Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 97)

Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHU CẦU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGƯỜI KHMER

3.1. Tổ chức nghiên cứu

3.1.1. Địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1.1.1. Về địa bàn nghiên cứu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên với trên 17 triệu dân, là vùng sản suất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Ngoài nguồn lương thực, ĐBSCL còn có nguồn lợi về cây ăn quả, thủy hải sản xuất khẩu với trữ lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Đây là vùng đất mới trù phú, cảnh quan xinh đẹp, cây trái tốt tươi quanh năm. Hiện nay, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã tác động tích cực, làm đổi thay lớn về sản xuất và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL mang lại sự thịnh vượng cho toàn vùng. Với yêu cầu công nghiêp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học cần được nghiên cứu.

Việc qui hoạch chiến lược phát triển của vùng đặt ra những câu hỏi bức bách cho các nhà khoa học và chính quyền các cấp tham gia nghiên cứu, đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú, đa dạng của vùng.

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.640 người, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL. Tuy nhiên, khu vực người Khmer tập trung sinh sống chủ yếu là các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang [137]. Hiện nay SV người Khmer chủ yếu theo học tại các trường đại học vùng ĐBSCL. Riêng Trường ĐHCT theo số liệu thống kê năm 2017 có 1753 SV là người Khmer. Nơi SV người Khmer tập trung học nhiều nhất là Trường ĐHCT, Trường ĐHYDCT, Trường ĐHAG và Trường ĐHTV. Vì vậy, 4 trường đại học trên được chọn làm địa bàn nghiên cứu.

Trường ĐHCT là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay trường đào

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

tạo 93 chuyên ngành đại học, 34 chuyên ngành cao học, 13 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 02 chuyên ngành cao đẳng. Trường ĐHCT hiện đang đào tạo khoảng 60.000 SV, bao gồm 2.000 SV các dân tộc Khmer, Hoa, Tày, Chăm,..trong đó, SV người Khmer chiếm tỷ lệ 60%. Hàng năm trường đều tổ chức các lễ hội nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Khmer, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho SV dân tộc như: tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ Sen Đônta. SV người dân tộc luôn được sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, nhà trường, chính quyền địa phương các cấp qua việc ban hành các chính sách tạo điều kiện hỗ trợ cho SV dân tộc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tiếp tục học tập.

Trường ĐHYDCT là một trong những Đại học Y khoa ở Việt Nam nói chung và ở khu vực ĐBSCL nói riêng. Tiền thân của trường là Khoa Y-Nha-Dược thuộc Trường ĐHCT. Năm 1979, khoa Y – Nha – Dược được thành lập thuộc Trường ĐHCT. Đến năm 2002, khoa Y – Nha – Dược được tách ra để thành lập Trường ĐHYDCT trực thuộc Bộ Y tế. Trường ĐHYDCT hiện có khoảng hơn 300 SV đang theo học. Trường luôn quan tâm đến đến chính sách và tạo điều kiện cho SV người tham gia các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc Khmer, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho SV người Khmer.

Trường ĐHAG được thành lập theo Quyết định số 241/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và khai giảng năm học đầu tiên ngày 09 tháng 9 năm 2000. Xây dựng trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, Trường ĐHAG là cơ sở đào tạo công lập trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Trường ĐHAG hiện có khoảng 247 SV người Khmer đang theo học. Hàng năm trường đều có tổ chức các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc Khmer nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho SV người Khmer đang theo học tại trường.

Trường ĐHTV được hình thành và phát triển từ Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh. Trường ĐHTV được chính thức thành lập theo Quyết định 141/QĐ/2006-TTg ngày 19/6/2006 của Thủ tướng chính phủ và trở thành một trong những trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Trà Vinh

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

là tỉnh có tới 30% là người Khmer Nam bộ, trường ĐHTV hiện là nơi duy nhất trên cả nước được giao nhiệm vụ đào tạo văn hóa, ngôn ngữ, nghệ thuật Khmer Nam bộ.

Đây cũng là địa chỉ tin cậy của đông đảo SV người Khmer tìm đến để học ngành ngôn ngữ Khmer và văn hóa Khmer với hy vọng sau này ra trường có cơ hội việc làm ổn định trong thời buổi hội nhập, phát triển như hiện nay.

