Xây dựng hoạt động can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG I: TỔNG QUA TÀI LIỆU

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.9. Xây dựng hoạt động can thiệp

Quá trình xây dựng và thực hiện chương trình can thiệp phòng nhiễm HPV cho đối tượng phụ nữ tuổi 15-49 có chồng đã được thực hiện theo các bước chính được mô tả theo Hình 2.4:

Hình 2.4. Quy trình xây dựng và thực hiện chương trình can thiệp

Ý tưởng về các giải pháp, hoạt động can thiệp đã được xây dựng dựa trên việc rà soát các chương trình can thiệp trước đây thông qua tổng quan tài liệu kết

Tổng quan tài

liệu

Phân tích bối cảnh và đối

tượng

Theo dõi, giám sát

Luận án Y tế cộng đồng

hợp với việc phân tích đặc điểm các đối tượng đích, bối cảnh địa phương dựa trên kết quả đánh giá trước can thiệp.

Theo kết quả nghiên cứu can thiệp của các tác giả trên thế giới, hầu hết các can thiệp phòng nhiễm HPV đều có sự tham gia của các cán bộ y tế trong công tác truyền thông về kiến thức, thái độ, hành vi phòng nhiễm HPV cho đối tượng. Các tài liệu như cuốn sách mỏng, tờ rơi, áp phích, video, thảo luận nhóm cũng được nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu can thiệp. Tùy theo mục tiêu can thiệp, điều kiện kinh phí, đối tượng can thiệp mà các tác giả đã kết hợp các hoạt động can thiệp khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao. Với đối tượng nghiên cứu là phụ nữ nông thôn, một số nghiên cứu đã sử dụng cuốn sách giới thiệu về HPV, tờ rơi, vidieo, áp phích để truyền thông điệp đến đối tượng nghiên cứu và kết quả can thiệp cho thấy rất khả quan.

Nghiên cứu sinh đã tổng hợp thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các nhóm liên quan (bao gồm: UBND xã, TYT xã, HPN xã, phụ nữ) đã chỉ ra nhu cầu cao cần thực hiện các hoạt động can thiệp phòng nhiễm HPV tại Bến Tắm và An Lạc. Bên cạnh đó, các kết quả định tính này cũng giúp hình thành bức tranh tổng thể về bối cảnh, các nguồn lực sẵn có, đặc thù của địa phương để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện can thiệp. Các nội dung chính thu được gồm:

- Địa phương đã sẵn có các nguồn lực cho các chương trình chăm sóc SKSS nói chung, nhưng chưa có can thiệp hay hoạt động phòng chống lây nhiễm HPV nào được tiến hành; các kênh thông tin về HPV cho phụ nữ cũng còn hạn chế.

- Chương trình can thiệp phòng nhiễm HPV triển khai sẽ nhận được sự ủng hộ, quan tâm, tham gia và sẵn sàng phối hợp của các bên liên quan;

- Kiến thức và kỹ năng truyền thông về phòng nhiễm HPV của các nhóm nòng cốt (Cán bộ y tế, nhân viên y tế thôn bản, cán bộ hội phụ nữ) còn hạn chế;

- Người chồng và các thành viên khác trong gia đình sẵn sàng ủng hộ nhưng ít có vai trò trong công tác chăm sóc SKSS của phụ nữ;

- Một bộ phận không nhỏ phụ nữ làm việc tại một số nhà máy trên địa bàn, tuy nhiên việc thực hiện can thiệp tại các nhà máy là khó được ủng hộ và ít khả thi.

Luận án Y tế cộng đồng

(Tổng hợp các thông tin định tính trước can thiệp – cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng can thiệp được trình bày chi tiết ở phụ lục 9 – Sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ)

Dựa trên những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đã xác định nhóm đối tượng đích chính cho chương trình can thiệp phòng nhiễm HPV ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại Chí Linh, Hải Dương. Khảo sát nhu cầu trước can thiệp trên nhóm phụ nữ cho thấy các phụ nữ muốn nhận thông tin về HPV từ các buổi giáo dục sức khỏe (63,8%); từ loa/ đài (59,6%); ti vi (59,3%); lồng ghép với các hoạt động tại địa phương (58,0%); Báo/tạp chí (33,8%); Sách mỏng (23,9%); tờ rơi (28,1%); pano/áp phích (18,6%).

Mặt khác, kết quả phân tích mối liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi phòng nhiễm HPV của ĐTNC trước can thiệp cũng cho thấy việc kết hợp nhiều loại hình truyền thông sẽ có ảnh hưởng tích cực tới kiến thức, thái độ, hành vi của ĐTNC.

