Chương 2: LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
động học tập lại có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời với hoạt động dạy học.
Vì vậy nhu cầu học tập của SV người Khmer chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan (mục đích học tập; hứng thú học tập; niềm tin vào bản thân trong học tập, cảm xúc hài lòng) và các yếu tố khách quan (triển vọng ngành học, nhà trường và gia đình.
2.6.1. Một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer
2.6.1.1. Mục đích học tập
Trong công trình nghiên cứu của Tonic Maruatona (2015) đã chỉ ra rằng nhà trường cần tạo cơ hội cho người dân tộc thiểu số cơ hội học tập suốt đời. [133, tr 37 – 54]. Mục đích học tập là một trong những yếu tố định hướng trong quá trình học tập.
Người học có mục đích học tập rõ ràng có thể hướng dẫn hoạt động học tập đi đúng hướng. Hoạt động học tập với mục đích cuối cùng là nhằm phát triển các năng lực, phẩm chất cá nhân. SV Khmer thuộc nhóm người dân tộc thiểu số, thường sống trong gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Do điều kiện và sự nỗ lực vượt khó khác nhau dẫn đến có những nhu cầu học tập khác nhau. Vấn đề đặt ra là liệu rằng nhu cầu học tập của SV người Khmer chịu sự chi phối của mục đích học tập nào.
Luận án này nghiên cứu một số mục đích học tập tác động đến nhu cầu học tập của SV người Khmer như: học để tự nuôi sống bản thân; phát triển năng lực cá nhân;
được làm nghề bản thân yêu thích; góp phần xây dựng phát triển đất nước; khẳng định giá trị bản thân; khỏi bị người khác xem thường; có đủ khả năng nuôi sống gia đình; để cha mẹ vui lòng.
2.6.1.2. Hứng thú học tập
Công trình nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hứng thú học tập có mối quan hệ với nhu cầu học tập [61]. Hứng thú học tập và nhu cầu học tập tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ qua lại với nhau. Trước hết nhu cầu học tập là những đòi hỏi về tri thức, kỹ năng, phẩm chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Hứng thú học tập luôn gắn với yếu tố hấp dẫn. Hứng thú học tập có thể nảy sinh trên một nhu cầu học tập nào đó hoặc ngược lại nhu cầu học tập có thể tạo ra hứng thú học tập.
Hứng thú học tập có đặc trưng cơ bản là sự ý thức cao độ cộng với sức hấp dẫn về mặt xúc cảm vì thế hứng thú tạo điều kiện cho người học đi sâu vào nghiên cứu đối
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
tượng do đó làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức. Hứng thú học tập có sự tập trung chú ý lâu dài vì thế khả năng quan sát trở nên tinh nhạy, ghi nhớ nhanh chóng và lâu bền, khả năng tưởng tượng phong phú, quá trình tư duy tích cực. Tạo cho con người khát vọng hành động một cách tích cực đặc biệt là đạt hiệu quả cao trong sáng tạo. Hứng thú làm tăng hiệu quả làm việc và không cảm thấy mệt mỏi sẵn sàng vượt qua khó khăn thử thách.
Việc thỏa mãn nhu cầu học tập bao giờ cũng tạo nên một cảm giác dễ chịu thích thú. Khi SV có nhu cầu học tập hoặc nhu cầu học tập được kích thích bởi hứng thú thì SV sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình học tập. Luận án này tìm hiểu hứng thú học tập ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer cụ thể ở những biểu hiện: vui mừng khi mở rộng vốn hiểu biết của bản thân; học được tri thức mới làm quên đi mệt mỏi; thích được cùng bạn bè trao đổi học thuật; thích thú đọc những tài liệu liên quan đến chuyên ngành; tri thức chuyên ngành có sức lôi cuốn SV tìm tòi mãnh liệt; rất thích khám phá tri thức khoa học mới mẻ; vui sướng khi tìm ra được hướng giải quyết nhiệm vụ học tập; thích được học những kỹ năng nghiên cứu khoa học; quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng mềm; đọc tài liệu trước và sau khi đến lớp là niềm vui; luôn háo hức khi được đến lớp mỗi ngày; chủ động lên kế hoạch tự học để giải quyết nhiệm vụ học tập; lo lắng khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao; vui khi được hợp tác cùng bạn bè để giải quyết nhiệm vụ học tập; rất phấn khởi khi được trình bày quan điểm của bản thân trong lớp học.