Tóm lại, Trường ĐHCT, ĐHYDCT, ĐHAG, ĐHTV là nơi có SV người Khmer theo học nhiều nhất. Mỗi trường đều có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho SV người Khmer học tập, vui chơi phát huy truyền thống văn hóa dân tộc như: chính sách hỗ trợ học bổng, tổ chức các lễ hội văn hóa Khmer… giúp SV người Khmer thể hiện giá trị truyền thống của dân tộc đồng thời học hỏi giao lưu với các dân tộc khác.

3.1.1.2. Khách thể khảo sát

Bảng 3.1. Khách thể khảo sát

Khách thể khảo sát Số lượng %

Sinh viên năm nhất 136 19.4

năm hai 242 34.5

năm ba 193 27.5

năm tư 130 18.5

Giới tính Nam 258 36.8

Nữ 443 63.2

Trường ĐHCT 261 37,2

ĐH YDCT 145 20,7

ĐHAG 107 15,3

ĐHTV 188 26,8

Kết quả học tập

Xuất sắc 5 0.7

Giỏi 86 12.3

Khá 271 38.7

Trung bình khá 236 33.7

Trung bình 103 14.7

Khách thể nghiên cứu 701 SV người Khmer vùng ĐBSCL trong đó Trường ĐHCT là 261 SV chiếm 37,2%, ĐHYDCT là 145 SV chiếm 20.7%, ĐHAG là 107 SV chiếm 15.3%, ĐHTV là 188 SV chiếm 26.8%. SVnam là 258 chiếm 36,81%, SV nữ là 443 chiếm 63,2%. Khách thể là SV năm thứ nhất 136 chiếm 19,4%, SV năm thứ hai là 242 chiếm 34,5%, SV năm thứ ba là 193 chiếm 27,5%, SV năm thứ tư là 130 chiếm 18,5%. Khách thể là SV đạt kết quả học tập xuất sắc chiếm 0,7%; SV đạt kết quả học

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

tập giỏi là 12,3%; SV đạt kết quả học tập khá là 38,7%; SV đạt kết quả học tập trung bình khá là 33,7% và SV đạt kết quả học tập trung bình là 14,7%.

3.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu

Luận án được tiến hành từ năm 2014 đến 2017 qua các giai đoạn và nhiệm vụ cụ thể như sau:

3.1.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

 Thời gian: từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015

 Mục đích: xây dựng cơ sở lý luận nhu cầu học tập của sinh viên

 Nội dung: xây dựng đề cương chi tiết, khung lý thuyết cho luận án, xây dựng các khái niệm công cụ như: nhu cầu, học tập, nhu cầu học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập

 Cách thực hiện: đọc, phân tích các tài liệu: sách, luận án, tạp chí khoa học liên quan đến vấn đề nhu cầu học tập để xây dựng khung lý thuyết cho luận án.

3.1.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng

Để có những cứ liệu khách quan về nhu cầu học tập của SV người Khmer, nghiên cứu của luận án sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu. Những dữ liệu thu được từ những phương pháp này là nguồn dữ liệu chủ yếu được sử dụng để phân tích thực trạng nhu cầu học tập của SV người Khmer.

Thời gian: từ tháng 01 năm 2015 đến 4 năm 2016

Mục đích: tìm hiểu thực trạng nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của SV người Khmer. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao nhu cầu học tập cho SV.

Cách thực hiện: nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp.

3.1.2.3. Giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm

Thời gian: từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 7 năm 2017

Mục đích: đánh giá tác động của các biện pháp (nâng cao nhận thức về ý nghĩa của nội dung tri thức khoa học; hướng dẫn phương pháp học tập thông qua lập

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

kế hoạch học tập; tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức; tạo bầu không khí tâm lý thoải mái trong lớp học; tạo niềm tin vào tính hiệu quả của bản thân trong học tập) đến mức độ nhu cầu học tập của SV người Khmer.

Cách thực hiện:

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực tiễn và những điều kiện thực nghiệm để lựa chọn biện pháp thực nghiệm các biện pháp tác động tâm lý – giáo dục trên cơ sở đó lựa chọn kiểu thiết kế thực nghiệm và xây dựng nội dung thực nghiệm. Tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu và phân tích kết quả.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu học tập của sinh viên người khmer vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)