Từ các kết quả nêu trên, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia (gồm 02 bác sỹ có chuyên môn về HPV và UTCTC; 03 chuyên gia trong lĩnh vực y tế công cộng, có kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai các chương trình can thiệp tại cộng đồng), nhóm nghiên cứu đã xây dựng ma trận chiến lược và giải pháp để xác định các chiến lược và giải pháp cho chương trình truyền thông can thiệp phòng nhiễm HPV tại phường Bến Tắm và xã An Lạc, Chí Linh, Hải Dương (Phụ lục 11). Kết quả các hoạt động can thiệp được xác định và trên thực tế, các hoạt động can thiệp đã được triển khai theo đúng kế hoạch trong vòng trong một năm tại 2 xã/phường An Lạc và Bến Tắm, Chí Linh, Hải Dương với tần suất và đối tượng khác nhau tùy theo từng hoạt động. Cụ thể:

- Tập huấn, phát tài liệu và túi xách có in thông điệp truyền thông về HPV cho cán bộ nòng cốt tại địa phương: thực hiện 02 buổi tại địa bàn can thiệp, thời gian tháng 4/2014, với 50 cán bộ ở 2 xã/phường,

- Tổ chức nói chuyện lồng ghép về chủ đề phòng nhiễm HPV kết hợp với các hoạt động tại địa phương: thực hiện 06 buổi trong thời gian can thiệp,

Luận án Y tế cộng đồng

- Phát tờ rơi đến toàn bộ phụ nữ từ 15-49 tuổi: được thực hiện 05 lần với 18000 tờ rơi đã được phát tới phụ nữ và để tại trạm y tế xã cho phụ nữ có nhu cầu xem trong suốt thời gian can thiệp,

- Phát sách mỏng cho phụ nữ: 3000 cuốn sách mỏng được phát cho các hộ phụ nữ và để tại trạm y tế xã, thực hiện 01 lần vào tháng 5/2014,

- Truyền thông qua loa phát thanh địa phương: thực hiện 06 lần phát tại mỗi xã/phường trong thời gian can thiệp,

- Dán áp phích/poster: 04 lần dán mới tại mỗi xã/phường trong thời gian can thiệp.

- Tổ chức cuộc thi về chủ đề phòng nhiễm HPV và UTCTC: thực hiện 02 buổi trong thời gian can thiệp.

Bên cạnh đó, kết quả đo lường định lượng cho thấy kiến thức, thái độ, hành vi phòng nhiễm HPV của phụ nữ tại Bến Tắm và An Lạc đều ở mức quan ngại tại thời điểm trước can thiệp. Kiến thức chung và chi tiết về HPV cũng như các hành vi phòng nhiễm HPV còn hạn chế và chưa chính xác. Có tới 47,9% đối tượng chưa từng nghe nói đến HPV, tỉ lệ về các đường lây khác QHTD và tỉ lệ biết về triệu chứng, hậu quả, khả năng điều trị, cách phòng tránh HPV đều ở mức thấp, dưới 20%v.v. Trên cơ sở đó, nội dung, thông điệp của chương trình can thiệp cần bao gồm cả những thông tin chung và những nội dung chi tiết về HPV như đối tượng nguy cơ, đường lây, triệu chứng, hậu quả, cách điều trị, hành vi phòng tránh (bao gồm vắc xin HPV). Những thông tin này đều ở dạng cơ bản với ngôn ngữ/từ ngữ sử dụng một cách dễ hiểu và gần gũi nhất trong bối cảnh các đối tượng đích (phụ nữ) không có nhiều thời gian để tiếp nhận thông tin và cộng đồng tại Chí Linh cũng cùng một lúc sẽ tiếp nhận nhiều thông tin từ các vấn đề sức khỏe khác.

Thông điệp chính của chương trình là “Chủ động phòng tránh HPV giúp giảm 90% khả năng mắc UTCTC”. Thông điệp này được đề cập và xuất hiện ở tất cả các tài liệu và hoạt động của chương trình can thiệp.

Các hoạt động của chương trình đều được giám sát với giám sát viên là hai cán bộ Trường Đại học y tế công cộng và hai cán bộ địa phương làm việc tại cơ sở thực địa Chililab của trường Đại học Y tế công cộng. Giám sát viên có nhiệm vụ

Luận án Y tế cộng đồng

giám sát quá trình thu thập số liệu của ĐTV, việc thực hiện các hoạt động can thiệp tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)