Nghiên cứu về nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 35 - 43)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU VÀ NHU CẦU HỌC TẬP

1.3. Nghiên cứu về nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số

Nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số là một trong những nhu cầu tinh thần. Tuy nhiên, đa số người dân tộc thiểu số có mức sống thấp đồng thời họ phải tiếp cận ngôn ngữ phổ thông là tiếng Việt trong học tập không phải là tiếng mẹ đẻ. Chính điều này là một trong những nguyên nhân SV người Khmer gặp khó khăn trong việc tiếp thu tri thức làm ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của họ. Có thể tổng quan nghiên cứu về nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số ở hai nhóm lứa tuổi: nhu cầu học tập của học sinh người dân tộc thiểu số và nhu cầu học tập của sinh viên người dân tộc thiểu số trong đó có sinh viên người Khmer vùng ĐBSCL

1.3.1. Nghiên cứu về nhu cầu học tập của học sinh người dân tộc thiểu số

Nghiên cứu nhu cầu học tập của học sinh người dân tộc thiểu số có các tác giả Sin – A Lee, Lynne M. Borden, Joyce Serido, Daniel. F. Perkins (2009), Trần Thị Thị Huyền (2010), Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở II phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) đã viết tài liệu nghiên cứu về nhu cầu học tập của học sinh và trẻ em gái dân tộc, chương trình giáo dục của Unicef (2011) phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu xã hội – kinh tế - môi trường (2011) và tác giả Tonic Maruatona.

Sin – A Lee, Lynne M. Borden, Joyce Serido, Daniel. F. Perkins (2009) nghiên cứu khía cạnh của nhu cầu học tập trong chương trình học tập cộng đồng. Với 490 khách thể tham gia nghiên cứu trong đó có 272 người da trắng, 100 người Châu Á, 61 người Mỹ gốc Phi, 57 người Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối tương quan của cảm giác an toàn, mối quan hệ và nhận thức về các kỹ năng xã hội của thanh niên dân tộc thiểu số có mối tương quan với chương trình thanh niên

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

trong cộng đồng. Trong đó người Mỹ gốc Phi có cảm giác an toàn, có mối quan hệ và khả năng nhận thức kỹ năng xã hội trong chương trình thanh niên cộng đồng tốt hơn so với các dân tộc khác [132, tr235 – 255].

Trần Thị Huyền (2010) nghiên cứu khía cạnh của nhu cầu học tập ở góc độ là nhu cầu học đọc và viết tiếng Việt của học sinh lớp 1 người Khmer. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng học sinh lớp 1 người Khmer chậm biết đọc, viết tiếng Việt do học sinh chưa được chuẩn bị tốt ở giai đoạn mẫu giáo, học sinh là con em của gia đình dân tộc thiểu số nên ít có nhu cầu quan tâm rèn luyện cho học sinh đọc và viết tiếng Việt vì đây không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Mặt khác, nghiên cứu này cũng chỉ rõ giáo viên cần biết cách hình thành kỹ năng đọc, viết tiếng Việt cho học sinh lớp 1 là người Khmer nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình học [50]. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra một thực tế học sinh người dân tộc thiểu số khi tham gia chương trình giáo dục phổ thông luôn gặp những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận ngôn ngữ từ phía người dạy. Tính đặc thù trong công tác dạy học ở những lớp học có học sinh là người dân tộc thiểu số đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến nét văn hóa riêng của từng học sinh.

Chương trình nghiên cứu của của UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo (2011) nghiên cứu khía cạnh của nhu cầu học tập dưới góc độc là biện pháp thỏa mãn nhu cầu của người học. Chương trình này đã thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ nhằm hướng tới chương trình giáo dục có chất lượng và bình đẳng.

Kết quả học tập của học sinh tăng lên sau khi tham gia chương trình học tập theo hướng này [101].

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội – kinh tế và môi trường (iSEE) phối hợp với Care (2011) nghiên cứu trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái (người Dao), Hà Giang (PàThén), Điện Biên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân người dân tộc thiểu số bỏ học sớm và tảo hôn là do có nguyện vọng làm việc xa nhà. Đây là một trong những rào cản lớn nhất cản trở nhu cầu học tập của họ. Mặt khác, người dân tộc ít tiếp cận với cơ hội học tập xuất phát từ sự định kiến về khác biệt tộc người. Nghiên cứu này đã chỉ ra cần phải củng cố niềm tin về cơ hội học tập và nghề nghiệp cho người dân tộc thiểu số trên cơ

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

sở đó tạo động cơ thúc đẩy cả phụ huynh và học sinh phấn đấu theo học. Ngoài ra nhà nước cần hỗ trợ phương tiện để tạo điều kiện cho trẻ em dân tộc thiểu số đến trường học tập, có chính sách hỗ trợ ngay trong bản thân cộng đồng, họ tộc [104].