2.6.1.3. Niềm tin của bản thân trong học tập
Khi nghiên cứu về học tập xã hội Bandura (1997) chỉ ra rằng lực thúc đẩy trong quá trình học tập có liên quan với niềm tin vào bản thân. Niềm tin vào bản thân là định hướng tương lai, là sự đánh giá khả năng thực hiện hoạt động trong bối cảnh cụ thể nào đó để hoàn thành những công việc nào đó. Niềm tin vào bản thân phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc và sự kích động đặc biệt khi đương đầu với những lo lắng hay phấn kích. Niềm tin vào bản thân cao dẫn đến sự kiên trì và cố gắng cao trong học tập. Niềm tin vào bản thân cao ảnh hưởng tới động cơ thông qua việc xác định mục tiêu. Nếu một người có niềm tin vào năng lực bản thân cao họ sẽ đặt mục
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
tiêu cao, ít lo lắng về thất bại thay vào đó họ tìm ra chiến lược mới để tránh những thất bại trong quá khứ. Niềm tin vào năng lực và sự quy kết tác động lẫn nhau. Nếu kết quả được cho là do nguyên nhân bên trong và có thể điều chỉnh được (năng lực hay sự cố gắng) thì niềm tin vào năng lực của bản thân sẽ tăng lên. Những người có niềm tin vào năng lực cao đối với một công việc nào đó thường cho rằng thất bại của mình là do thiếu sự cố gắng. Những người có niềm tin vào công việc thấp đối với một công việc nào đó có xu hướng quy kết sự thất bại của mình là do thiếu năng lực.
Có niềm tin cao vào năng lực ở một số công việc sẽ khuyến khích sự quy kết cho các yếu tố có thể điều chỉnh được và sự quy kết này tăng cường niềm tin vào năng lực của bản thân. Ngay cả những người lạc quan một cách thái quá cũng giúp duy trì động cơ trong hoạt động. Niềm tin vào bản thân phát triển qua một loại học tập quan sát đặc biệt, ở đó con người quan sát nhiều lần hành động của chính mình trong một tình huống riêng biệt liên quan đến kết quả của tình huống. [5, tr437] [74, tr144-146]
Nghiên cứu này tìm hiểu niềm tin vào bản thân trong học tập ảnh hưởng đến nhu cầu học tập. Trên cơ sở những biểu hiện của niềm tin vào bản thân, luận án này tìm hiểu một số biểu hiện niềm tin vào bản thân trong học tập của SV người Khmer.
SV có niềm tin cao vào bản thân trong học tập sẽ kiên trì cố gắng giải quyết nhiệm vụ học tập, khi đó họ sẽ đặt mục tiêu cao. Kết quả được cho là do nguyên nhân bên trong và có thể điều chỉnh được (năng lực hay sự cố gắng) thì niềm tin vào năng lực sẽ tăng lên. SV người Khmer có niềm tin vào bản thân trong học tập cao thường cho rằng thất bại của mình là do thiếu sự cố gắng, thiếu nỗ lực. Ngược lại, SV có niềm tin vào bản thân trong học tập thấp có xu hướng quy kết sự thất bại của mình là do thiếu năng lực học tập. Luận án này tìm hiểu niềm tin vào bản thân trong học tập của SV người Khmer ảnh hưởng đến nhu cầu học tập qua một số biểu hiện như: tin bản thân học rất giỏi, tin bản thân có năng lực học tập, tin học kém là do bản thân chưa nỗ lực, tin bản thân có thể giải quyết tốt nhiệm vụ mà giảng viên giao, tin môn học nào bản thân không phấn đấu kết quả sẽ kém, tin bản thân có thể học giỏi tất cả các môn, tin bản thân học giỏi, tin bản thân có thể học giỏi nếu cố gắng, tin có thể học giỏi nếu cố gắng, tin nếu cố gắng thì kết quả học tập sẽ tốt, tin bản thân có kỹ năng học.
