Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi phòng nhiễm HPV

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 78 - 105)

CHƯƠNG I: TỔNG QUA TÀI LIỆU

3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi phòng nhiễm HPV

Với kiến thức, sử dụng kiểm định khi bình phương với biến phụ thuộc là kiến thức phòng nhiễm HPV của ĐTNC được chia theo 3 mức độ: điểm kiến thức bằng 0, điểm kiến thức nhỏ hơn 12,5 (là số điểm trung vị trong nhóm những người có biết về vi rút HPV) và điểm kiến thức từ 12,5 trở lên. Kết quả được trình bày ở các bảng sau:

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của các ĐTNC và kiến thức

Các đặc điểm Điểm kiến thức

Tổng (n=651) Điểm =0 p

(n=353)

Điểm từ 0,5- 12,5

(n=141)

Điểm

≥12,5 (n=157)

n % n % n % n %

Nhóm tuổi

15-29 tuổi 55 56,1 17 17,4 26 26,5 98 100,0

0,510 30-49 tuổi 298 54,0 124 22,4 131 23,7 553 100,0

Nghề nghiệp

Nông dân 231 62,4 88 23,8 51 13,8 370 100,0 0,001 Không phải

nông dân

122 43,4 53 18,9 106 37,7 281 100,0

Trình độ học vấn

Tốt nghiệp THCS trở xuống

230 62,0 90 24,5 51 13,6 371 100,0 0,001

Tốt nghiệp THPT trở lên

123 43,9 51 18,2 106 37,8 280 100,0

Luận án Y tế cộng đồng

Các đặc điểm Điểm kiến thức

Tổng (n=651) Điểm =0 p

(n=353)

Điểm từ 0,5- 12,5

(n=141)

Điểm

≥12,5 (n=157)

n % n % n % n %

Tình trạng hôn nhân

Đang sống cùng chồng

341 48,5 129 23,3 155 28,2 625 100,0

0,004 Khác 12 46,2 12 46,2 2 7,7 26 100,0

Tình trạng kinh tế

Không nghèo

325 54,4 124 20,7 149 24,9 598 100,0 0,088

Hộ nghèo 23 52,8 17 32,1 8 15,1 53 100,0 Thời

gian sống tại địa bàn

Trên 10 năm 300 48,2 131 25,5 130 26,3 561 100,0 0,026

≤ 10 năm 53 59,0 10 11,1 27 30,0 90 100,0

Số con >2 con 69 63,9 18 16,7 21 19,4 108 100,0 0,087

≤ 2 con 284 54,2 123 21,7 136 24,1 543 100,0 Ghi chú: Sử dụng kiểm định Khi bình phương, cỡ mẫu n=651

Kết quả phân tích đơn biến ở bảng trên cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và thời gian sinh sống tại địa bàn với kiến thức phòng nhiễm HPV của ĐTNC. Cụ thể, những phụ nữ là nông dân hoặc có trình độ học vấn từ THCS trở xuống có tỷ lệ có kiến thức từ 12,5 điểm trở lên ít hơn nhóm có nghề nghiệp khác hoặc trình độ học vấn cao hơn (13,8% so với 37,7% và 13,6% so với 37,8%) (p<0,05).

Trong 651 đối tượng tham gia nghiên cứu TCT, trong đó có 353 đối tượng chưa nghe đến HPV và những ĐTNC này cũng không nhận được nguồn thông tin nào về HPV, đồng thời điểm kiến thức cũng bằng 0. Do đó, chỉ có 298 đối tượng được đưa vào phân tích mối liên quan giữa các phương thức nhận thông tin về HPV và điểm kiến thức với 2 nhóm: nhóm có kiến thức chưa tốt (<12,5 điểm), nhóm có

Luận án Y tế cộng đồng

kiến thức tốt (≥12,5 điểm). Kết quả được trình bày ở bảng sau với kiểm định Khi bình phương:

