Bàn luận về kiến thức của phụ nữ có chồng tuổi 15-49 về phòng nhiễm HPV trước can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 105 - 111)

CHƯƠNG I: TỔNG QUA TÀI LIỆU

4.1. Bàn luận về kiến thức của phụ nữ có chồng tuổi 15-49 về phòng nhiễm HPV trước can thiệp

Việc đã từng nghe tới HPV là một chỉ báo quan trọng, phản ánh mức độ quan tâm của phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung vềvề HPV và dự phòng lây nhiễm HPV. Tại thời điểm TCT, có 52,1% phụ nữ ở Chí Linh và 39,8% ở Thanh Thủy đã từng nghe nói đến HPV. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa hai địa bàn có thể giải thích là do điều kiện phát triển kinh tế, xã hội có khác nhau giữa 2 địa bàn. Như đã đề cập ở trên, ở Thanh Thủy có nhiều phụ nữ dân tộc hơn, nghèo hơn và phụ nữ làm nghề nông nhiều hơn, vì vậy việc tiếp cận với một vấn đề khá mới

Luận án Y tế cộng đồng

như HPV chắc chắn sẽ hạn chế hơn so với phụ nữ ở Chí Linh. Tỷ lệ phụ nữ biết về HPV ở Chí Linh tương tự với kết quả nghiên cứu của Yi và cộng sự được tiến hành vào năm 2013 trên đối tượng những phụ nữ gốc Việt có trình độ thấp sinh sống tại bang Houston, Texas của Mỹ (gần 50%) [175] và phụ nữ đến khám tại bệnh viện ở Bỉ trong một nghiên cứu từ năm 2008 [76]. Tuy nhiên, so sánh với các nghiên cứu ở một số nước khác ở châu Phi, châu Á cũng như trong nước thì tỉ lệ phụ nữ ở Chí Linh và cả ở Thanh Thủy biết đến HPV cao hơn [45], [99], [125], [134], [141].

Nghiên cứu của Phạm Thọ Dược và cộng sự trên 1072 phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Đăk Lăk năm 2013[8], của Nguyễn Thùy Linh và cộng sự trên 3000 phụ nữ đã lập gia đình tuổi từ 18-65 tại Huế, Cần Thơ và Thái Nguyên năm 2012 cho thấy chỉ có khoảng 33% đối tượng có thông tin về HPV [15]. Tỷ lệ phụ nữ biết về HPV trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có lẽ là do những năm gần đây, thông tin về HPV ngày càng được quan tâm và nói đến nhiều hơn qua các kênh thông tin khác nhau.

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ năm 2014, sau 2 năm so với nghiên cứu ở Huế và Cần Thơ có thể là nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này. Hơn thế nữa mẫu nghiên cứu ở nghiên cứu trên bao gồm cả những đối tượng phụ nữ trên 49 tuổi, là những người mà khả năng tiếp cận thông tin có thể không được như những người trẻ tuổi hơn như trong nghiên cứu của chúng tôi. Cũng có thể là ở lứa tuổi đó họ không quan tâm nhiều đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh về đường sinh sản vì thế tỷ lệ biết về HPV thấp hơn.

Kiến thức về đối tượng có thể lây nhiễm và đường lây HPV

Tại thời điểm trước can thiệp, chưa đến một nửa số ĐTNC ở cả 2 địa bàn biết về đối tượng lây nhiễm là cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, trong số ĐTNC biết về đối tượng lây nhiễm thì đa số cho là phụ nữ và đàn ông đã quan hệ tình dục (40,9%

và 31,8%), chỉ có ít phụ nữ biết là kể cả những người chưa quan hệ tình dục vẫn có nhiễm HPV và cũng là đối tượng lây nhiễm. Kết quả này phù hợp với tỷ lệ phụ nữ biết về các đường lây qua đường tình dục thấp (43,5% ỏ Chí Linh và 32,6% ở Thanh Thủy) và rất ít đối tượng nghiên cứu (<5%) biết HPV có thể lây truyền qua các đường lây khác (mẹ truyền sang con, dùng chung đồ lót, tiếp xúc davới da ở vùng sinh dục). Hiện trạng này phản ánh một thực tế là vấn đề HPV chưa được

Luận án Y tế cộng đồng

truyền thông rộng rãi đến với cộng đồng và kiến thức về vi rút này ở người dân là rất hạn chế. Ít hiểu biết về HPV còn biểu hiện ở những nhận định sai lầm về đường lây, cụ thể là có tới 16,1% phụ nữ tại Chí Linh, 12,3% phụ nữ ở Thanh Thủy cho rằng HPV có thể lây qua đường máu, một số khác cho rằng HPV lây qua vết muỗi/

côn trùng đốt (phụ lục 19). Với những nhận thức không đúng này có thể là do chưa được truyền thông nhưng cũng có thể các phụ nữ trong địa bàn nhầm lẫn với HIV do cách viết và phát âm tương tự giống nhau, vì thế cho là lây qua đường máu. Kết quả thảo luận nhóm với đối tượng nghiên cứu cũng có nhiều ý kiến nhầm lẫn giữa HPV và HIV hoặc cho là HPV có những liên quan nhất định đến HIV.

