Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 97 - 105)

Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHU CẦU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI KHMER

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản

Mục đích nghiên cứu: tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu của luận án tìm khoảng trống trong nghiên cứu về nhu cầu học tập của SV người Khmer trên cơ sở đó tìm khoảng trống nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

Nội dung nghiên cứu: hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến nhu cầu và nhu cầu học tập của SV; từ khung lý luận xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn về nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL

Cách tiến hành: tổng hợp tài liệu lý thuyết, đọc, phân tích và lựa chọn nội dung nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp quan sát

Mục đích quan sát: phương pháp quan sát được sử dụng để tìm hiểu nhu cầu học tập của SV người Khmer biểu hiện qua hành vi. Kết quả nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho quá trình thu thập thông tin nghiên cứu.

Nội dung quan sát: nhu cầu học tập của SV biểu hiện qua hành vi bên ngoài như: đi học đúng giờ, tích cực tham gia học tập trên lớp, tích cực xây dựng bài học trên lớp, hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng thời hạn.

Cách tiến hành: nghiên cứu của luận án tiến hành quan sát trực tiếp SV người Khmer qua một số giờ học.

3.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin trên phổ rộng, với số lượng khách thể lớn, có thể cho phép người nghiên cứu rút ra kết luận có độ tin cậy cao. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận về nhu cầu học tập. Nhu cầu học tập biểu hiện cụ thể ở bức độ bức thiết và mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập. Nhu cầu học tập chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Đây là phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài.

Mục đích điều tra: tìm hiểu thực trạng nhu cầu học tập của SV người Khmer và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer

Nội dung: nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL

Cách tiến hành: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được triển khai qua bốn giai đoạn. Giai đoạn 1: thiết kế công cụ; giai đoạn 2: điều tra thử; giai đoạn 3: điều tra chính thức; giai đoạn 4: xử lý và phân tích kết quả. Mỗi phương pháp được sử dụng trong từng giai đoạn điều có xác định mục đích, nội dung và cách thực hiện cụ thể.

Điều tra nhu cầu học tập của SV người Khmer được tiến hành bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp, hướng dẫn SV cách trả lời và yêu cầu SV tự điền thông tin vào nội dung phiếu hỏi. Khách thể khảo sát thử gồm 341 SV người Khmer trường ĐHCT.

Khách thể nghiên cứu chính bao gồm 701 SV người Khmer đang theo học tại các trường đại học vùng ĐBSCL, trong đó có: 261 SV của trường ĐHCT, 145 SV của Trường ĐHYDCT, 107 SV của trường ĐHAG và 188 SV của trường ĐHTV. Khách thể nghiên cứu phụ bao gồm 100 SV người Kinh tại trường ĐHCT.

- Giai đoạn 1: thiết kế công cụ nghiên cứu

+ Mục đích: thiết kế công cụ tìm hiểu nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer

+ Nội dung phiếu hỏi bao gồm: thông tin cá nhân, nhu cầu học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập

+ Cách tiến hành: dựa vào khung lý thuyết về những biểu hiện nhu cầu học tập của SV người Khmer, chúng tôi tiến hành thao tác hóa khái niệm những biểu hiện cụ thể của nhu cầu học tập để xây dựng các câu hỏi điều tra thực trạng nhu cầu học tập.

- Giai đoạn 2: điều tra thử và xử lý kết quả điều tra thử

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

+ Mục đích: phát hiện những điểm cần chỉnh sửa để hoàn thiện các công cụ nghiên cứu

+Nội dung: tìm hiểu thông tin cá nhân, nhu cầu học tập biểu hiện ở mức độ bức thiết (về tri thức, về kỹ năng học tập, về phẩm chất của người học), mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập (yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan)

+ Cách thực hiện: trong giai đoạn này, chúng tôi tiến hành khảo sát 341 SV người Khmer Trường ĐHCT. Số phiếu điều tra thử được xử lý như sau: đọc và xem những thông tin câu hỏi mở cần điều chỉnh, bổ sung. Sau đó nhập thông tin vào phần mềm SPSS For Window 16.0 để xác định độ tin cậy của các câu hỏi bằng phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach và mối tương quan giữa từng thang đo. Sau khi đọc những thông tin định tính và định lượng phiếu điều tra thử, chúng tôi tiến hành chỉnh sửa bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức.