Dự án Phát triển giáo dục THCS II - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2012) biên soạn tài liệu “Nhu cầu học tập của học sinh và trẻ em gái dân tộc”. Tài liệu đã chỉ ra những nhu cầu đến trường của trẻ em gái dân tộc trong đó có trẻ em giá dân tộc Khmer, phân tích những khó khăn cản trở việc học tập của trẻ em gái từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo công bằng giới trong giáo dục THCS: tăng cường vai trò của cha mẹ trong giáo dục con cái; giáo viên cần hiểu tâm lí học sinh để có những tác động tích cực khuyến khích các em học tập; giáo viên, cha mẹ, bạn bè cần giúp đỡ các em học sinh dân tộc tự ý thức về khả năng học tập của bản thân và mức độ khó của việc học tập; tạo cơ hội để học sinh chủ động trong việc học tập; tạo cho học sinh gắn bó với tập thể trong quá trình học tập; cần bộc lộ sự quan tâm và kỳ vọng cao đối với học sinh [49].

Tonic Maruatona (2015) nghiên cứu về việc tạo cơ hội cho trẻ em dân tộc thiểu số ở Botswana cơ hội học tập suốt đời. Công trình nghiên cứu đã chỉ rõ học tập là quyền lợi của mỗi người vì vậy mọi đối tượng trẻ em, thanh niên, người lớn cần học các kỹ năng sống để giải quyết những nhiệm vụ cá nhân và xã hội. Đây cũng là cách cung cấp cho người dân tộc thiểu số các kỹ năng để cải thiện điều kiện sống, giảm tỉ lệ nghèo đói và tử vong trong cộng đồng dân tộc thiểu số hướng đến sự bình đẳng, hòa bình và dân chủ [133, tr 37 – 54].

Nhìn chung, các nghiên cứu về nhu cầu học tập của học sinh người dân tộc thiểu số đề cập nhiều đến tình trạng học sinh bỏ học và những khó khăn trong việc tiếp cận chương trình học tập của người dân tộc thiểu số xuất phát từ nhu cầu kiếm sống. Mặt khác, rào cản về ngôn ngữ và tự định kiến về khác biệt các tộc người cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với hoạt động học tập ở bậc đại học. Nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL cần chú ý đến yếu tố tạo cơ hội học tập, củng cố niềm tin vào bản thân trong học tập và cởi bỏ những rào cản tâm lý về tự định kiến xã hội các tộc người dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số trong đó có SV người Khmer tiếp cận nhiều với

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

cơ hội học tập nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam đồng thời tạo cơ hội bình đẳng và đảm bảo quyền được học tập của tất cả các dân tộc trong một cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

1.3.2. Nghiên cứu về nhu cầu học tập của sinh viên người dân tộc thiểu số

Người Khmer là dân tộc thiểu số vì vậy khi nghiên cứu nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer cần lưu ý đến khía cạnh dân tộc trong việc thỏa mãn nhu cầu học tập. Nghiên cứu các khía cạnh nhu cầu học tập của SV người dân tộc thiểu số có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau:

Nguyễn Thị Hoài (2007), nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất người dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu cho thấy SV người dân tộc thiểu số ở Đại học Tây Nguyên thích ứng chưa cao với hoạt động học tập. Tốc độ thích ứng với hoạt động học tập của SV người dân tộc thiểu số còn chậm xuất phát từ sự thiếu tự tin, chưa vượt qua rào cản về mặt tâm lý [43, tr33-37].

Keti Heitner và Kenneth .C. Sherman (2011) đã đưa ra những gợi ý về vai trò của trường nghề trong việc phục vụ SV người dân tộc thiểu số cần chú ý: thứ nhất, xây dựng chiến lược hòa nhập các dân tộc cùng nhau thực hiện các sáng kiến trong nhóm SV bằng cách phân chia công việc cho nhóm SV dân tộc thiểu số; thứ hai, các trường nghề cần làm cho SV các dân tộc hiểu rõ mức độ khả năng bản thân có thể đem lại thành công trong nghề nghiệp cho chính họ; thứ ba, cần mở rộng mô hình viện trợ tài chính để hỗ trợ việc thu nhận người học ở các nhóm dân tộc, sắc tộc khác nhau bằng cách tranh thủ các khoản trợ cấp của chính phủ liên bang, tiểu bang, địa phương và từ thiện tư nhân [124, 44 – 69].