Kiến thức về yếu tố tăng nguy cơ lây nhiễm và các biện pháp hạn chế:

Đối tượng nghiên cứu biết về yếu tố tăng nguy cơ chủ yếu là tình dục không an toàn, tuy nhiên tỷ lệ người biết về các yếu tố này cũng chỉ khoảng từ 30- 49%. Kiến thức về yếu tố tăng nguy cơ lây nhiễm của các phụ nữ ở Chí Linh cao hơn so với phụ nữ ở Thanh Thủy nhưng chỉ với hơn 1/3 số đối tượng biết về các yếu tố nguy cơ là một thực tế cần được quan tâm can thiệp. Đây là thực tế ở nhiều địa bàn trong nước cũng như ở các nước châu Á khác như Pakistan, Nigeria [104], [161].

Kiến thức về các yếu tố nguy cơ của ĐTNC đã rất hạn chế nhưng tỷ lệ người biết về cách phòng, giảm nguy cơ lây nhiễm còn ở mức thấp hơn nhiều. Hạn chế lây nhiễm bằng cách “Không QHTD với nhiều người” được nhiều ĐTNC đề cập đến nhất cũng chỉ đạt khoảng 22%. Rất ít (3 – 10%) số phụ nữ biết về các biện pháp khác như “không QHTD sớm, cần tiêm vắc xin HPV cũng là những biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm” chứng tỏ các ĐTNC chưa được cung cấp thông tin về phòng lây nhiễm. Can thiệp truyền thông về HPV và phòng bệnh thực sự là rất cần thiết cho phụ nữ ở các địa bàn nghiên cứu.

Kiến thức về triệu chứng, hậu quả và khả năng điều trị: Rất ít đối tượng nghiên cứu biết về các dấu hiệu nhiễm HPV, thậm chí có đến hơn 50% số đối tượng biết không đúng. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như một nghiên cứu của Proma Paul và cộng sự ở Thanh Hóa và Cần thơ với 50,6% số phụ nữ cho là triệu chứng phổ biến nhất là đau vùng hố chậu [4]. Mặc dù triệu chứng nhiễm HPV cũng

Luận án Y tế cộng đồng

không thực sự đặc hiệu và không dễ để người dân có thể nhận ra nhưng can thiệp cung cấp một số kiến thức cơ bản cũng cần được lưu ý trong các thông điệp truyền thông. Biết được các triệu chứng nghi ngờ nhiễm HPV giúp phụ nữ có thể nhận ra các dấu hiệu bệnh và quyết định tìm kiếm và tiếp cận các dịch vụ y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Việc nhận thức về hậu quả của nhiễm HPV có thể sẽ là căn cứ giúp đối tượng có hành vi tích cực hơn trong phòng tránh HPV như khám sàng lọc hay tiêm vắc xin cũng như thực hiện các hành vi QHTD an toàn. Tỷ lệ biết về hậu quả của nhiễm HPV có thể gây UTCTC ở cả 2 địa bàn Thanh Thủy và Chí Linh đều đạt tỷ lệ thấp (17,4%-28,1%). Mặc dù vậy, kết quả này vẫn khả quan hơn kết quả nghiên cứu của Hoque và cộng sự tại Đại học Nam Phi năm 2013 khi chỉ có 12,5% số sinh viên Nam Phi biết rằng HPV gây UTCTC [95]. Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn một số nghiên cứu khác ở trong nước (Thanh Hóa, Cần Thơ) và một số nước ở châu Mỹ, Úc, Ý trên cùng đối tượng là phụ nữ [135], [147]. Tuy nhiên, so với một số nghiên cứu ở các nước ở châu Á, ở Thổ Nhĩ Kỳ, thì nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết qủa tương tự[131], [156].

