viên thư viện tạo sự tin tưởng cho sinh viên

.516 .833 NLPV2

Nhân viên thư viện có đủ kiến thức để giải đáp thoả đáng các thắc mắc của sinh viên

DU3

Nhân viên thư viện sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của sinh viên

.714 .817 DU4

Nhân viên thư viện luôn có mặt kịp thời khi sinh viên cần

3.3.4. Thang đo DC – Sự đồng cảm

3.3.4.1. Kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’ Alpha lần 1

Hệ số Cronbach’ Alpha của thang đo Sự đồng cảm là 0.863 > 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, hệ số Alpha nếu loại biến của biến DC1 “Thời gian hoạt động của thư viện rất thuận tiện cho sinh viên” là 0.863, bằng với hệ số Cronbach’ Alpha. Do đó, biến DC1 bị loại và tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự đồng cảm lần 2.

Bảng 3.7: Độ tin cậy của thang đo DC – Đồng cảm lần 1

Biến

Nội dung Hệ số tương

quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến

DC1

Thời gian hoạt động của thư viện rất thuận tiện cho sinh viên

.537

.863

DC2

Nhân viên thư viện luôn tỏ ra quan tâm đến sinh viên

.666 .839 DC3

NLPV7

Thư viện tổ chức hướng dẫn sử dụng thư viện điện tử đầu khoá rất bổ ích

.510 .837

3.3.4.2. Kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’ Alpha lần 2

Sau khi loại bỏ biến DC1, hệ số Cronbach’ Alpha của thang đo Sự đồng cảm là 0.863 > 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0.3, đồng thời các hệ số Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.863. Do đó, tất cả các biến còn lại trong thang đo Sự đồng cảm đều được sử dụng cho phân tích EFA.

Bảng 3.8: Độ tin cậy của thang đo DC – Đồng cảm lần 2

3.3.5. Thang đo PTHH – Phương tiện hữu hình

3.3.5.1. Kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’ Alpha lần 1

Hệ số Cronbach’ Alpha của thang đo Phương tiện hữu hình là 0.889 > 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, hệ số Alpha nếu loại biến của biến PTHH7 “Địa điểm của thư viện rất thuận lợi” là 0.891, lớn hơn hệ số Cronbach’ Alpha. Do đó, biến PTHH7 bị loại và tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo Phương tiện hữu hình lần 2.

Biến

Nội dung Hệ số tương

quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến

DC2

Nhân viên thư viện luôn tỏ ra quan tâm đến sinh viên

.664 .838 DC3

Thư viện luôn đặt lợi ích của sinh viên lên hàng đầu

Bảng 3.9: Độ tin cậy của thang đo PTHH – Phương tiện hữu hình lần 1

3.3.5.2. Kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’ Alpha lần 2

Sau khi loại bỏ biến PTHH7, hệ số Cronbach’ Alpha của thang đo Phương tiện hữu hình là 0.891 > 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường trong

Biến

Nội dung Hệ số tương

quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến

PTHH1

Trang thiết bị của thư viện rất hiện đại

.662 .877 PTHH2

Nội thất bên trong thư viện được bố trí hợp lý, bắt mắt

.653 .878 PTHH3

Trang phục của nhân viên thư viện rất gọn gàng, lịch sự .565 .883 PTHH4 Phòng đọc, phòng họp nhóm rộng rãi thoáng mát .537 .884 PTHH5 Thiết bị phục vụ thủ tục mượn trả sách hoạt động tốt

thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0.3, đồng thời các hệ số Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.891. Do đó, tất cả các biến còn lại trong thang đo Phương tiện hữu hình đều được sử dụng cho phân tích EFA.

Bảng 3.10: Độ tin cậy của thang đo PTHH – Phương tiện hữu hình lần 2

Biến

Nội dung Hệ số tương

quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến

PTHH1

Trang thiết bị của thư viện rất hiện đại

.663 .879 PTHH2

Nội thất bên trong thư viện được bố trí hợp lý, bắt mắt

.650 .880 PTHH3

Trang phục của nhân viên thư viện rất gọn gàng, lịch sự .575 .884 PTHH4 Phòng đọc, phòng họp nhóm rộng rãi thoáng mát .551 .885 PTHH5

3.3.6. Thang đo HL – Sự hài lòng

Hệ số Cronbach’ Alpha của thang đo Sự hài lòng là 0.856 > 0.7, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường trong thang đo này đều đảm bảo lớn hơn 0.3, đồng thời các hệ số Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.856. Do đó, tất cả các biến trong thang đo Sự hài lòng đều được sử dụng cho phân tích EFA.

Bảng 3.11: Độ tin cậy của thang đo HL – Hài lòng

Tóm lại, thông qua đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’ Alpha, trong tổng số 43 biến đo lường năm thành phần chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, có 02 biến bị loại là DC1 và PTHH7. Do đó, 41 biến còn lại đảm bảo yêu cầu để tiếp tục phân tích nhân tố EFA.

3.4. Phân tích nhân tố EFA

Như đã trình bày trong Chương 2, sau khi loại bỏ các biến không đạt yêu cầu khi đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’ Alpha, chúng tôi tiến hành phân tích nhân tố EFA. Hệ số KMO ≥ 0.5 đảm bảo cho sự thích hợp của phân tích EFA đối với mẫu nghiên cứu. Các nhân tố trích được đạt yêu cầu nếu đảm bảo hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0.4, điểm dừng Eigenvalue ≥ 1 và tổng phương sai

Biến

Nội dung Hệ số tương

quan biến tổng Hệ số Alpha nếu loại biến

HL1

Bạn hài lòng với sự nhiệt tình và cách ứng xử của nhân viên thư viện

.622 .836 HL2

Bạn hài lòng với phong cách phục vụ của nhân viên thư viện.

.627 .835

trích ≥ 50%. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng phương pháp trích Pricipal Component với phép xoay Varimax.

3.4.1. Các thang đo thành phần chất lượng dịch vụ

Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO bằng 0.918 > 0.5 nên phân tích EFA là thích hợp cho mẫu nghiên cứu này. Đồng thời, hệ số Bartlett cũng rất lớn là 4383.449 và giá trị Sig rất nhỏ (Sig = 0.000) cho thấy giả thuyết các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể bị bác bỏ, có nghĩa là các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Từ đó cho thấy kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.12: Kiểm định KMO của các thành phần chất lượng dịch vụ

Tất cả các giá trị Eigenvalue của các nhân tố trích được đều lớn hơn 1 và tổng phương sai trích của 06 thành phần là 60.08% (Phụ lục 07) cho thấy 06 nhân tố giải thích được 60.08% biến thiên của dữ liệu. Giá trị này lớn hơn 50% nên chấp nhận các nhân tố trích được. Kết quả các nhân tố trích được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.13: Kết quả phân tích nhân tố EFA

Thành phần 1 2 3 4 5 6 DU2 .751 DU5 .714

Kiểm định KMO và Bartlett’s

Đo lường độ tin cậy của mẫu bằng hệ số KMO .918

Kiểm định Bartlett’s của mô hình Hệ số chi bình phương xấp xỉ

Qua bảng ma trận xoay nhân tố cho thấy các nhân tố trích được như sau: - Thành phần thứ nhất gồm 07 biến quan sát là DU1, DU2, DU3, DU4, DU5, DU6, NLPV3. Thành phần này được ký hiệu là F1 – Sự đáp ứng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ THƯ VIỆN TRƯỜNG đại học NHA TRANG (Trang 57 - 178)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w