Moise’s Prospero, Amy Catherine and Shetal Vohra – Gupta (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của động cơ đối với thành tựu giáo dục: phát triển dân tộc khác nhau giữa các sinh viên thế hệ thứ nhất. Mục đích của nghiên cứu này là để trả lời câu hỏi:

1. Tuổi có liên quan gì đến khía cạnh động lực?, 2. Liệu yếu tố động lực có giúp dự đoán điểm trung bình của SV năm thứ nhất và khía cạnh động lực có khác nhau giữa sinh viên ở các trường trung học, cao đẳng gốc Tây Ban Nha và không phải gốc Tân Ban Nha hay không? Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi, dân tộc, động lực có ảnh hưởng quan trọng đến thành tích học tập trong đó, giáo viên giữ vai trò quan

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

trọng trong vấn đề giao thoa văn hóa giữa các SV dân tộc với tư cách là những người ủng hộ họ trong vai trò là một tham vấn viên. Giáo viên giúp cho SV khám phá ra chi phí và lợi ích của việc theo đuổi đại học chẳng hạn như nhu cầu về tinh thần, các rào cản xã hội, hệ thống hỗ trợ [127, 100 – 119, 2012].

Mã Ngọc Thể (2016) nghiên cứu “thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ phần lớn khả năng thích ứng của SV dân tộc thiểu số trong hoạt động học tập ở mức độ khá trong đó khả năng thích ứng của họ biểu hiện qua hành vi chỉ đạt mức độ trung bình. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng SV người dân tộc thiểu số là những người có nhận thức và thái độ tốt nhưng do một số hạn chế về tâm lý dân tộc, các điều kiện sống và tính tích cực hoạt động giao tiếp đã tạo ra sự thích ứng trong hoạt động học tập thấp về mặt hành vi [92].

Billy Wong (2016) xuất bản cuốn sách về giáo dục “Khát vọng nghề nghiệp và sinh viên các dân tộc thiểu số” trong đó tác giả trình bày sự khác biệt của rào cản ở các nhóm dân tộc thiểu số và những mong muốn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số. Các thanh thiếu niên và phụ huynh người dân tộc thiểu số thường có thái độ tích cực về giáo dục. Những thanh thiếu niên này có khát vọng hướng về một phạm vi nghề nghiệp nhất định. Ngoại trừ SV người Anh và Ấn Độ, thì SV người dân tộc thiểu số có khuynh hướng thu hút bởi khuôn mẫu giáo viên tiêu cực. Tài liệu cũng chỉ ra những quan điểm khác nhau liên quan đến giao thoa và những bất bình đẳng xã hội, bản sắc dẫn đến hậu quả là có những mô hình khác nhau trên các trục xã hội của chủng tộc/dân tộc, giới tính và tầng lớp. Tác giả còn trình bày những nhu cầu về giáo dục, nghề nghiệp của thanh niên người Anh da đen, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, SV người Anh và Ấn Độ Pakistan trong nghiên cứu này mong muốn theo học các ngành Y; thanh thiếu niên Bangladesh (chủ yếu là nam) có xu hướng say mê với lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật; những thanh thiếu niên người da đen vùng Caribê Anh (chủ yếu là các em trai) đang hướng tới lĩnh vực thể thao và thanh thiếu niên Trung Quốc ở Anh có xu hướng quan tâm về lĩnh vực kinh doanh và tài chính [116, 40-82].

Nhìn chung nghiên cứu các khía cạnh nhu cầu học tập của SV người dân tộc thiểu số đề cập nhiều đến những khó khăn trong thích ứng hoạt động học tập mà một

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

trong những nguyên nhân là do SV chưa biết cách thực hiện những hành vi học tập phù hợp. Sự khác biệt về dân tộc và cản trở về ngôn ngữ cũng là nguyên nhân khiến SV người dân tộc thiểu số khó thích ứng được với các dịch vụ giáo dục cộng đồng.