- Giai đoạn 3: điều tra chính thức (phụ lục 1)

+ Mục đích: khảo sát thực trạng nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL

+ Nội dung: tìm hiểu nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL.

Phần 1: Tìm hiểu thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu (câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7). Trong phần này SV người Khmer cung cấp thông tin về trường, ngành học, dân tộc, năm học, giới tính, tỉnh, kết quả học tập

Phần 2: Tìm hiểu nhu cầu học tập của SV người Khmer

Nhu cầu học tập thể hiện ở mức độ bức thiết về nhu cầu học tập gồm: câu 8 (19 biểu hiện), câu 9 (19 biểu hiện), câu 10 (19 biểu hiện). Nhu cầu học tập thể hiện ở mức độ thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu học tập (câu 11)

Phần 3: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer bao gồm: các yếu tố chủ quan: mục đích học tập (câu 13), hứng thú học tập (câu 14), niềm tin vào bản thân trong học tập (câu 15), cảm xúc hài lòng trong học tập (câu 12); các yếu tố khách quan: triển vọng ngành học (câu 16), nhà trường (câu 17), gia đình (câu 18)

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Giai đoạn 4: xử lý và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS

+ Mục đích: xử lý các số liệu thu được ở giai đoạn điều tra chính thức để phục vụ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng.

+ Cách tiến hành: nghiên cứu của luận án tiến hành điều tra SV người Khmer tại 4 trường và chọn lọc những phiếu có điền đầy đủ thông tin. Sau khi xử lý sơ bộ chúng tôi tiến hành mã hóa số liệu thu được bằng phần mềm SPSS 16.0. Tiến hành làm sạch số liệu bằng phép tính tần số và xác định độ tin cậy của thang đo. Các câu hỏi trong từng tiểu thang đo được đánh giá là đảm bảo độ tin cậy khi trị số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6.

3.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: tìm hiểu sâu nhu cầu học tập của SV người Khmer bổ sung vào cứ liệu nghiên cứu thực trạng

Nội dung phỏng vấn (phụ lục 2)

Cách thức tiến hành: thực hiện trong quá trình phát phiếu điều tra thực trạng 3.2.4. Phương pháp chuyên gia

Mục đích: xin ý kiến chuyên gia về hướng nghiên cứu

Nội dung: Phương pháp nghiên cứu nhu cầu học tập của SV người Khmer

Cách thức tiến hành: hỏi trực tiếp 3.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Nghiên cứu hai trường hợp nhu cầu học tập cao và nhu cầu học tập trung bình bổ sung kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao nhu cầu học tập cho SV người Khmer.

Mục đích: tìm hiểu nhu cầu học tập của và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer để minh họa cho kết quả khảo sát trên diện rộng đồng thời phát hiện ra những nhân tố khác mà khảo sát trên diện rộng chưa đề cập đến

Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần (phụ lục 4) - Phần 1. Thông tin cá nhân

- Phần 2. Nội dung phỏng vấn gồm 18 câu hỏi liên quan đến nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập

- Phần kết luận: cám ơn khách thể phỏng vấn.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Khách thể nghiên cứu

Lựa chọn 01 SV có nhu cầu học tập cao và 01 SV có nhu cầu học tập trung bình. Trường hợp 1: Nguyễn Thị Minh T…, nữ, 19 tuổi, SV năm thứ nhất, kết quả học tập khá, ngành Sư phạm Tiểu học. Trường hợp 2: Thạch Thị Si N…, nữ, 24 tuổi, SV năm thứ tư, kết quả học tập khá, ngành Sư phạm Địa lý.

Cách tiến hành: chọn 2 khách thể có nhu cầu học tập cao, nhu cầu học tập trung bình. Hẹn thời gian, địa điểm tiến hành phỏng vấn

3.2.6. Phương pháp thực nghiệm tác động biện pháp tâm lý – giáo dục

Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp tác động tâm lý – giáo dục nâng cao nhu cầu học tập cho SV người Khmer vùng ĐBSCL góp phần nâng cao nhu cầu học tập. Cơ sở đề xuất biện pháp thực nghiệm:

- Dựa vào vai trò của nhu cầu học tập. Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực trong hoạt động và nhu cầu học tập chỉ được thỏa mãn thông qua hoạt động học tập

- Dựa vào kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu học tập của SV người Khmer vùng ĐBSCL

3.2.6.1. Mục đích

Đánh giá tác động của các biện pháp (nâng cao nhận thức về ý nghĩa của nội dung tri thức khoa học; hướng dẫn phương pháp học tập thông qua lập kế hoạch học tập; tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức; tạo bầu không khí tâm lý thoải mái trong lớp học; tạo niềm tin vào tính hiệu quả của bản thân trong học tập) đến mức độ nhu cầu học tập của SV người Khmer.

