Các can thiệp dự phòng nhiễm HPV và UTCTC

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG I: TỔNG QUA TÀI LIỆU

1.5. Các can thiệp dự phòng nhiễm HPV và UTCTC

Chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp về nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm HPV trên thế giới đưọc công bố. Tuy nhiên, hiệu quả của một số can thiệp bằng truyền thông hoặc nâng cao kiến thức, thực hành bằng cách đưa vào chương trình giảng dạy cho các nhóm đối tượng cũng đã được khẳng định.

Tại Châu Âu, một nghiên cứu ở Scotland tiến hành năm 2008 khảo sát hiểu biết của 150 sinh viên (100 nữ và 50 nam) tại trường Đại học y khoa của Glasgow cho thấy trước khi có can thiệp tỷ lệ trả lời đúng về con đường lây truyền, các biện pháp phòng tránh chỉ dưới 50% ở cả nam và nữ. Sau một năm can thiệp truyền thông bằng khuyến khích đọc sách và tờ rơi về những kiến thức về HPV và tiêm vắc xin HPV, tỷ lệ này tăng lên 73%. Tuy nhiên, can thiệp để thay đổi về thái độ và thực hành thường khó hơn và cần có nhiều thời gian hơn. Vì thế trong can thiệp trên mặc dù có sự gia tăng đáng kể về sự hiểu biết về HPV, nhưng vẫn còn hơn 30% tin rằng UTCTC không liên quan đến HPV [116].

Nghiên cứu can thiệp của Kepka và cộng sự năm 2011 ở Tây Ban Nha với đối tượng nghiên cứu là bố mẹ có con gái từ 9-17 tuổi ở nông thôn về nâng cao nhận thức HPV và vắc xin cho bậc cha mẹ. Nhóm can thiệp thường nhận được thông tin sức khỏe của bác sĩ hoặc y tá tại phòng khám địa phương và được các y tá hoặc bác sĩ tư vấn về vắc xin HPV. Những chủ đề về HPV, được trình bày dưới dạng bốn kịch bản truyện ngắn hay phim truyền hình ngắn bao gồm các họa tiết hình ảnh và cuốn sách mỏng để nâng cao nhận thức về HPV và chủng ngừa HPV. Sau 9 tháng

Luận án Y tế cộng đồng

can thiệp kết quả cho thấy những người tham gia nhóm can thiệp có kết quả trả lời các câu hỏi khảo sát về kiến thức và niềm tin tốt hơn so với nhóm chứng. Họ biết rằng HPV là một bệnh nhiễm trùng thông thường (70% so với 48%, p = 0,002), biết tuổi nên tiêm vắc xin (87% so với 68%, p = 0,003). Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra giáo dục sức khỏe bằng radio có thể là một chiến lược hiệu quả để tăng nhận thức về vắc xin HPV của cha mẹ gốc Tây Ban Nha [101]. Một nghiên cứu khác cũng được triển khai ở Tây Ban Nha, sau khi can thiệp dựa trên một đoạn video kết quả sự sẵn sàng tiêm vắc xin cho bản thân hoặc con của họ rất cao[69].