2.6.1.4 Cảm xúc hài lòng nhu cầu học tập của SV người Khmer
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Watson và Clark (1994) xác định một “cảm xúc như là một phản ứng có tổ chức, có cấu trúc cao đối với một sự kiện có liên quan đến nhu cầu, mục tiêu hoặc sự sống còn của cơ thể”Levenson (1994) mô tả cảm xúc là "những hiện tượng tâm lý- sinh lý ngắn ngủi đại diện cho những phương thức hiệu quả để thích nghi với những nhu cầu thay đổi về môi trường". Elizabeth K. Gray and David Watson“cảm xúc là các hệ thống dây thần kinh bẩm sinh, hữu cơ thúc đẩy sự sống còn của cơ thể bằng cách tạo ra các phản ứng thích ứng hoặc phản ứng thích ứng với các tình huống môi trường thay đổi. Cảm xúc cung cấp thông tin cho bản thân bằng cách hướng dẫn chúng ta hành động, tiếp cận hoặc tránh một đối tượng hoặc một người, và chúng tô màu các phán đoán và quyết định của chúng ta” [123, 22-23].
Dựa vào các tài liệu Tâm lý học đại cương đều thống nhất thừa nhận cảm xúc có liên quan đến nhu cầu – động cơ. Cảm xúc là một quá trình tâm lý phản ánh mối quan hệ giữa nhu cầu – động cơ với đối tượng cần thỏa mãn. Cảm xúc nảy sinh trong quá trình học tập khi nhu cầu học tập được thỏa mãn. Nghiên cứu này tìm hiểu cảm xúc hài lòng của SV người Khmer được biểu hiện ra trong quá trình học tập như ham hiểu biết, ngạc nhiên với vấn đề khoa học, hoài nghi khoa học, lo lắng khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập, hài lòng hoặc không hài lòng đối với những đòi hỏi về tri thức, kỹ năng, phẩm chất nhân cách và phương thức thỏa mãn chúng trong quá trình tham gia hoạt động học tập. Khi nhu cầu học tập được thỏa mãn người học nảy sinh cảm xúc dương tính dễ chịu, thoải mái, phấn trấn, vui vẻ. Ngược lại, nhu cầu học tập không được đáp ứng người học này sinh những cảm xúc âm tính, bất mãn, không hài lòng. SV người Khmer học có nhu cầu học tập thể hiện ở những thái độ như ham hiểu biết, ngạc nhiên với vấn đề khoa học, hoài nghi khoa học, lo lắng khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập, hài lòng hoặc không hài lòng đối với những đòi hỏi về tri thức, kỹ năng, phẩm chất liên quan đến nghề nghiệp và phương thức thỏa mãn chúng trong quá trình tham gia hoạt động học tập; bất mãn, không hài lòng khi nhu cầu học tập không được đáp ứng...Nhu cầu có liên quan đến cảm xúc âm tính hoặc dương tính, hài lòng hoặc không hài lòng.
Tuy nhiên nghiên cứu của luận án chỉ quan tâm đến những cảm xúc hài lòng đối với trong quá trình học tập biểu hiện cụ thể như: thích thú vì được đọc sách chuyên ngành;
vui sướng vì học được tri thức mới; tự hào vì đạt được thành tích cao trong học tập;
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
phấn trấn vì học được kỹ năng mềm; vui mừng vì được thực hành kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp; vui mừng vì được bạn bè, thầy cô khen là người thông minh, sáng tạo trong học tập; hạnh phúc vì được bạn bè thầy cô đánh giá là người có đạo đức tốt; vui sướng vì nhận ra bản thân có giá trị nhờ vào học tập. Cảm xúc hài lòng trong học tập là thái độ của người học đối với hoạt động học tập khi chúng có quan hệ với nhu cầu và động cơ học tập. Đọc sách là một trong những phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập, người học có nhu cầu cao luôn thích thú vì được đọc loại sách bản thân cần đọc để thỏa mãn nhu cầu học tập. Khi nhu cầu học tập được thỏa mãn người học luôn nảy sinh những cảm xúc hài lòng nhờ đó mà họ tìm được niềm vui trong học tập.