Có thể thấy, công trình nghiên cứu về các khía cạnh của học tập đã chỉ ra những khó khăn trong học tập của SV người dân tộc thiểu số trong đó có SV người Khmer. Mục đích học tập cuối cùng là để nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng trước hết họ cần phải học tập có kết quả. Một trong những điều kiện cơ bản để đạt kết quả cao trong học tập là người học cần phải có nhu cầu học tập, xác định rõ đối tượng học tập.

Nghĩa là cần xác định rõ những nội dung tri thức, kỹ năng học tập, phẩm chất muốn học. Đây là cơ sở của tính tích cực trong hoạt động học tập của cá nhân. Một kế hoạch hành động hoàn chỉnh từ trong suy nghĩ là một bản kế hoạch khả thi. Học tập chỉ có thể đạt kết quả cao khi ngay từ khi bắt đầu tham gia hoạt động học tập người học cần phải xác định rõ ràng những gì bản thân muốn học.

Tóm lại, tổng quan nghiên cứu nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số cho thấy các nghiên cứu tập trung nghiên cứu về tình trạng bỏ học, kết quả học tập chưa cao và khả năng thích ứng với hoạt động học tập của người dân tộc thiểu số. Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ rõ nguyên nhân người dân tộc thiểu số nghèo đói là do trình độ dân trí còn thấp mà nguyên nhân sâu xa là do ít tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, khó thích nghi với hoạt động học tập và dẫn đến tình trạng bỏ học. Nhu cầu học tập là nguồn gốc, là động lực của tính tích cực cá nhân và là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng học tập. Đã có công trình nghiên cứu khía cạnh học tập của SV người dân tộc thiểu số trong đó có SV người Khmer. Các nghiên cứu chỉ ra những khó khăn trong học đọc, viết tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số và những khó khăn trong việc thích ứng với hoạt động học tập ở bậc đại học. Tuy nhiên nghiên cứu về nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL vẫn chưa thấy công trình nào quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là nghiên cứu về khía cạnh mức độ bức thiết và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập vẫn còn là một khoảng trống trong nghiên cứu. Trong khi đó, người Khmer tuy là người dân tộc thiểu số trong 53 dân tộc thiểu số Việt Nam nhưng lại là dân tộc chiếm đa số ở vùng ĐBSCL sau người Kinh. Để góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 52/ CP

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

về “đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 20120, định hướng đến năm 2030” đồng thời tạo cơ hội học tập cho SV người Khmer, nghiên cứu này lựa chọn hướng nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer. Người học chỉ có thể nâng cao chất lượng học tập của bản thân khi nhận thức được tính bức thiết của nội dung học tập và thể hiện nó qua mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập. Những nghiên cứu trên đây là cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu về nhu cầu và nhu cầu học tập cho thấy:

Các nghiên cứu về nhu cầu trong giai đoạn đầu được nhìn nhận mang tính kinh nghiệm. Nhưng dần dần vấn đề nhu cầu và nhu cầu học tập được nghiên cứu một cách khách quan, có sự phân biệt điểm khác biệt nhu cầu giữa con người và nhu cầu con vật. Các nghiên cứu về nhu cầu đã chỉ ra rằng nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực cá nhân trong hoạt động. Từ đây ta có thể thấy nhu cầu học tập cũng là một trong những nguồn gốc của tính tích cực trong hoạt động học tập. Các nghiên cứu về nhu cầu và nhu cầu học tập cũng cho thấy có những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến nhu cầu và nhu cầu học tập. Nhu cầu học tập có mối tương quan với kết quả học tập. Nghiên cứu về nhu cầu học tập được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã vạch ra đặc điểm, mức độ của nhu cầu học tập, nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu học tập và chỉ ra các hướng nâng cao mức độ nhu cầu học tập nhưng tựu trung lại có thể rút ra kết luận là nhu cầu học tập là nguồn gốc, là động lực thúc đẩy tính tích cực trong học tập của người học. Nhu cầu học tập được thỏa mãn thông qua hoạt động.

Tổng quan các công trình nghiên cứu về nhu cầu học tập cho thấy, đã có công trình nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu và chỉ ra mức độ nhu cầu học tập của SV ngành sư phạm không đồng đều ở mức độ ý hướng, ý muốn, ý định. Nghiên cứu về nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số còn rất ít được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu ở nước ngoài đề cập nhiều đến vấn đề đáp ứng nhu cầu học tập cho SV các dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu về nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số ở trong nước tập trung nhiều đến một số khía cạnh của nhu cầu học tập như biểu hiện khó thích ứng trong

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)