Nghiên cứu trường hợp điển hình

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 138 - 142)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHU CẦU HỌC TẬP CỦA

4.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình

4.3.1. Trường hợp sinh viên có nhu cầu học tập cao - Tiêu chí đánh giá

Nhu cầu học tập cao biểu hiện qua tiêu chí: thứ nhất, tính bức thiết của nhu cầu học tập thể hiện cụ thể ở người học xác định rõ ràng sự thiếu hụt của tri thức và xác định rõ ý nghĩa của việc thỏa mãn tri thức, kỹ năng học tập, phẩm chất cá nhân cần học. Không phải sự thiếu hụt tri thức, kỹ năng, phẩm chất nào cũng thúc đẩy nhu cầu học tập mà chỉ có những sự thiếu hụt được nhận thức hay nói cách khác là tồn tại được nhận thức. Chủ thể có nhu cầu học tập rất cao khi bản thân nhận thức được sự thiếu thốn tri thức, kỹ năng, phẩm chất và ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

triển của cá thể; thứ hai, hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập: tích cực nỗ lực trong giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Vài nét về tiểu sử bản thân

Họ và tên: Thạch Thị Si N…; giới tính: nữ, 24 tuổi, nhu cầu học tập cao.

Chuyên ngành: Sư phạm Địa lý K39 Trường Đại học Cần Thơ. Là sinh viên năm thứ tư với kết quả học tập khá. Điện thoại: 01658379841.

- Nhu cầu học tập

Khi trao đổi với Thạch Thị Si N cho biết “bản thân tôi muốn học sâu kiến thức chuyên ngành vì nó cần thiết cho công việc giảng dạy và hiệu quả giảng dạy sau này.

Tôi cũng hiểu rằng cần học những kiến thức đại cương”. SV cũng nhận thức được

“cần phải học cả kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và hình thành phẩm chất của người giáo viên tương lai: lòng yêu nghề, yêu trẻ, có lý tưởng về sự nghiệp trồng người”. SV cũng cho biết “kiến thức chuyên môn là những kiến thức liên quan đến ngành học và đó là những kiến thức căn bản sau này sẽ sử dụng trong nghề nghiệp”.

Có thể nhận thấy trường hợp của SV Thạch Thị Si N đã nhận thức được nội dung tri thức mà bản thân muốn học. SV cũng tự nhận thấy bản thân “thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng chuyên môn chưa được thành thạo và tôi muốn học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng dạy học, những kỹ năng mềm”. Đây là một điều hiển nhiên bởi vì năng lực nghề nghiệp chỉ có thể được bồi dưỡng và củng cố trong quá trình hành nghề. Học ở bậc đại học là bồi dưỡng phương pháp luận tư duy khoa học đồng thời hình thành những kỹ năng ban đầu về nghề nghiệp. SV nhận thức được sự thiếu thốn tri thức của bản thân là cơ sở định hướng cho quá trình rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn khi nhu cầu trở nên bức thiết. Tìm hiểu về mức độ hài lòng về những kiến thức đã học sinh viên cho biết “tôi khá hài lòng về kiến thức mình đã học. Mặc dù còn nhiều kiến thức, kỹ năng, phẩm chất chưa đáp ứng như mong đợi nhưng tôi đã được học những tri thức, kỹ năng cơ bản nhằm chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Hơn nữa, tôi đã được đi thực tập sư phạm tại cơ sở vì vậy những tri thức kỹ năng đã được củng cố trong quá trình thực tập”.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của sinh viên

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

SV Thạch Thị Si N cho biết động lực học tập của bản thân “chủ yếu là có được việc làm để tự nuôi sống bản thân, gia đình và làm những điều có ích cho xã hội..”. SV chia sẻ bản thân tự tin vào khả năng học tập của bản thân ở mức khá và luôn tìm hiểu những vấn đề liên quan đến ngành học. Về khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu học tập SV chia sẻ “chưa biết cách học ở bậc đại học và cần được cố vấn nhiều về phương pháp học tập”. Chính những khó khăn về cách tổ chức hoạt động học mà SV chưa có sự hài lòng về tri thức, kỹ năng đã tiếp thu. Trường ĐHCT có thiết lập tài khoản email cho từng giảng viên và từng SV với mục đích là trao đổi học thuật. Nhiều SV cũng thông qua kênh này mà tìm kiếm sự trợ giúp từ giáo viên những nội dung tri thức chưa hiểu “tôi có trao đổi với giáo viên về những kiến thức bản thân muốn học mà chưa hiểu để thỏa mãn nhu cầu học tập và mở rộng vốn hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng còn em ngại trao đổi thường xuyên với giáo viên vì sợ làm phiền thầy cô”. Đánh giá hứng thú học tập và kỹ năng học tập của bản thân SV cho biết mức độ hứng thú “khᔓtôi nghĩ rằng những kỹ năng lập kế hoạch học tập, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong học tập, kỹ năng giải quyết nhiệm vụ học tập… của tôi ở mức độ khá”.

