Chương 2: LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI
2.5. Nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer
Từ việc phân tích khái niệm, đặc điểm của nhu cầu, đặc điểm hoạt động học tập, khái niệm và đặc điểm nhu cầu học tập, khái niệm nhu cầu học tập của SV người
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Khmer, chúng tôi quan niệm rằng nhu cầu học tập của SV người Khmer có những đặc điểm như sau: đối tượng của nhu cầu học tập là hệ thống tri thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp và phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập; phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập là thông qua hoạt động học tập; nhu cầu học tập của SV người Khmer có tính ổn định; nhu cầu học tập của SV người Khmer gắn với trạng thái cảm xúc – ý chí.
- Đối tượng của nhu cầu học tập của SV người Khmer là hệ thống tri thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp và phương thức chiếm lĩnh chúng được sinh viên nhận thức tình trạng thiếu thốn và mong muốn thỏa mãn chúng. Nhu cầu học tập không tồn tại tự thân mà được biểu hiện cụ thể trong hoạt động học tập. Tìm hiểu nhu cầu học tập phải tìm hiểu chính bản thân hoạt động học tập. Đối tượng của hoạt động học tập cũng chính là đối tượng của nhu cầu học tập. Người học có nhu cầu học tập luôn nhận thức được tình trạng thiếu hụt tri thức, kỹ năng, phẩm chất và phương thức chiếm lĩnh chúng và ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân.
- Phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập thông qua hoạt động học tập. Để tồn tại và phát triển, con người luôn luôn phải hoạt động nhằm đáp ứng những đòi hỏi nhất định, những đòi hỏi ấy chính là nhu cầu [34, 183], [102, 224]. Nhu cầu học tập của SV người Khmer là nhu cầu tinh thần nhằm thỏa mãn tri thức khoa học, kỹ năng, phẩm chất liên quan đến nghề nghiệp và phương thức chiếm lĩnh chúng. Chính vì vậy, nhu cầu học tập được thỏa mãn chủ yếu thông qua hoạt động học tập. Người học cần tích cực, chủ động trong hoạt động học tập. Học tập ở bậc đại học đòi hỏi người học phải tự học ở mức độ cao.
- Nhu cầu học tập của SV người Khmer có tính ổn định. Nhu cầu học tập của SV người Khmer được thể hiện ở độ bền vững của nhu cầu học tập. Khi những mong muốn về tri thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp và phương thức chiếm lĩnh chúng được thỏa mãn SV người Khmer tiếp tục nảy sinh nhu cầu về tri thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp và phương thức chiếm lĩnh chúng ở mức độ cao hơn và ngày càng trở nên ổn định. Chính biểu hiện này mà SV có khả năng thích ứng với nghề nghiệp trong tương lai. Con người sẽ không ngừng học tập nếu bản thân họ thực sự nhận thấy sự thiếu thốn trong nhận thức của bản thân và mong muốn bổ sung. Mong muốn
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
học tập suốt đời cũng là một trong những biểu hiện tính ổn định của nhu cầu học tập của SV người Khmer.
Nhu cầu học tập của SV người Khmer gắn với trạng thái xúc cảm - ý chí. Cảm xúc nảy sinh khi nhu cầu học tập của SV người Khmer (tri thức, kỹ năng, phẩm chất và phương thức chiếm lĩnh chúng) được thỏa mãn hay không thỏa mãn. Khi nhu cầu học tập được thỏa mãn thì bản thân SV nảy sinh cảm xúc dễ chịu, hài lòng và ngược lại nhu cầu học tập không được thỏa mãn thì SV nảy sinh những cảm xúc khó chịu, không hài lòng. Biểu hiện trạng thái cảm xúc – ý chí của nhu cầu học tập của sinh viên phát triển theo hướng tích cực tồn tại dưới dạng tính ham học hỏi, khát khao khám phá tri thức khoa học, luôn có biểu hiện lo lắng khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập do đó mà có sự nỗ lực vượt qua khó khăn trở ngại để giải quyết nhiệm vụ học tập. SV người Khmer luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng tri thức và cảm thấy phấn trấn khi lĩnh hội được tri thức, kỹ năng, phẩm chất mong muốn. Khi nhu cầu học tập không được thỏa mãn SV người Khmer cảm thấy không hài lòng.