3.2.6.2. Giả thuyết về biện pháp thực nghiệm

Giả thuyết 1: Nhu cầu học tập của SV người Khmer có thể được nâng cao nhờ sự tác động của các biện pháp nâng cao nhận thức về sự thiếu hụt tri thức cho SV người Khmer và ý nghĩa của tri thức thể hiện trong chương trình đào tạo đối với nghề nghiệp trong tương lai; khơi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập; hướng dẫn lập kế hoạch học tập; tạo bầu không khí tâm lý tích cực nhằm tạo hứng thú học tập trên lớp.

Giả thuyết 2: Biện pháp khơi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập tác động tích cực đến nhu cầu học tập của SV người Khmer cao hơn so với các biện pháp nâng

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

cao nhận thức về sự thiếu hụt tri thức và ý nghĩa tri thức thể hiện trong chương trình đào tạo đối với nghề nghiệp trong tương lai; biện pháp hướng dẫn lập kế hoạch học tập; biện pháp tạo bầu không khí tâm lý tích cực nhằm tạo hứng thú học tập trên lớp cho SV người Khmer

3.2.6.3. Nội dung biện pháp

- Biện pháp 1: nâng cao nhận thức về sự thiếu hụt tri thức và ý nghĩa của tri thức thể hiện trong chương trình đào tạo đối với nghề nghiệp tương lai

- Biện pháp 2: khơi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập cho SV Khmer - Biện pháp 3: hướng dẫn SV người Khmer lập kế hoạch học tập

- Biện pháp 4: Tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học 3.2.6.4. Công cụ đánh giá và kiểu thiết kế thực nghiệm

Công cụ đánh giá bằng phiếu khảo sát nhu cầu học tập (phụ lục 5), phụ lục 6 (câu hỏi phỏng vấn thực nghiệm) và sản phẩm học tập (phụ lục 7).

Luận án chia 4 nhóm và thực hiện các nhiệm vụ như sau:

Bảng 3.2. Các biện pháp tác động tâm lý nâng cao nhu cầu học tập cho sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm Nhiệm vụ (biện pháp tác động)

Nhóm 1 Biện pháp 1: “nâng cao nhận thức về sự thiếu hụt tri thức”

Nhóm 2 Biện pháp 2: “khơi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập”

Nhóm 3 Biện pháp 3: “hướng dẫn SV lập kế hoạch học tập”

Nhóm 4 Biện pháp 4: “Tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học” và kết hợp với biện pháp “nâng cao nhận thức về sự thiếu hụt tri thức”, “khơi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập” và “hướng dẫn SV lập kế hoạch học tập”

Nghiên cứu này chọn kiểu thiết kế thực nghiệm liên nhóm nhỏ. Đây là một biến thể của thực nghiệm cổ điển. Lý do chọn kiểu thiết kế liên nhóm nhỏ vì nghiệm thể là SV người Khmer theo học rải rác ở khắp các ngành học nên việc tổ chức tác động trên số lượng lớn là khó thực hiện.

3.2.6.5. Cách tiến hành biện pháp

Bước 1: Xác định nhóm thực nghiệm (Phụ lục 8 – Danh sách SV người Khmer). Nhóm thực nghiệm tác động chúng tôi chọn SV người Khmer học tại các lớp SP Tiểu học K40, Lớp Giáo dục công dân K40; Nhóm 04 học phần KNGTK40, Xã

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

hội học K42. Tiến hành phân chia các biện pháp tác cho từng nhóm và chọn địa bàn trường ĐHCT. Trong thực nghiệm này chúng tôi chỉ đo trước và đo sau thực nghiệm tác động và mà không có nhóm đối chứng đồng thời tác động trên nhóm nhỏ với một số lý do như sau: thứ nhất, điều kiện về thời gian và khoảng cách địa lý nên chỉ chọn khách thể thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm là SV người Khmer trường ĐHCT;

thứ hai, SV người Khmer theo học tại trường ĐHCT với số lượng lớn (1753 SV).