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kênh nhận thông tin và kiến thức Các kênh thông tin Điểm kiến thức Tổng

n= 298

P Điểm ≤12,0

(n=141)

Điểm ≥12,5 (n=157)

n % n % n %

Nhận thông tin bằng ti vi

Không 59 57,8 43 42,2 102 100,0 0,009 Có 82 41,8 114 58,2 196 100,0

Nhận thông tin bằng loa đài

Không 91 50,3 90 49,7 181 100,0 0,203 Có 50 42,8 67 57,2 117 100,0

Nhận thông tin bằng sách, báo

Không 110 55,3 89 44,7 199 100,0 0,001 Có 31 31,3 68 68,7 99 100,0

Nhận thông tin bằng tờ rơi, áp phích

Không 129 50,0 129 50,0 258 100,0 0,018 Có 12 30,0 28 70,0 40 100,0

Nhận thông tin từ bạn bè, gia đình

Không 112 50,5 110 49,5 222 100,0 0,064 Có 29 38,2 47 61,8 76 100,0

Nhận thông tin từ cơ sở y tế

Không 94 54.0 80 46,0 174 100,0 0,006 Có 47 37,9 77 62,1 124 100,0

Nhận thông tin từ mạng Internet

Không 128 56,6 98 43,4 226 100,0 0,001 Có 13 18,1 59 81,9 72 100,0

Ghi chú: Sử dụng kiểm định Khi bình phương

Kết quả phân tích trên cho thấy, tỷ lệ có kiến thức tốt về HPV trong các nhóm nhận được thông tin về HPV từ các kênh truyền thông đều cao nhóm không nhận được thông tin từ các kênh truyền thông này. Nhóm nhận thông tin từ mạng Internet có tỷ lệ điểm kiến thức cao nhất (81,9%), tiếp theo là nhận thông tin bằng tờ rơi, áp

Luận án Y tế cộng đồng

phích (70,0%). Tuy nhiên, chỉ có 5 nhóm: nhận thông tin bằng ti vi, nhận thông tin bằng sách, báo, nhận thông tin bằng tờ rơi, áp phích, nhận thông tin từ cơ sở y tế, nhận thông tin từ mạng Internet có sự khác biệt tỷ lệ giữa các nhóm này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa số kênh truyền thông nhận thông tin trong nhóm đã từng nghe HPV và kiến thức

Số kênh thông tin nhận được

Điểm kiến thức Tổng

(n=277) Điểm ≤ 12,0

(n=123)

Điểm ≥12,5 (n=154)

n % n % n %

1-2 kênh 90 53,9 77 46,1 167 100,0

≥3 kênh 33 30,0 77 70,0 110 100,0

χ2 2= 15,3; p<0,001

Ghi chú: Trong 298 người đã từng nghe đến HPV có 21 người không chọn nghe từ bất kỳ trên truyền thông nào nên số đối tượng này không được đưa vào phân tích

Khi so sánh tỷ lệ có kiến thức giữa các nhóm nhận được thông tin về HPV từ các kênh khác nhau, kết quả phân tích trong 277 phụ nữ đã nghe tới HPV, có điểm kiến thức về HPV lớn hơn hoặc bằng 12,5 ở nhóm nhận được thông tin từ 3 kênh trở lên là 70%, trong khi nhóm nhận được 1-2 kênh là 46,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Như vậy qua phân tích đơn biến, các yếu tố liên quan đến kiến thức bao gồm trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thời gian sinh sống tại địa bàn và số kênh thông tin nhận được. Tuy nhiên biến trình độ học vấn và nghề nghiệp có sự đa cộng tuyến, phân tích tiêng từng trường hợp cho thấy sử dụng trình độ học vấn là biến độc lập phù hợp hơn trong mô hình. Biến tuổi mặc dù không chỉ ra mối liên quan đến kiến thức trong phân tích đơn biến, nhưng đây là một biến có thể gây nhiễu tiềm tàng nên cũng được đưa vào mô hình để phân tích. Để xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, phân tích đa biến được thực hiện với chiến lược sau:

Biến kiến thức với 3 nhóm như trên (điểm kiến thức bằng 0, nhỏ hơn 12,5 và từ 12,5 trở lên) được sử dụng làm biến phụ thuộc và thực hiện hồi quy đa biến theo biến phụ thuộc là biến thứ bậc (ordered logistic regression). Tuy nhiên mô hình không được lựa chọn do không thỏa mãn giả định về tính tỷ lệ của số chênh (proportional odds) hay giả định hồi quy song song (parallel regression assumption).

Luận án Y tế cộng đồng

Do đó, biến kiến thức được phân nhóm lại thành 2 giá trị: kiến thức chưa tốt (điểm kiến thức <12,5) và kiến thức tốt (điểm kiến thức ≥ 12,5). Cách phân nhóm này phù hợp để sử dụng hồi quy logistic. Nghiên cứu xây dựng 2 mô hình hồi quy:

(1) mô hình với toàn bộ 651 đối tượng để xác định các mối liên quan đến kiến thức như tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thời gian sinh sống tại địa bàn mà không bao gồm biến số kênh truyền thông, (2) mô hình chỉ với nhóm đã từng nghe nói đến HPV với các biến độc lập tương tự và có bao gồm biến số kênh truyền thông nhận được. Cách phân tích này đáp ứng các nguyên tắc của phân tích thống kê và cung cấp đầy đủ các thông tin về yếu tố liên quan đến kiến thức để xây dựng chương trình can thiệp phù hợp.

Các mô hình được đánh giá tính phù hợp bằng kiểm định Hosmer-Lemeshow với giá trị p của kiểm định lớn hơn 0,05 chứng tỏ mô hình là phù hợp.

Bảng 3.14. Phân tích đa biến về mối liên quan đến kiến thức

Mô hình Mô hình 1

(n=651)

Mô hình 2 (n=277)

Các yếu tố OR KTC p OR KTC p

Nhóm tuổi

15-29 30-49

1

1,1 0,65-1,96 0,663 1,0 0,46-2,24 0,962 Trình độ học vấn

<=THCS

>=THPH 1

3,8 2,56-5,52 0,001 2,9 1,71-4,84 0,001 Tình trạng hôn

nhân

Sống cùng chồng Khác

1

0,3 0,06-1.24 0,096 0,2 0,04-0,89 0,035 Thời gian sinh sống 1,3 0,72-2,19 0,413 2,1 0,84-5,16 0,116 Số kênh thông tin

nhận được

1-2 kênh 3 kênh trở lên

NA NA NA

2,2 1,30-3,84 0,004 Hosmer Lemeshow

test

p=0,93 p=0,25

Ghi chú: Trong 298 người đã từng nghe đến HPV có 21 người không chọn nghe từ bất kỳ trên truyền thông nào nên số đối tượng này không được đưa vào mô hình

Bảng 3.14 cho thấy, ở mô hình 1 chỉ có trình độ học vấn có mối liên quan đến kiến thức phòng nhiễm HPV của ĐTNC. Cụ thể, phụ nữ có trình độ học vấn từ

Luận án Y tế cộng đồng

THPT trở lên có điểm kiến thức tốt (≥ 12,5) gấp 3,8 lần số phụ nữ có trình độ từ THCS trở xuống (p<0,001). Ở mô hình 2, cũng chỉ ra trình độ học vấn từ THPT trở lên có điểm kiến thức tốt (≥ 12,5) gấp 2,9 lần số phụ nữ có trình độ từ THCS trở xuống (p<0,001). Ngoài ra mô hình còn cho thấy phụ nữ sống cùng chồng sẽ có khả năng có kiến thức cao hơn phụ nữ không sống cùng chồng và nhóm nhận đưọc thông tin về HPV từ 3 kênh thông tin trở lên có điểm kiến thức cao gấp 2,2 lần nhóm nhận được từ 1-2 kênh thông tin về HPV (p<0,05).