Ở Trung Quốc, một chương trình can thiệp ở phụ nữ đã đi làm và sinh viên đại học năm 2011 về kiến thức HPV và sự chấp nhận vắc xin HPV. Kết quả trước can thiệp chỉ có 28% phụ nữ có việc làm và 12% sinh viên nghe nói về HPV, 21% phụ nữ có việc làm và 7,2% sinh viên biết mối liên quan giữa HPV và UTCTC. Hoạt động được triển khai chính là các buổi truyền thông nhóm nhỏ về sức khỏe nói chung và ung thư. Bao gồm: tác hại của thuốc lá, chăm sóc dinh dưỡng, khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc ung thư. Người tham gia được nhận các tài liệu về sức khỏe nói chung và ung thư cũng như các trang website chăm sóc sức khỏe và sàng lọc ung thư miễn phí. Các video sử dụng trong truyền thông được xây dựng, thiết kế phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ nhằm tăng cường thái độ và hành vi thích hợp. Sau can thiệp, kết quả thu được sự thay đổi đáng kể về kiến thức với 89% phụ nữ có việc làm và 59% sinh viên biết mối liên quan giữa HPV và UTCTC, sẵn sàng tiêm phòng HPV tăng lên đáng kể từ 77% đến 90% ở phụ nữ có việc làm và từ 73% đến 82% của sinh viên. Có 92% phụ nữ trong nhóm can thiệp dự định tham gia sàng lọc UTCTC phát hiện sớm HPV [68]. Như vậy hoạt động can thiệp nâng cao nhận thức thông qua truyền thông cho phụ nữ về HPV trong nghiên cứu này đã chứng minh được hiệu quả.

Tại Việt Nam, hoạt động dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung được triển khai thực hiện với quy mô nhỏ lẻ tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh từ những năm 1970-1980 bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Cuối những năm 1990, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung do Dự án phòng chống ung thư cổ tử cung Việt - Mỹ triển khai, cũng dựa vào xét

Luận án Y tế cộng đồng

nghiệm tế bào cổ tử cung. Từ tháng 3/2009 - 3/2011, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế và Tổ chức PATH đã triển khai Dự án “Tăng cường dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung tại Việt Nam” tại 3 Tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế và Cần Thơ.

Trong khuôn khổ Dự án, VIA được sử dụng để sàng lọc tổn thương cổ tử cung tại tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến xã. Các trường hợp bất thường phát hiện được xử trí theo quy định, trong đó phần lớn được điều trị ngay hoặc trì hoãn ngắn tại tuyến huyện bằng phương pháp áp lạnh cổ tử cung. Các trường hợp vượt quá chỉ định điều trị áp lạnh được chuyển lên tuyến tỉnh/trung ương và được điều trị với phương pháp LEEP. Tổng số có 38.187 phụ nữ trong độ tuổi 30-49 tuổi được sàng lọc bằng VIA, trong đó tỷ lệ VIA dương tính là 3%. Đánh giá định lượng và định tính cho thấy triển khai VIA có nhiều thuận lợi và được đón nhận dễ dàng cả từ phía ngành y tế lẫn khách hàng [3].

Một can thiệp về tiêm phòng HPV cũng được hỗ trợ bởi tổ chức PATH thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2010 cho 6.000 trẻ trong 2 năm với 18 ngàn mũi tiêm ở huyện miền núi Quang Hóa (Thanh Hóa), huyện nông thôn Nông Cống (Thanh Hóa) và vùng thành thị là phường Bình Thủy, Ninh Kiều (Cần Thơ). Trước khi can thiệp tiêm phòng là hoạt động nâng cao kiến thức về HPV và các biện pháp dự phòng UTCTC. Kết quả cho thấy, khi đối tượng nghiên cứu biết HPV gây UTCTC và có thể phòng được bằng tiêm phòng thì họ sẽ quyết định tiêm phòng đầy đủ [132]. Như vậy có thể khẳng định là mặc dù có trở ngại về phải trả phí vắc xin nhưng kiến thức có vai trò quan trọng trong việc thực hành tiêm phòng cho các đối tượng trẻ gái và phụ nữ trong độ tuổi tiêm phòng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu can thiệp phòng lây nhiễm HPV, trong đó nâng cao nhận thức về HPV, vắc xin và khám sàng lọc phát hiện sớm UTCTC là những giải pháp hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong cho phụ nữ. Để hoạt động can thiệp có hiệu quả thì cần phải có chiến dịch truyền thông phù hợp, đồng thời phải có đội ngũ cán bộ y tế xã/phường có kiến thức về HPV để họ có thể trao đổi, tư vấn trực tiếp cho phụ nữ tại địa bàn quản lý.

Luận án Y tế cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)