Thực trạng nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 108 - 207)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHU CẦU HỌC TẬP CỦA

4.1. Thực trạng nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long

4.1.1. Đánh giá chung

Nhu cầu học tập của SV người Khmer biểu hiện ở nhiều mặt khác nhau. Bảng 4.1 trình bày thực trạng nhu cầu học tập biểu hiện ở mức độ bức thiết và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập và so sánh các nhu cầu học tập qua các biện số năm học, trường học, kết quả học tập, dân tộc.

Bảng 4.1 Thực trạng chung nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL

Biểu hiện nhu cầu học tập ĐTB ĐLC Thứ bậc

Nhu cầu học tập

mức độ bức thiết 3.81 0.533 1

mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập

3.7 0.663 2

Tổng cộng 3.75 0.52

So sánh nhu cầu học tập so sánh theo các biến số

Nhu cầu học tập

Các biến số ĐTB Mức ý nghĩa Khác biệt Sinh viên

theo năm

nhất 3.62

0.014 +

hai 3.78

ba 3.86

tư 3.87

Kết quả học tập

Xuất sắc 3.86

0.004 +

Giỏi 3.85

Khá 3.81

Trung bình khá

3.71 Trung bình 3.62 Nhóm

trường

ĐHCT 3.78

0.001 +

ĐHYDCT 3.60

ĐHAG 3.80

ĐHTV 3.81

Tổng cộng 3.75

mức cao: 5 4.79; mức tương đối cao: 4.79 4.27; mức trung bình: 4.27 3.23; mức thấp:

3.23 2.71; mức rất thấp: 2.71 1

So sánh nhu cầu học tập của SV người Kinh và SV người Khmer

Nhu cầu HT Số lượng ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa Khác biệt

SV Người Kinh 100 3.7

0.477 0.004 +

Người Khmer 100 3.9

Tổng cộng 200 3.83

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Thực trạng nhu cầu học tập thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy mức độ bức thiết và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập của SV người Khmer chưa cao (ĐTB=3.75). Trong đó mức độ bức thiết của nhu cầu học tập (ĐTB=3.81) cao hơn mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập (ĐTB=3.7).

So sánh nhu cầu học tập của SV người Khmer theo các biến số cho thấy năm học khác nhau, kết quả học tập khác nhau, trường học khác nhau thì nhu cầu học tập cũng khác nhau.

So sánh nhu cầu học tập của 200 SV người Kinh và SV người Khmer trường ĐHCT cho thấy nhu cầu học tập của SV người Khmer thể hiện ở mức độ bức thiết, mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập cao hơn so với SV người Kinh.

Nghiên cứu hai trường hợp cho thấy sự khác nhau về nhu cầu học tập bắt do nhận thức về sự thiếu hụt về tri thức, về kỹ năng học tập, về phẩm chất của người học, nhận thức rõ ý nghĩa của nhu cầu học tập đối với bản thân từ đó mà mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập khác nhau.

4.1.2. Thực trạng biểu hiện nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long

4.1.2.1. Thực trạng mức độ bức thiết trong nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long

a. Mức độ bức thiết nhu cầu về tri thức của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tri thức là cơ sở định hướng cho mọi hành vi trong hoạt động. Tri thức không tự nảy sinh trong tâm lý cá nhân mà phải được hình thành trên cơ sở cá nhân có nhu cầu lĩnh hội. Điều kiện để cá nhân nảy sinh nhu cầu về tri thức là nhận thức được tình trạng thiếu hụt tri thức và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của bản thân. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường không chỉ quan tâm đến tính hiện đại, tính khoa học, tính phù hợp với ngành nghề của nội dung chương trình mà còn phải quan tâm cả nhu cầu về tri thức của người học. SV người Khmer muốn học những tri thức nào? Nhu cầu về những tri thức đó bức thiết ở mức độ cao hay thấp. Điều đó được thể hiện cụ thể ở bảng bảng 4.2.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Bảng 4.2. Mức độ bức thiết nhu cầu về tri thức của SV người Khmer