Những yếu tố nhà trường có ảnh hưởng đến nhu cầu học của SV Thạch Thị Si N“tôi nghĩ những yếu tố như giáo viên, điều kiện nhà trường, quy chế học vụ có ảnh hưởng đến nhu cầu học tập và người giáo viên nên hướng dẫn phương pháp học cho sinh viên trong từng môn học. GV không nên gây áp lực với SV và cần cởi mở thân thiện để thấu hiểu những mong muốn của người học”. Thực tế tại Trường ĐHCT, trong hai tuần đầu tiên của mỗi học kỳ, SV có thể thay đổi đăng ký học phần sau khi tiếp xúc với giảng viên bộ môn. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho SV biết mình sẽ được học những kiến thức, kỹ năng gì ở những môn học đã đăng ký. Có những học phần SV bắt buộc phải học vì các học phần thuộc về kiến thức bắt buộc.

Nhưng SV có thể đổi sang nhóm lớp khác, đăng ký với giáo viên mà mình muốn học.

Tuy nhiên, khi nhu cầu học tập trở nên rất bức thiết thì SV sẽ thích và chọn những giảng viên có yêu cầu cao về nhiệm vụ học tập. Và ngược lại, nhu cầu học tập của SV chưa cấp thiết, theo tâm lý thông thường các em sẽ chọn “vùng an toàn”, chọn những GV yêu cầu không quá cao đối với việc giải quyết nhiệm vụ học tập.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

4.3.2. Trường hợp sinh viên nhu cầu học tập trung bình - Tiêu chí đánh giá

Nhu cầu học tập trung bình biểu hiện qua tiêu chí: thứ nhất, mức độ bức thiết của nhu cầu học tập thể hiện cụ thể ở người học muốn học nhưng chưa xác định rõ ràng sự thiếu hụt của tri thức và chưa xác định rõ ý nghĩa của việc thỏa mãn tri thức, kỹ năng học tập, phẩm chất cá nhân cần học; chưa biết rõ phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập; thứ hai, mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập chưa thật tích cực nỗ lực trong giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Vài nét về tiểu sử bản thân

Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Th. Ngành Sư phạm Tiểu học; giới tính là nữ, 19 tuổi. Là sinh viên năm thứ nhất, kết quả học tập đạt mức khá. Mail:

tungb1608487@studentctu.edu.vn - Nhu cầu học tập của sinh viên

SV cho biết bản thân biết những tri thức, kỹ năng, phẩm chất cần học “khá rõ” ở mức nhưng khi hỏi “Bạn muốn học những tri thức, kỹ năng, phẩm chất nào?”

thì SV T tỏ ra lúng túng không trả lời. SV tự nhận thấy bản thân còn thiếu “kiến thức chuyên môn, kỹ năng nói chuyện trước đám đông, kiến thức về giao tiếp”. Mặc dù SV cho biết bản thân chưa biết rõ phương pháp học nhưng cũng khá hài lòng về kiến thức của mình “tôi hài lòng về kiến thức của bản thân”.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của sinh viên

Động lực chủ yếu thúc đẩy Th học tập là “nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng phát triển đất nước và khẳng định giá trị của bản thân”.SV đánh giá hứng thú học tập của bản thân ở mức “khá” và cho rằng hứng thú có ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của bản thân. SV T cho rằng để đáp ứng nhu cầu học tập của bản thân giáo viên nên truyền đạt ngôn ngữ rõ ràng, tỏ ra thân thiện cởi mở, tôn trọng người học, cần biết tạo bầu không khí tâm lý vui vẻ trong học tập. T chia sẻ “là SV tôi cảm thấy bị áp lực nhiều vì quá nhiều bài thi, quá nhiều bài tập quá trình. Nếu giáo viên biết cách hướng dẫn phương pháp học và tạo tâm lý thoải mái trong giờ học thì sẽ thuận lợi cho sinh viên trong việc trao đổi học thuật”.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Tóm lại, SV người Khmer vùng ĐBSCL có nhu cầu tri thức ở mức độ chưa thực sự bức thiết vì vậy mà chưa thúc đẩy SV người Khmer tích cực học tập dẫn kết quả là bản thân SV chưa thực sự hài lòng về tri thức cua bản thân. Từ kết quả trên cho thấy cần tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tri thức của SV người Khmer để có những biện pháp tác động nhằm nâng cao nhu cầu học tập cho SV người Khmer vùng ĐBSCL có nhu cầu học tập cao biết rõ những tri thức, kỹ năng bản thân thiếu thốn thì nhu cầu học tập cao hơn và biết tìm kiếm sự trợ giúp từ phía GV để thỏa mãn nhu cầu học tập cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)