Nhưng thực tế SV người Khmer học rải rác khắp các ngành do đó, việc tiến hành thực nghiệm là rất khó khăn. Chính vì lý do trên mà chúng tôi trực tiếp tác động các biện pháp vào nhóm lớp có SV người Khmer theo học. Để kiểm soát yếu tố nhiễu của những biến số ngoài ý muốn, chúng tôi tác động tất cả các biện pháp trong điều kiện dạy học trên lớp.

Bước 2: Phát phiếu đo nhu cầu học tập của SV người Khmer nhóm thực nghiệm.

Bước 3: Nhập số liệu và xử lý số liệu để xác định mức độ nhu cầu học tập của SV người Khmer ở nhóm thực nghiệm.

Bước 4: Tiến hành tác động các biện pháp trên từng nhóm trong quá trình tổ chức dạy học:

- Nhóm 1 tác động biện pháp “nâng cao nhận thức về sự thiếu hụt tri thức”.

- Nhóm 2 tác động biện pháp “khơi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập”.

- Nhóm 3 tác động biện pháp “hướng dẫn SV lập kế hoạch học tập”.

- Nhóm 4 tác động các biện pháp “Tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học” và kết hợp với biện pháp “nâng cao nhận thức về sự thiếu hụt tri thức”, “khơi dậy niềm tin vào bản thân trong học tập” và “hướng dẫn SV lập kế hoạch học tập”

Bước 5: Phát phiếu đo nhu cầu học tập các nhóm thực nghiệm sau quá trình tác động

Bước 6: Phỏng vấn sâu SV người Khmer nhóm thực nghiệm

Bước 8: Xử lý kết quả thực nghiệm và tiến hành so sánh nhu cầu học tập trước và sau tác động

Bước 9: Phân tích kết quả

3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Mục đích: tính toán mẫu nghiên cứu bằng các phép thống kê

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Nội dung: thống kê mô tả, thống kê suy luận, phân tích phương sai ANOVA - Thống kê mô tả: sử dụng các chỉ số như: tần số (Frequencies) được tính tỉ lệ phần trăm (%) của từng mặt biểu hiện của nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập; điểm trung bình cộng (mean) để tính điểm đạt được của từng mặt biểu hiện của nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập; độ lệch chuẩn để mô tả sự phân tán hay tập trung của các câu trả lời mà khách thể đã lựa chọn.

- Thống kê suy luận: sử dụng chỉ số phân tích mối tương quan: Dùng để đo lường về mối liên hệ giữa hai biến số. Nó có thể là dương (+) hoặc âm (-) hay 0. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thứ hạng Pearon (r) cho ta biết chiều hướng âm hay dương và độ mạnh của mối tương quan. Nếu r dương, điều đó có nghĩa là khi giá trị một biến tăng lên thì giá trị của biến kia cũng tăng lên theo một chiều hướng.

Ngược lại nếu r âm thì giá trị của biến kia thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Trị tuyệt đối của r nói lên độ mạnh của sự tương quan theo chiều thuận hoặc nghịch. Trị tuyệt đối tối đa của r là 1.00. Khi không có tương quan nào giữa hai biến, trị số r = 0. Đánh giá mức độ tương quan theo các mức sau đây: từ 0,80 đến 1: tương quan cao, đáng tin cậy; từ 0,60 đến 0,79: tương quan vừa phải và đáng kể; từ 0,40 đến 0,59: tạm được;

từ 0,20 đến 0,39: tương quan ít; từ 0,00 đến 0,19: tương quan không đáng kể hay tương quan do may rủi.

Phân tích so sánh: Phép phân tích này sử dụng trong nghiên cứu so sánh trị trunh bình. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi xác xuất p < 0.05. Phân tích phương sai ANOVA để tìm các trung bình khác nhau. Để tìm sự khác biệt này chúng tôi sử dụng phép kiểm định hậu ANOVA (ANOVA post hoc tests) để tìm sự khác biệt trung bình theo cặp. Phân tích hồi qui (Linear regression) để tìm mối liên hệ giữa hai biến độc lập và biến phụ thuộc. Hồi qui cho phép dự đoán diễn biến của quá trình dựavào phương trình hồi quy và hệ số xác định (R2).

Cách tiến hành

– Nhập phiếu hỏi vào phần mềm SPSS

– Làm sạch số liệu bằng cách tính tỉ lệ phần trăm và điểm trung bình – Tính toán các phép thống kê bằng phần mềm SPSS

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)