TT Nhu cầu về tri thức Mức độ bức thiết (%) ĐTB ĐLC Thứ

1 2 3 4 5 bậc

1 Giáo dục quốc phòng 6 12 49,1 24 9 3.17 0.963 16

2 Đại cương 5,7 11,6 40,1 35,1 7,6 2.27 0.961 19

3 Cơ sở ngành 1,1 5,3 22,8 44,9 25,8 3.89 0.888 4

4 Chuyên ngành 0,6 2,7 11,6 35,5 49,6 4.31 0.822 1

5 Tâm lý học 3,4 7,7 29,7 38,2 21 3.65 1.00 9

6 Giao tiếp 0,6 4,4 16,1 40,5 38,4 4.11 0.872 2

7 Ngoại ngữ 1,4 4,1 21,4 42,1 31 3.97 0.904 3

8 Công nghệ thông tin 1,6 4,4 23,8 43,9 26,2 3.88 0.898 5

9 Pháp luật 3,1 9,1 36,4 37,8 13,6 3.49 0.945 11

10 Tôn giáo 7,1 12,1 36,8 29,1 14,8 3.32 1.089 12

11 Âm nhạc 9,6 14,3 35,5 29,8 10,8 3.18 1.107 15

12 Thống kê toán học 10,3 15,8 40,8 24,7 8,4 3.05 1.073 17 13 Lịch sử - địa lý 6,7 14 36,7 30 12,7 3.27 1.067 14

14 Thẩm mỹ 6,8 12,8 35,8 31 13,6 3.31 1.075 13

15 Phương pháp học 3,4 7,7 27,8 39,8 21,3 3.67 1.002 8

16 Triết học 13,1 17,1 39,1 23,3 7,4 2.94 1.106 18

17 Văn hóa các dân tộc 3,7 10,4 26,4 38,9 20,5 3.62 1.038 10

18 Môi trường 2,4 7,3 28 43,1 19,3 3.69 0.943 7

19 Y tế và sức khỏe sinh sản 2,6 7,0 23,3 43,7 23,5 3.78 0.966 6

Tổng cộng 3.56 0.563

Ghi chú: mức cao: 5 4.79; mức tương đối cao: 4.79 4.27; mức trung bình: 4.27 3.23; mức thấp: 3.23 2.71; mức rất thấp: 2.71 1

Kết quả bảng 4.1 cho thấy nhu cầu về tri thức của SV người Khmer thể hiện mức độ bức thiết chưa cao (ĐTB = 3.56; ĐLC = 0.563). Điều đó có nghĩa là SV người Khmer có nhu cầu về những tri thức được trình bày trong bảng 4.2, tuy nhiên nhu cầu này chưa thực sự trở nên bức thiết. Trong quá trình tham gia hoạt động học tập, người học nhận thức được tính bức thiết của tri thức càng cao thì càng thúc đẩy họ tích cực thực hiện hành vi để thỏa mãn nhu cầu học tập. Nhận thức được sự thiếu thốn tri thức và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của bản thân bắt buộc người học phải tìm cách thỏa mãn. Thực tiễn nghề nghiệp đòi hỏi người học cần học cả những tri thức chuyên môn nghề nghiệp và cả tri thức công cụ, tri thức về phương pháp học. Nhìn vào kết quả thể hiện ở bảng 4.2 cho thấy SV người Khmer có nhu cầu “bức thiết” về những tri thức ở mức cao là “kiến thức chuyên ngành” (ĐTB=4.31), “kiến thức giao tiếp”

(ĐTB=4.11), “kiến thức ngoại ngữ” (ĐTB=3.97), “kiến thức cơ sở ngành”

(ĐTB=3.89), “kiến thức công nghệ thông tin” (ĐTB=3.88). Xu thế phát triển của xã hội đòi hỏi người lao động cần trang bị cho bản thân công cụ tiếp thu tri thức, mặc