Hiểu biết về hậu quả nhiễm HPV có thể gây ra UTCTC cũng như hiểu biết về HPV nói chung liên quan chặt chẽ tới việc tiếp cận với nguồn cung cấp thông tin và các hoạt động truyền thông tại cộng đồng. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở trong địa bàn chưa có chương trình can thiệp nào về HPV, vì thế kiến thức mà một số phụ nữ có được là do họ tự tìm hiểu. Đó cũng là lý do mà một số phụ nữ có kiến thức không đúng như cho rằng HPV có thể gây ra lậu, giang mai là những bệnh có thể gây ra kì thị trong cộng đồng. Đây là các kết quả cần được chú ý khi thực hiện can thiệp để xóa bỏ những quan niệm sai lầm, kỳ thị về những người bị nhiễm HPV.

Đánh giá hiểu biết về HPV không những quan trọng để có hoạt động cụ thể mà còn để có cơ sở biên soạn các tài liệu truyền thông phù hợp.

Kiến thức về phòng lây nhiễm HPV:

Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết về đường lây truyền còn thấp, vì thế kiến thức về phòng HPV cũng rất hạn chế. Chưa đến một nửa số phụ nữ biết là HPV lây truyền qua

Luận án Y tế cộng đồng

đường tình dục, vì vậy cũng chỉ có khoảng từ 20- 25% phụ nữ ở địa bàn nghiên cứu trả lời về cách phòng HPV là không QHTD với nhiều người và chỉ 11- 19% đề cập đến sử dụng bao cao su khi QHTD. Các cách hạn chế lây truyền khác như tránh tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục nhiễm HPV, hạn chế QHTD trước 18 tuổi, tiêm vắc xin phòng HPV, dùng riêng quần áo và đồ dùng cá nhân thì chỉ chưa đến 10%

phụ nữ đề cập đến. Tuy chỉ có một số ít (khoảng 3,5% - phụ lục 19) phụ nữ cho rằng nên cách ly với người nhiễm HPV nhưng thông tin này rất cần phải được lưu tâm trong can thiệp vì đây là một quan niệm sai lầm và có thể dẫn tới vấn đề kì thị, phân biệt đối xử trong cộng đồng. Người làm truyền thông liên quan đến vấn đề HPV cần lưu ý truyền tải thông điệp sao cho vừa mang tính chính xác, vừa mềm mỏng, tinh tế để không gây sợ hãi; từ đó tránh dẫn tới kì thị, phân biệt đối xử như đã từng xảy ra với chiến dịch truyền thông phòng chống HIV/AIDS trước đây.

Tiêm vắc xin phòng HPV là biện pháp dự phòng cấp 1 được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàng đầu nhằm dự phòng nhiễm HPV [173]. Hiện Việt Nam đã có 2 loại vắc xin phòng HPV có mặt trên thị trường và đã được cấp phép từ năm 2011[3], [36]. Trong nghiên cứu này, 51,4% đối tượng ở Chí Linh và 49,4% ở Thanh Thủy đã biết đến vắc xin phòng HPV. Các và tỉ lệ này tương đồng với tỉ lệ đã từng nghe đến HPV (52,1% và 39,8%). Điều này gợi ý rằng có thể những người đã nghe đến vi rút HPV thì cũng đã biết đến sự có mặt của vắc xin phòng HPV, hoặc một cách lí giải khác là đối tượng nghe đến vi rút HPV thông qua các thông tin về vắc xin HPV hoặc là biết vắc xin HPV qua thông điệp phòng UTCTC. So với kết quả nghiên cứu của Ayman ở Ả-rập Xê-út, năm 2015 đối tượng là nữ sinh viên chỉ có 24,2% biết có vắc xin tiêm phòng HPV [98]. Tỷ lệ đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi biết về vắc xin phòng HPV cao hơn các nghiên cứu khác là một tín hiệu tốt, tuy nhiên khi hỏi chi tiết hơn về vắc xin HPV thì hiểu biết của họ lại hạn chế hơn nhiều. Chỉ khoảng 1/3 số phụ nữ biết đúng về đối tượng tiêm phòng là nữ trong độ tuổi 9-26 chưa QHTD. Rất ít phụ nữ biết về tuổi tiêm tốt nhất cho nữ là 11-13 tuổi (tỷ lệ chung ở 2 địa bàn: 15,2%; Chí Linh: 12,3% - Thanh Thủy: 18,2%), cần tiêm 3 mũi (21%; 22,3-19,7%) và phải tiêm trong vòng 6 tháng (7,1%; 7,9 – 6,3%). Các kiến thức này thực sự rất cần thiết cho cộng đồng. Vì vậy việc truyền

Luận án Y tế cộng đồng

thông cần chi tiết, cụ thể để người dân có các kiến thức cơ bản, tuân thủ việc tiêm chủng hiệu quả. Tỷ lệ kiến thức đúng về vắc xin thấp cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ở Trung Quốc [176], ở Ả-rập Xê-út cùng thời điểm nghiên cứu[41].

