Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, hành vi phòng nhiễm HPV

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 115 - 118)

CHƯƠNG I: TỔNG QUA TÀI LIỆU

4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, hành vi phòng nhiễm HPV

Để có kế hoạch can thiệp phù hợp, chúng tôi phân tích các mối liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi phòng nhiễm HPV của các ĐTNC trước can thiệp. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thời gian sống tại địa bàn và có nhận được thông tin về HPV của đối tượng nghiên cứu với kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm HPV. Tuy

Luận án Y tế cộng đồng

nhiên khi phân tích đa biến, loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, chúng tôi tìm ra có 3 yếu tố liên quan độc lập đến kiến thức của phụ nữ có chồng tuổi 15-49 trong nghiên cứu là trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tiếp cận thông tin từ 3 kênh trở lên.

Những phụ nữ có trình độ học vấn từ THPT trở lên, sống cùng chồng, tiếp cận thông tin từ 3 kênh trở lên có điểm kiến thức cao hơn nhóm còn lại. Liên quan giữa các yếu độc lập đến hành vi dự phòng lây nhiễm HPV, chúng tôi phân tích chi tiết hơn cho từng hành vi để làm cơ sở cho can thiệp phù hợp. Kết quả cho thấy tình trạng kinh tế; tình trạng hôn nhân có liên quan chặt chẽ đến hành vi quan hệ tình dục với nhiều người trong 12 tháng qua. Điểm kiến thức, số con đẻ (≥2), số kênh truyền thông nhận được từ 3 kênh trở lên có liên quan chặt chẽ đến hành vi khám sàng lọc UTCTC của phụ nữ trong nghiên cứu.

Kết quả của chúng tôi về một số mối liên quan đến kiến thức, hành vi phòng nhiễm HPV cũng phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Các tác giả đều thống nhất là phụ nữ có trình độ cao sẽ có điều kiện tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến sức khỏe bệnh tật của họ và sẽ có kiến thức tốt hơn. Hơn thế nữa, phụ nữ có trình độ cao hơn có điều kiện làm việc, giao tiếp nhiều hơn giúp họ có dịp trao đổi, chia sẻ nhiều vấn để với người khác về sức khỏe và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho mình. Nghiên cứu của Arrasta năm 2007, ở một trường đại học ở Mỹ cho kết quả là nhận thức về HPV của sinh viên năm thứ nhất thấp hơn sinh viên ở những khóa trên [118]. Tương tự, nghiên cứu của Esra và cộng sự thực hiện trên đối tượng là các bệnh nhân đến khám phụ khoa tại bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2010, cho thấy trình độ học vấn có liên quan tới nhận thức HPV ở phụ nữ [156]. Hay trong nghiên cứu của Marlow và cộng sự năm 2012, tiến hành tại ba quốc gia: Anh, Mỹ và Úc, đã chỉ ra trình độ học vấn thấp có liên quan tới kiến thức HPV thấp ở phụ nữ trên cả ba quốc gia này. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị nâng cao kiến thức về HPV cho cộng đồng và cần phải có các chiến dịch truyền thông phù hợp [115]. Gần đây ở Trung Quốc, Abida và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu vào năm 2014 trên 5000 phụ nữ sống tại Tân Cương, cho thấy phụ nữ có trình độ đại học trở lên có kiến thức chung về HPV (21,0%), và vắc xin HPV (9,7%), cao hơn tỷ lệ chung tương ứng là 13,0%, và 6,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

Luận án Y tế cộng đồng

p<0,05 [38]. Ngoài ra, tình trạng hôn nhân cũng có liên quan đến kiến thức, hành vi của ĐTNC, những phụ nữ sống cùng với chồng có kiến thức, hành vi phòng lây nhiễm HPV tốt hơn những người không sống cùng chồng. Kết quả này cũng được tìm thấy ở nghiên cứu của Ayman, của Ortashi Ả rập xê út [98], [129]. Chia sẻ thông tin giữa vợ và chồng cũng là cơ hội để người vợ hiểu biết thêm và có được sự động viên, hợp tác của người chồng trong thực hành phòng lây nhiễm. Vai trò của người chồng đã và đang được đề cập đến nhiều trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và nuôi dưỡng trẻ. Các can thiệp tiếp theo cần khuyến khích sự tham gia của người chồng trong dự phòng nhiễm HPV và nhiễm khuẩn đường sinh sản.

Được nhận đưọc từ 3 kênh thông tin trở lên có điểm kiến thức cao gấp 2,2 lần nhóm nhận được từ 1-2 kênh thông tin về HPV (p<0,05). Kết quả này cũng đã được khẳng định từ một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Li và cộng sự tiến hành nghiên cứu ở Malaysia cho thấy trong số những người đã nghe nói về vắc xin HPV, có 45,7% nghe nói từ bạn bè, 31,4% nghe từ phương tiện truyền thông công cộng là truyền hình, 20% báo; 17,1% đài phát thanh và 10,0% tạp chí. Những đối tượng nhận được thông tin từ truyền hình, phát thanh hay nhận được nhiều nguồn thông tin có kiến thức cao hơn so với nhóm còn lại [168]. Nghiên cứu của Rosella Saulle ở Ý cũng khẳng định các phương tiện truyền thông từ ti vi, sách báo, tạp chí, internet và từ bác sỹ phụ khoa đã giúp ĐTNC có được kiến thức về HPV [147].

Nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Thanh Hương và cộng sự với đối tượng là học sinh trường trung cấp cao đẳng Y – Dược cho thấy nhận thông tin từ bạn bè, thông tin từ tờ rơi, thông tin từ ti vi có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm HPV[11].

Các kết quả về mối liên quan đến kiến thức, hành vi là cơ sở để đề xuất các giải pháp cho chương trình can thiệp, trong đó chú trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân thông qua việc kết hợp nhiều hình thức truyền thông như: truyền thông bằng loa đài, lồng ghép với các hoạt động tại địa phương, sách mỏng, tờ rơi, pano/áp phích, tư vấn của cán bộ y tế tại phường/xã.

Luận án Y tế cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)