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

khác học tập ở bậc đại học vừa mang tính chất chuyên nghiệp vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội vì vậy tính bức thiết trong nhu cầu tri thức của SV người Khmer phản ánh rõ nét nguyện vọng của yêu cầu xã hội. Kiến thức chuyên ngành là những kiến thức chuyên sâu của nghề nghiệp. Số liệu cho thấy phần lớn SV người Khmer nhận thức được tính bức thiết của kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra, SV người Khmer đã thấy vai trò của kiến thức công nghệ mới và kiến thức ngoại ngữ. Những kiến thức này có thể giúp SV người Khmer tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, SV chưa thấy tính bức thiết của kiến thức về triết học, kiến thức về giáo dục quốc phòng… Đây là những kiến thức đại cương giúp người học có thể rèn luyện cho bản thân phương pháp tư duy khoa học. Muốn lĩnh hội vững chắc kiến thức chuyên ngành đòi hỏi SV cần nắm vững những kiến thức đại cương. Qua số liệu điều tra thể hiện ở bảng 4.2. cho thấy SV chưa nhận thức được tính bức thiết của “kiến thức đại cương” (ĐTB = 2.27), “kiến thức thống kế toán” (ĐTB=3.05)

“kiến thức giáo dục quốc phòng” (ĐTB=3.17). Để lĩnh hội tốt tri thức chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học người học cần học những kiến thức đại cương. Kiến thức đại cương là khối kiến thức nền tảng, là khối kiến thức tạo nên nền học vấn người cán bộ khoa học. Kiến thức đại cương giúp cho SV người Khmer có tầm nhìn rộng, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn về tự nhiên, xã hội, con người đồng thời giúp cho họ có thể học tốt kiến thức nghề nghiệp ở giai đoạn sau. Phải lĩnh hội khối kiến thức đại cương người học mới dễ dàng tiếp thu kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành. Hình thành vững chắc kiến thức đại cương để tạo tiền đề cho việc lĩnh hội kiến thức chuyên ngành có hiệu quả. Kiến thức thống kê toán học là một trong những dạng kiến thức đại cương và là kiến thức công cụ hỗ trợ cho SV học tập nghiên cứu, xử lý thống kê những thông tin khoa học. Mặt khác, học tập ở bậc đại học là học thông qua nghiên cứu vì vậy SV người Khmer cũng cần học những kiến thức về thống kê để có thể xử lý thông tin một cách khách quan khoa học. Ngoài ra, đối tượng của hoạt động học không chỉ là chiếm lĩnh tri thức mà người học còn phải chiếm lĩnh cả phương pháp học. Nếu người học có phương pháp học tập phù hợp với từng môn học sẽ giúp họ có thể tổ chức quá trình học tập khoa học để thỏa mãn nhu cầu học tập.

Kiến thức về phương pháp học là dạng kiến thức công cụ hỗ trợ cho SV người Khmer

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

trong suốt quá trình học tập đồng thời cũng là một trong những tri thức giúp cho người học có thể tự học suốt đời, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Phỏng vấn 14 khách thể nghiên cứu về sự cần thiết và ý nghĩa của việc học những nội dung tri thức được quy định trong chương trình SV Danh D và Thạch Sơn Th. Th cho biết: “học những tri thức trong chương trình là cần thiết vì đã được quy định rõ ràng trong luật”; SV Thạch Sơn. T. T ; SV Trịnh Trúc M “học những tri thức trong chương trình là cần thiết vì SV cần kiến thức và kỹ năng để sống có ý nghĩa”;