Xuất phát từ khái niệm nhu cầu học tập của SV người Khmer là những đòi hỏi bức thiết về tri thức, về kỹ năng học tập và về phẩm chất của người học cần được thỏa mãn nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập. Nhu cầu học tập của SV người Khmer có tính bức thiết và biểu hiện cụ thể ở những hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập.
Tính bức thiết của nhu cầu thể hiện cụ thể ở sự khao khát tri thức, kỹ năng học tập, phẩm chất của người học do nhận thức được sự thiếu hụt đối tượng cần thỏa mãn học tập, phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập và ý nghĩa của việc thỏa mãn nhu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân. Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, không phải tri thức, kỹ năng nào SV cũng muốn học mà chỉ có những tri thức, kỹ năng học tập mà bản thân SV nhận thức được sự thiếu hụt và ý nghĩa của nói đối với bản thân mới có khả năng thúc đẩy hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập. Luận án này chỉ nghiên cứu biểu hiện của nhu cầu học tập thể hiện ở tính bức thiết của nhu cầu học tập và hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập của SV người Khmer.
2.5.1. Tính bức thiết trong nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer Nghiên cứu tính bức thiết của nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL dựa trên những cơ sở sau:
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Thứ nhất, các nhà tâm lý học hoạt động chỉ ra rằng nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó D. N. Uznatze cho rằng nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng và nhu cầu là yếu tố quyết định tính tích cực của con người [87, 143]. A.G.Kovaliov cho rằng nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của cá nhân và các nhóm xã hội do họ cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Một nhu cầu khách quan nào đó trước khi trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực của con người đã được con người ý thức [32, 187 – 188].
Thứ hai, yêu cầu của học tập ở bậc đại học đòi hỏi người học thỏa mãn chương trình đào tạo. Người học không chỉ học tri thức, kỹ năng chuyên, học phẩm chất của người lao động mà còn học cả những tri thức công cụ để có thể tổ chức quá trình học học tập hiệu quả. Mặt khác, tại điều 5, khoản 2 luật giáo dục đại học 2012 chỉ rõ mục tiêu giáo dục đào tạo trình độ đại học để SV có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo. Vì vậy, SV cần học khối kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nhân cách quy định trong chương trình đào tạo bảo đảm mục tiêu của các trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Mỗi chương trình đào tạo bậc đại học đều được cấu trúc thành ba khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở, khối kiến thức chuyên ngành. Vì vậy, nhu cầu học tập của sinh viên tương ứng với yêu cầu cầu chương trình đào tạo nghề nghiệp. Khối kiến thức đại cương là khối kiến thức tạo nên nền học vấn của người cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý nghiệp vụ. Phải nhờ tri thức này thì mới lĩnh hội được những tri thức cơ sở của chuyên ngành và tri thức chuyên ngành. Khối kiến thức đại cương nhằm trang bị cho người học tầm nhìn rộng, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn, hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, nắm vững phương pháp tư duy khoa học, biết trân trọng di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại, có đạo đức, nhận thức trách nhiệm công dân, yêu tổ quốc và có năng lực tham gia bảo vệ tổ quốc, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Kiến thức giáo dục đại cương cung cấp cho người học tiềm lực vững vàng để một mặt họ có thể học tốt kiến thức nghề nghiệp ở giai đoạn sau cũng như có thể cập nhật và nâng cao nghề nghiệp suốt đời. Mặt khác, khi cần thiết họ có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