Tóm lại, tìm hiểu các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer, luận án này xác định những yếu tố sau: mục đích học tập, hứng thú học tập, niềm tin vào bản thân trong học tập và cảm xúc hài lòng trong học tập
2.6.2. Một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của sinh viên người Khmer vùng đồng bằng sông
Các nhà giáo dục học đã chỉ rõ muốn học tập có kết quả người học phải được đảm bảo những điều kiện khách quan (nội dung chương trình, sách giáo khoa, tác động của giáo viên, tác động của điều kiện cơ sở vật chất...) [17, tr27-28]. Những điều kiện bên ngoài cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer. Nhu cầu học tập của SV người Khmer chỉ có thể nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động học tập. Trong quá trình tham gia hoạt động học tập, SV thực hiện những hành động bên ngoài và hành động bên trong chiếm lĩnh đối tượng học tập. Vì vậy các yếu tố khách quan là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV. Tìm hiểu những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu học tập, chúng tôi tìm hiểu các yếu tố như: triển vọng ngành học, nhà trường, gia đình
2.6.2.1. Triển vọng ngành học
Việc làm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân và đó là một trong những yếu tố thúc đẩy đồng thời cũng là nỗi lo của SV nói chung và SV người Khmer nói riêng. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội gần đây nhất cho thấy hiện có tới 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp [134]. UNESCO có chỉ
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
rõ một trong những mục tiêu của học tập là “học để làm”. Nghề nghiệp có quan hệ với việc làm, với kiếm tiền, với sự thành đạt. Đương nhiên nghề nghiệp luôn gắn với giá trị sống của mỗi người. C Mác từng nói “chọn nghề nào mà ta không bị còng lưng dưới gánh nặng của nó, sao cho cống hiến được nhiều nhất cho xã hội” [28, 128]. Trong xu thế hội nhập thì vấn đề muốn giao lưu, mong muốn tìm hiểu văn hóa của các quốc gia trên giới trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội. Những nỗi lo về ngành học có tìm được nghề phù hợp cho bản thân, có tìm được nguồn thu nhập ổn định, có phù hợp với năng lực bản thân, hay không phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV. Tìm hiểu triển vọng ngành học ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer nghiên cứu của luận án xác định những triển vọng liên quan đến lợi ích của bản thân và liên quan đến lợi ích của xã hội như: ngành dễ thi đậu, ngành được xã hội đánh giá cao, ngành dễ tìm việc, ngành có nhiều cống hiến cho xã hội, ngành có thể kiếm được nhiều tiền, ngành có thể tìm được thu nhập ổn định, ngành phù hợp với năng lực bản thân, tìm được việc làm tại địa phương, phum/sóc cần người có trình độ cao, nhận được học bổng từ địa phương, tham gia vào lễ hội của phum/sóc
2.6.2.2. Yếu tố nhà trường
Người học chỉ quan tâm đến mục đích, nhu cầu, hứng thú, gợi trí tò mò đối với mình. Mỗi SV xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau nên trong cùng một thời gian các cá nhân có thể có những nhu cầu bức thiết khác nhau. Do điều kiện và sự nỗ lực vượt khó khác nhau dẫn đến có những nhu cầu người học được thỏa mãn, có những nhu cầu người học chưa được thỏa mãn. Vấn đề của nhà trường là cần kích lệ sự quan tâm của người học đối với nhu cầu học tập [17, tr58-59]. Các yếu tố nhà trường bao gồm: yếu tố con người và cơ sở vật chất
Giảng viên có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu học tập của SV. Thực tế SV vào đại học đều có nhu cầu học tập và vấn đề quan trọng từ phía người dạy là làm thế nào để phát hiện nhu cầu học tập của SV để từ đó kích thích tạo động lực phát huy tính tích cực sao cho có thể đáp ứng nhu cầu học tập của SV một cách tốt nhất. GV với vai trò chủ đạo trong hoạt động dạy, SV với vai trò chủ động trong hoạt động học đòi hỏi người dạy biết cách định hướng tổ chức, biết cách thiết kế để người học thi công có
Luận án tiến sĩ Tâm lý học