Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHU CẦU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI KHMER
3.3. Thang đánh giá nhu cầu học tập
3.3.1. Tiêu chí đánh giá nhu cầu học tập của SV người Khmer
Mức độ bức thiết (về nội dung của nhu cầu học tập) là thể hiện sự nhận thức về tình trạng thiếu hụt tri thức, kỹ năng, phẩm chất và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của bản thân. Tính bức thiết cao sẽ thúc đẩy cá nhân tính tích cực nỗ lực trong học tập. Nhu cầu học tập chỉ có thể thúc đẩy tính tích cực của SV người Khmer khi bản thân họ nhận ra sự thiếu hụt của tri thức, kỹ năng, phẩm chất và mong muốn thỏa mãn. Mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập biểu hiện ở lực đẩy trong học tập. Mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập là cách làm cho nhu cầu học tập gặp gỡ trực tiếp đối tượng học tập và được “động cơ hóa” đối tượng. Trong quá trình học tập, mức độ bức thiết càng cao càng thúc đẩy chủ thể học tập tích cực, nỗ lực vượt qua khó khăn giải quyết nhiệm vụ học tập.
3.3.2. Cách tính điểm
Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá nhu cầu học tập Tiêu chí đánh
giá
Câu Mức độ
Mức độ bức thiết
Câu 8, câu 9, câu 10
Mức 1 =không muốn học, không bức thiết; mức 2 =bức thiết ở mức độ thấp; mức3 = bức thiết ở mức độ trung bình; mức 4
=bức thiết ở mức độ cao; Mức 5 = bức thiết ở mức độ rất cao.
Mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu
Câu 11 Mức 1 = Hoàn toàn không đồng ý; mức 2 = không đồng ý;
mức 3= Ít đồng ý; mức 4 = Đồng ý; mức 5 = Hoàn toàn đồng ý
3.3.3. Thang đánh giá
Mức cao: 5 ĐTB (ĐTB + 2SD); mức tương đối cao: (ĐTB + 2SD) ĐTB (ĐTB+1SD); mức trung bình: (ĐTB+1SD) ĐTB (ĐTB – 1SD); mức thấp: (ĐTB – 1SD) ĐTB (ĐTB – 2SD); mức rất thấp: (ĐTB – 2SD) ĐTB 1. Dựa vào cách đánh giá trên chúng tôi phân loại các mức độ nhu cầu học tập của SV người Khmer căn cứ vào thực tiễn trong đề tài với số điểm trung bình chung cho toàn thang đo là 3.75, độ lệch chuẩn là 0.52. Như vậy, thang đánh giá bao gồm: mức cao: 5 ĐTB 4.79;
mức tương đối cao: 4.79 ĐTB 4.27; mức trung bình: 4.27 ĐTB 3.23; mức thấp: 3.23 ĐTB 2.71; mức rất thấp: 2.71 ĐTB 1
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân bố chuẩn nhu cầu học tập của SV người Khmer
Bảng 3.4. Thang điểm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập
Các yếu tố Thang đánh giá
Mục đích học tập Mức 1 = hoàn toàn không đồng ý; mức 2 = không đồng ý;
mức 3 = phân vân; mức 4 = phần lớn đồng ý; mức 5 = hoàn toàn đồng ý
Hứng thú học tập Niềm tin vào bản thân trong học tập Mức độ hài lòng của nhu cầu học tập Triển vọng ngành học
Nhà trường Mức 1 = hoàn toàn không hài lòng; Mức 2 = ít hài lòng; Mức 3
= phân vân; Mức 4 = khá hài lòng; Mức 5 = hoàn toàn hài lòng Gia đình Mức 1 = hoàn toàn không đồng ý; mức 2 = không đồng ý;
mức 3 = phân vân; mức 4 = phần lớn đồng ý; mức 5 = hoàn toàn đồng ý
3.3.4. Độ tin cậy của thang đo
Nhìn vào bảng 2.4 cho thấy dữ liệu thu thập của các thang đo Cronbach’s Alpha > 0.6. Vì vậy đây số liệu thu thập được có đủ cơ sở để phân tích dữ liệu.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Những phép thống kê được tiến hành tính toán bao gồm: thống kê mô tả và thống kê suy luận.
Bảng 3.5. Độ tin cậy của thang đo
Thang đo Độ tin cậy
Cronbach’s Alpha Nhu cầu
học tập Mức độ bức thiết trong nhu cầu học tập
0.960 Mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập 0.945 Các yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập
Chủ quan Mục đích học tập 0.867
Hứng thú học tập 0.932
Niềm tin vào bản thân trong học tập 0.873 Tính hài lòng của nhu cầu học tập 0.826 Khách
quan
Triển vọng ngành học 0.868
Nhà trường 0.935
Gia đình 0.782
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tổ chức nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu quan sát, phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê, phương pháp thực nghiệm nhằm tìm hiểu nhu cầu cầu học tập của SV người Khmer.
Khảo sát 701 SV người Khmer vùng ĐBSCL tại Trường ĐHCT, ĐHYDCT, ĐHAG, ĐHTV. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS với các phép tính Cronbach’s Alpha, frequencies (tần số), mean (điểm trung bình), Std.Deviation (độ lệch chuẩn), correlate (tương quan), phân tích phương sai ANOVA.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
CHƯƠNG 4