biến động của thị trường lao động. Khối kiến thức đại cương có thể cụ thể hóa dưới dạng những học phần riêng biệt hoặc dưới dạng tích hợp từ một số ngành khoa học [47, tr 82], [63, tr 218 – 219]. Khối kiến thức cơ sở ngành là những tri thức đại cương về chuyên ngành. Tri thức cơ sở ngành dựa trên những tri thức cơ bản và đồng thời lại tạo cơ sở để lĩnh hội những tri thức chuyên ngành. Khối kiến thức chuyên ngành là những tri thức có liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, khối kiến thức này được lĩnh hội dựa trên những tri thức cơ sở của chuyên ngành và những tri thức cơ bản. Khối kiến thức này nhằm trang bị cho người học những kỹ năng nghề nghiệp ban đầu. Ngoài ra, người học cần học phải học cả những tri thức công cụ. Tri thức công cụ là những tri thức về phương pháp học. Đây là khối kiến thức giúp người học lĩnh hội khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành. Đồng thời, tri thức công cụ nhằm giúp cho người học biết cách tự học suốt đời, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo [47]. Xuất phát từ cách phân loại nhu cầu học tập, chúng tôi phân nhu cầu học tập bao gồm nhu cầu về tri thức, nhu cầu về kỹ năng, nhu cầu về phẩm chất.
Thứ ba, SV người Khmer là một trong 53 dân tộc thiểu số. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra một trong những nguyên nhân nghèo đói, thất nghiệp của người dân tộc thiểu số là do trình độ dân trí thấp, tỉ lệ bỏ học đông. Khả năng thích ứng trong học tập của SV người Khmer chưa cao, người Khmer gặp khó khăn trong việc tiếp thu tri thức do ngôn ngữ phổ thông không phải là tiếng mẹ đẻ vì vậy SV cần xác định rõ tính bức thiết và phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập thể hiện ở nội dung tri thức, kỹ năng học tập và những phẩm chất của người học để thúc đẩy tính tích cực của SV người Khmer trong hoạt động học tập. Nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer để có những đề xuất xác đáng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho họ là một trong những cách có thể hiện thực hóa Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 06 năm 2016 về chính sách đẩy mạnh chính sách phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2030 nhằm tạo cơ hội học tập, cung cấp cho người dân tộc thiểu số các kỹ năng để cải thiện điều kiện sống, giảm tỉ lệ nghèo đói trong cộng đồng dân tộc thiểu số hướng đến sự bình đẳng, hòa bình và dân chủ trong đó có người Khmer [75]
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Nhu cầu học tập luôn là nhu cầu về một cái gì đó, cái gì đó nằm ngoài chủ thể và là đối tượng của hoạt động học tập. Cái gì đó chính là đối tượng của hoạt động mà chủ thể tham gia tích cực để thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân. Tuy nhiên, sự nỗ lực chỉ diễn ra khi cá nhân nhận thức được tính bức thiết của nhu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Vì vậy nhu cầu học tập của SV người Khmer có tính bức thiết. Tính bức thiết của nhu cầu học tập thể hiện cụ thể ở sự khát khao tri thức phải được thỏa mãn. SV người Khmer nhận ra sự thiếu hụt tri thức, kỹ năng, phẩm chất trong tâm lý cá nhân. Không phải mọi sự thiếu hụt tri thức, kỹ năng, phẩm chất trong tâm lý cá nhân đều trở thành nhu cầu học tập mà chỉ có sự thiếu hụt được nhận thức rõ về đối tượng cần thỏa mãn, phương thức thỏa mãn và ý nghĩa của chúngđối với sự tồn tại và phát triển của bản thân. Tính bức thiết càng cao sẽ là động lực thúc đẩy SV người Khmer tích cực tham gia hoạt động học tập. Nghiên cứu này tìm hiểu tính bức thiết của nhu cầu học tập thể hiện ở nhu cầu về tri thức, nhu cầu về kỹ năng học tập và nhu cầu về phẩm chất của người học
2.5.1.1. Tính bức thiết thể hiện ở nhu cầu về tri thức
Nhu cầu về tri thức của SV người Khmer là những đòi hỏi về tri thức. SV người Khmer có nhu cầu về tri thức thể hiện ở sự nhận thức về tình trạng thiếu hụt tri thức và ý nghĩa của nó đối với bản thân. SV mong muốn phản ánh chúng vào trong kinh nghiệm cá nhân vì vậy họ khao khát khám phá tri thức để thỏa mãn nhu cầu tri thức. SV người Khmer có nhu cầu tri thức không những muốn học những tri thức liên quan đến nghề nghiệp mà còn học cả những tri thức công cụ hỗ trợ cho việc nắm nghề nghiệp.