Danh Quê Xa. N thì nhận định “phải học tập để giúp xã hội phát triển hơn” ; Châu Sóc Ph thì quan tâm đến ý nghĩa của việc học là để “có có hội tìm việc”; Thạch Thị H thì suy nghĩ kiến thức trong chương trình là cần thiết có ý nghĩa vì “đây là con đường rèn luyện hoàn thiện nhân cách con người”; SV Neang Sóc T thì xem việc học “vừa là quyền và nghĩa vụ của thanh niên để xây dựng và phát triển đất nước”; Nguyễn A thì xem ý nghĩa của việc học là “mở rộng hiểu biết của bản thân”; Danh Thi Cẩm L thì đề cập đến ý nghĩa của việc học những nội dung kiến thức trong chương trình như là quá trình “tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để bước vào đời”; Thạch Thị M. Th thì xem việc học là cơ hội “giúp cho bản thân có tương lai tốt đẹp để giúp ích cho bản thân và dân tộc mình”. Những cứ liệu thu thập từ quá trình phỏng vấn sâu cho thấy hầu như SV người Khmer đã nhận thức được ý nghĩa của việc học đối với bản thân. Đây là tín hiệu tốt giúp SV tham gia vào quá trình học tập ở bậc đại học một cách thuận lợi.

Tóm lại, mức độ bức thiết nhu cầu về tri thức của SV người Khmer thể hiện còn thấp so với kỳ vọng. Đây là một trong những khó khăn cản trở tính tích cực trong hoạt động học tập của SV sau này. Chỉ khi SV người Khmer nhận thức được sự thiếu hụt của tri thức, nhu cầu về tri thức trở nên bức thiết và nhận thức được ý nghĩa của tri thức mới tạo thành lực thúc đẩy hành vi trong hoạt động học tập của cá nhân. Tính bức thiết trong nhu cầu tri thức SV người Khmer vùng ĐBSCL nghiêng về các tri thức

“chuyên ngành”, tri thức “giao tiếp”, tri thức “ngoại ngữ”, tri thức “cơ sở ngành” và tri thức “công nghệ thông tin”. Từ kết quả trên cho thấy cần tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ bức thiết nhu cầu về tri thức của SV người Khmer để có những biện pháp tác động nhằm nâng cao nhu cầu này cho SV người Khmer vùng ĐBSCL.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

b. Mức độ bức thiết nhu cầu về kỹ năng học tập của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long

Học tập với mục đích cuối cùng là thay đổi bản thân, hình thành giá trị của nhân cách đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Nếu như hiểu biết là cơ sở định hướng cho quá trình hình thành kỹ năng thì kỹ năng học tập giúp cho người học vận dụng những hiểu biết ấy vào trong thực tiễn. Bảng 4.3 trình bày thực trạng nhu cầu học tập biểu hiện ở mức độ bức thiết về kỹ năng học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL.

Bảng 4.3. Mức độ bức thiết nhu cầu về kỹ năng học tập của SV người Khmer

TT Nhu cầu về kỹ năng Mức độ bức thiết (%) ĐTB ĐLC Thứ bậc

1 2 3 4 5

1 Chuyên môn liên quan đền nghề nghiệp 1,7 3 14,4 41,9 38,9 4.13 0.889 1 2 Lập kế hoạch học tập 1,6 4,6 24,5 42,5 26,8 3.88 0.908 7 3 Thu thập thông tin 1,4 5 28,7 41,8 23,1 3.80 0.898 13 4 Xử lý thông tin 1,9 5,4 24,7 43,7 24,4 3.83 0.920 11 5 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn 1,6 5,8 19,1 39,4 34,1 3.98 0.953 3 6 Nhận thức bản thân 1,6 5,3 25,8 42,2 25,1 3.84 0.915 10

7 Quản lý thời gian 2 6 26,7 44,4 21 3.76 0.917 14

8 Quản lý cảm xúc 2,4 7,3 32,5 38,4 19,4 3.65 0.952 15 9 Sử dụng kiến thức công nghệ mới 1,4 5,7 27,5 39,9 25,4 3.82 0.924 12 10 Nghiên cứu khoa học 2,6 7,8 32,7 37,4 19,5 3.63 0.966 16 11 Giao tiếp bằng ngoại ngữ 1,3 5,4 24,1 39,1 30,1 3.91 0.931 5 12 Ra quyết định và giải quyết vấn đề 1,9 5 24,3 40,9 28 3.88 0.935 8