Hiểu biết về vắc xin và tiêm chủng không chỉ còn hạn chế ở nước ta mà còn ở nhiều nước đang phát triển khác. Trao đổi kinh nghiệm, học tập các mô hình thành công của các nước, khu vực có cùng điểm xuất phát sẽ thúc đẩy chương trình phòng nhiễm HPV cũng như UTCTC được triển khai rộng và nhanh hơn.

Một điểm đáng lưu ý đối với vắc xin HPV đó là nó không giúp tránh hoàn toàn việc nhiễm HPV. Bởi vì HPV có rất nhiều loại, hiện tại mới có 3 loại vắc xin HPV được cấp phép lưu hành trên thế giới có thể phòng 9 loại HPV đó là HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 [60], [62], [163], [164]. Đây chính là lí do vì sao các chiến dịch tiêm phòng vắc xin HPV cần phải luôn nhấn mạnh đến việc tiến hành đồng thời với truyền thông nâng cao nhận thức về khám sàng lọc UTCTC. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 16,4% và 15,9% phụ nữ ở Chí Linh và Thanh Thủy biết rằng vắc xin HPV không giúp hoàn toàn phòng tránh nhiễm HPV. Đây là thông tin quan trọng giúp chúng tôi khi tiến hành can thiệp cần giải thích rõ để tránh tâm lý chủ quan, đặc biệt là đối với những người đã hoặc dự định tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng HPV. Nhấn mạnh thông điệp này vì số liệu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu trên khách hàng đi tiêm phòng ở bệnh viện Hùng Vương cho tỉ lệ phụ nữ biết được rằng vắc xin không giúp phòng tránh hoàn toàn HPV là 82% [33].

Hay như nghiên cứu của Phạm Quốc Thắng cùng năm 2014 trên sinh viên trường trung cấp y dược Hà Nội, tỉ lệ là 66% [31]. Sự khác biệt lớn như vậy có lẽ là do ở bệnh viện Hùng Vương những người đã quyết định đi tiêm phòng HPV, họ đã tìm hiểu thông tin từ trước, hoặc được cán bộ y tế tư vấn, nên đã biết được về kiến thức này. Đối với nhóm đối tượng là sinh viên trường trung cấp y dược có thể được giới thiệu về vấn đề này trong chương trình học, hoặc bản thân họ thường có xu hướng quan tâm hơn đến các vấn đề sức khỏe, vì vậy nắm rõ hơn đối tượng là phụ nữ tại Chí Linh, Hải Dương. Can thiệp nâng cao hiểu biết về HPV và UTCTC có tác động thế nào đến sự chấp nhận tiêm phòng vắc xin còn là vấn đề chưa thực sự thống nhất giữa các nghiên cứu. Một số tác giả cho rằng hiểu biết về HPV có tác động tích cực

Luận án Y tế cộng đồng

đến việc thực hành tiêm phòng, một số nghiên cứu lại cho là có ảnh hưởng rất ít hoặc hầu không có liên quan gì đến việc chấp nhận tiêm phòng. Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đều thống nhất là nếu thiếu hiểu biết về HPV chắc chắn sẽ là một cản trở đối với việc chấp nhận tiêm phòng [100], [144]. Kết quả can thiệp về tiêm phòng HPV ở Việt Nam cho thấy lý do đầu tiên các bà mẹ chấp nhận tiêm phòng cho con gái là do họ biết được UTCTC có thể phòng được nhờ tiêm phòng, vì vậy kiến thức về HPV và các biện pháp phòng tránh có tác động tích cực đối với thực hành tiêm vắc xin [107]. Thực tế với dự án 2 năm can thiệp khuyến khich tiêm vắc xin HPV ở Việt Nam cho thấy việc can thiệp nâng cao kiến thức là quan trọng đối với chấp nhận tiêm phòng của cộng đồng [127]. Tuy nhiên, không phải hiểu biết về HPV làm tăng tỷ lệ chấp nhận tiêm phòng mà hiểu biết giúp người dân có cơ sở để quyết định là tiêm hay không. Khi đã khẳng định về việc lợi ích của tiêm phòng, chắc chắn họ sẽ cố gắng ưu tiên thực hiện việc đó. Với điều kiện kinh tế, xã hội ở nước ta, việc tiêm phòng còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố khác như thu nhập, hỗ trợ của gia đình, sự sẵn có của vắc xin v.v.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)