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại mỗi SV muốn tồn tại và phát triển cần tự tạo cơ hội cho bản thân và trang bị cho bản thân những tri thức có khả năng học tập suốt đời để biết thu nhận thông tin, biết tiếp thu tri thức, làm chủ tri thức.
Những kiến thức đại cương là nền tảng để SV người Khmer đủ khả năng lĩnh hội tri thức chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp. Học tập đem lại sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức, hiểu được, biết được, có khả năng tư duy độc lập, óc phê phán, phát hiện khám phá và có chính kiến của mình. SV người Khmer hòa cùng
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
với con người trong thời đại mới phải hiểu biết về tri thức khoa học, có khả năng ngôn ngữ để có thể nói, viết, giao tiếp được với người khác một cách rõ ràng, súc tích. Có tri thức về toán học và khoa học để giải quyết những bài toán mới trong học tập và trong cuộc sống, họ cần có những hiểu biết về thế giới để có kỹ năng bảo tồn thế giới. SV trong thời đại mới cần hiểu được sự liên thông quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, các dân tộc, giữa các nền kinh tế nhằm tăng cường cơ hội giao lưu quốc tế. Sự phát triển của bản thân SV người Khmer phụ thuộc rất nhiều vào khả năng mà SV tham gia một cách thông minh vào nền kinh tế toàn cầu và đáp ứng lại một cách linh hoạt trước những thách thức toàn cầu về an ninh, sức khỏe, chất lượng, môi trường…. SV người Khmer cần chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe. Với những chi phí ngày càng tăng về công tác chăm sóc sức khỏe, nguy cơ lây lan những căn bệnh xã hội, ung thư… đòi hỏi người học cần có kiến thức, kỹ năng, thái độ thích hợp để bảo vệ sức khỏe. Để có cuộc sống lành mạnh sinh viên người Khmer cần có kiến thức để biết chăm sóc sức khỏe, lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp, để biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, tránh nguy cơ bị lạm dụng tình dục trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống ở tương lai.
Tùy theo ngành học khác nhau mà mỗi SV có mong muốn thỏa mãn những tri thức khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại SV người Khmer muốn trở thành người lao động có khả năng đảm nhiệm một nghề cụ thể cần học khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành và cả khối kiến thức công cụ. Từ sự phân tích trên để tìm hiểu nhu cầu tri thức của SV người Khmer chúng tôi tìm hiểu những kiến thức như sau: giáo dục quốc phòng; đại cương; cơ sở ngành; chuyên ngành; tâm lý học; giao tiếp; ngoại ngữ; công nghệ thông tin; pháp luật; tôn giáo; âm nhạc; thống kê toán học; lịch sử - địa lý; thẩm mỹ; phương pháp học; triết học; văn hóa các dân tộc; môi trường; y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản.
2.5.1.2. Tính bức thiết thể hiện ở nhu cầu về kỹ năng học tập
Tính bức thiết của nhu cầu về kỹ năng học tập của SV người Khmer là những đòi hỏi về kỹ năng học tập liên quan đến phát triển nghề nghiệp và tổ chức hoạt động học tập. Nhận thức được tình trạng thiếu hụt về kỹ năng học tập và ý nghĩa của kỹ
Luận án tiến sĩ Tâm lý học