13 Thuyết trình 1,7 4,1 20,5 41,9 31,7 3.97 0.917 4

14 Làm việc nhóm 1,7 4,3 24,3 43,7 26,1 3.88 0.903 6 15 Phỏng vấn xin việc 1,3 3 17,4 41,2 37,1 4.09 0.878 2 16 Hợp tác trong học tập 1,4 3,9 25,2 46,2 23,3 3.86 0.865 9

Tổng cộng 3.87 0.641

Ghi chú: mức cao: 5 4.79; mức tương đối cao: 4.79 4.27; mức trung bình: 4.27 3.23; mức thấp: 3.23 2.71; mức rất thấp: 2.71 1

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu học tập của SV người Khmer biểu hiện ở mức độ bức thiết về kỹ năng học tập chưa thực sự cao (ĐTB = 3.87; ĐLC = 0.641).

Mức độ này chỉ đạt mức độ trung bình, có ý nghĩa là SV cũng xác định sự thiếu thốn của bản thân về những kỹ năng học tập nhưng mức độ bức thiết này chưa thực sự trở nên gay gắt đối với SV người Khmer. Đi vào cụ thể chúng tôi nhận thấy, nhu cầu học tập của SV người Khmer biểu hiện ở mức độ bức thiết về kỹ năng lần lượt là: kỹ năng “Chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp” (ĐTB=4.13), kỹ năng “Phỏng vấn xin việc” (ĐTB=4.09), kỹ năng “Vận dụng kiến thức vào thực tiễn” (ĐTB=3.98), kỹ năng “Thuyết trình” (ĐTB=3.97). Học tập ở bậc đại học có tính chất “chuyên

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

nghiệp”. Người học muốn nắm vững một nghề cụ thể đòi hỏi phải rèn luyện những kỹ năng chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp vì vậy nhu cầu học những kỹ năng

“Chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp” là một trong những nhu cầu bức thiết của SV người Khmer. Nhu cầu về những kỹ năng chuyên môn được thỏa mãn mới giúp SV ra trường tìm được một việc làm phù hợp và có thể vận dụng những điều đã học vào trong thực tiễn nghề nghiệp. Chương trình khung đào tạo bậc đại học đều được kết cấu cả khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở của chuyên ngành và khối kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra, mỗi chương trình đều có những kiến thức nhằm trang bị phương pháp luận tư duy khoa học. Mỗi lĩnh vực kiến thức đều tương ứng với kỹ năng nhất định. Chuẩn đầu ra chương trình nhằm hình thành cho người học có thể nắm vững thao tác nghề nghiệp trong lai. Nếu SV thực hành giỏi tất cả các kiến thức có trong chương trình sẽ giúp SV có thể nắm vững được các bước thực hiện kỹ năng nghề nghiệp mà bản thân muốn nắm vững. Người lao động giỏi không phải bởi vì họ chỉ tích lũy tri thức trong đầu mà họ phải chuyển tải những tri thức ấy vào trong thực tiễn nghề nghiệp.

Chính vì thế, một SV giỏi cần phải thực hành giỏi tất cả các kiến thức có trong chương trình chứ không đơn thuần chỉ thực hành các bài kiểm tra để có điểm số cao. Mặc dù điểm số là một trong những thước đo đánh giá năng lực học tập của SV nhưng không phải bao giờ thước đo bằng điểm số cũng tỉ lệ thuận với năng lực học tập và năng lực nghề nghiệp.

Một trong những lo lắng của SV hiện nay là vấn đề việc làm. Qua trao đổi phỏng vấn với SV mã số 254 trường ĐHCT cho biết “em rất lo lắng bản thân ra trường không có việc làm”. Đó là lý do mà SV rất mong muốn được học kỹ năng

“Phỏng vấn xin việc” để có thể tìm được việc làm như mong muốn. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của đại số SV nói chung và SV người Khmer nói riêng, thực tế hàng năm đa số các trường đều tổ chức ngày hội việc làm đồng thời trong chương trình đào tạo có xây dựng học phần kỹ năng mềm và kỹ năng phỏng vấn xin việc để thỏa mãn nhu cầu học tập của SV.

Nhu cầu về kỹ năng“thuyết trình” (ĐTB=3.97) cũng khá bức thiết đối với SV.

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng học tập mà SV có cơ hội bồi dưỡng trong suốt quá trình học tập. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình để biết cách nói chuyện

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

trước đám đông. Thuyết trình là cơ hội để SV rèn luyện tư duy khoa học, tư duy phê phán… Trong dạy học, để người học có cơ hội phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập thỏa mãn nhu cầu học tập và cũng là cơ hội giúp SV thể hiện bản thân, giáo viên thường xuyên tổ chức cho SV thuyết trình. Muốn có bài thuyết trình thành công, thuyết phục được người khác bằng lập luận của chính mình, SV cần phải có kỹ năng từ khâu chuẩn bị đến khâu thuyết trình. Chọn vấn đề như thế nào cho phù hợp với từng chuyên đề, sử dụng hình thức nào để dẫn nhập, trình bày những nội dung kiến thức nào. Kiến thức nào là nội dung chính của bài thuyết trình, kiến thức nào là nội dung có thể mở rộng. Mặt khác, sử dụng những phương tiện nào để chuyển tải thông điệp đến người nghe. Ngoài ra, kỹ năng thuyết trình còn đòi hỏi người thuyết trình phải biết cách biểu cảm, kiểm soát sự lo lắng khi nói chuyện trước đám đông đồng thời còn phải biết cách xử lý các câu hỏi (câu hỏi hay, câu hỏi khó, câu hỏi thiếu thiện chí) mà cử tọa đặt ra.

Mặc dù đa số SV được tạo điều kiện thường xuyên rèn luyện kỹ năng thuyết trình nhưng trong thực tế SV người Khmer thường gặp khó khăn cả về mặt tâm lý lẫn về mặt kỹ thuật khi đứng trước lớp thuyết trình chính vì vậy, mà SV Thạch Thị Xi N có chia sẻ

“Em cảm thấy rung khi đứng trước lớp thuyết trình một chủ đề”. Khi trao đổi với chúng tôi, SV người Khmer cho biết bản thân nhận thấy thiếu hụt kỹ năng thuyết trình mặc dù có sự chuẩn bị về mặt nội dung bài thuyết trình nhưng SV ít dành thời gian luyện tập trước gương, luyện tập cùng nhau vì vậy mà SV nhận thấy bản thân thuyết trình chưa cuốn hút được người nghe “em cảm thấy có khi bản thân giống như đọc báo cáo chứ chưa thực sự tự tin nói chuyện trước lớp” (Lâm Thị H..).

Nhu cầu học tập biểu hiện ở mức độ bức thiết đối với những kỹ năng“Quản lý thời gian” (ĐTB=3.76), “Quản lý cảm xúc” (ĐTB=3.65) và “Nghiên cứu khoa học”

(ĐTB=3.63) của SV người Khmer ở mức độ thấp. Biết cách “Quản lý thời gian”

trong học tập giúp người học xử lý thông tin kịp thời nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập hiệu quả. Quản lý thời gian như là bản kế hoạch học tập, là một bản chỉ dẫn cụ thể giúp SV trả lời được câu hỏi học để làm gì, cần học nội dung gì, phương pháp học nào là thích hợp, những điều kiện nào để đạt được mục tiêu học tập và giải quyết nhiệm vụ học tập trong khoảng thời gian nào. Trong thực tế, khi chúng tôi phỏng vấn mã số 191 trong phiếu hỏi SV cho biết “em có lập kế hoạch học tập nhưng thường xuyên lãng phí thời

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 108 - 207)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)