Như vậy, mối liên quan đến kiến thức về phòng nhiễm HPV của các ĐTNC bao gồm: trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và nhận được thông tin từ nhiều kênh truyền thông.

3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ

Điểm thái độ có phân bố chuẩn, do đó để tìm các yếu tố liên quan đến thái độ phòng nhiễm HPV của ĐTNC, kiểm định t-test đã được sử dụng. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC và thái độ

Các đặc điểm SL TB SD 95% KTC p (t-test)

Nhóm tuổi 15-29 tuổi 98 27,1 4,9 26,1-28,1 0,37 30-49 tuổi 552 26,7 4,7 26,3-27,1

Nghề nghiệp

Nông dân 369 26,6 4,2 26,1-27,1 0,46

Không phải nông dân 281 26,9 5,0 26,3-27,5 Trình độ

học vấn

Tốt nghiệp THCS trở xuống

370 26,7 4,5 26,3-27,2 0,97 Tốt nghiệp THPT trở

lên

280 26,7 5,1 26,1-27,3 Tình trạng

hôn nhân

Đang sống cùng chồng 624 26,8 4,6 26,4-27,2 0,05

Khác 26 25,0 6,2 22,5-27,5

Tình trạng kinh tế

Không nghèo 597 26,8 4,8 26,4-27,1 0,76

Hộ nghèo 53 26,5 3,8 25,5-27,6

Thời gian sinh sống

Trên 10 năm 560 26,8 4,8 26,4-27,2 0,66

≤ 10 năm 90 26,5 4,8 25,5-27,5

Số con >2 con 107 27,0 4,9 26,1-17,9 0,53 Kết quả cho thấy, phụ nữ đang sống cùng chồng có thái độ tích cực hơn so với những phụ nữ không sống cùng chồng. Điểm trung bình của nhóm sống cùng chồng cao hơn nhóm không sống cùng chồng khoảng 2 điểm. Tuy nhiên, không tìm

Luận án Y tế cộng đồng

thấy có mối liên quan giữa các đặc điềm chung của ĐTNC với thái độ phòng nhiễm HPV của phụ nữ.

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa phương thức nhận thông tin và thái độ

Các kênh thông tin SL TB SD KTC p (t-test)

Nhận thông tin bằng loa đài

Không 181 26,7 4,9 25,73-27,28 0,262

Có 117 27,1 4,9 26,37-27,95

Nhận thông tin bằng ti vi

Không 102 26,5 4,9 25,58-27.51 0,684 Có 196 26,9 4,9 26,18- 27,57

Nhận thông tin bằng sách báo/tạp chí

Không 199 26,7 4,9 26.08-27,46 0,985

Có 99 26,7 4,9 25,77-27,74

Nhận thông tin bằng tờ rơi, áp phích

Không 258 26,8 4,7 26,25-27.44 0,456

Có 40 26,2 4,9 24,51-27,94

Nhận thông tin từ bạn bè, gia đình

Không 222 26,6 4,9 25,92- 27,23 0,120 Có 76 27,3 4,7 26,24- 28,42

Nhận thông tin từ cán bộ y tế

Không 174 26,7 4,9 25,95-27,43 0,754

Có 124 26,9 4,9 25,99-27,75

Nhận thông tin từ mạng Internet

Không 226 26,7 4,8 26,01-27,29 0,476

Có 72 27,1 4,5 25,96-28,29

Số loại hình truyền thông nhận được (n=277)

1-2 loại hình 167 26,7 5,0 25,90-27,43 0,617 ≥ 3 loại hình 110 27,0 4,7 26,08-27,86

Bảng 3.16 cho thấy, việc đã tiếp xúc các loại hình truyền thông, số loại hình truyền thông nhiều hay ít không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thái độ phòng nhiễm HPV của phụ nữ trong nghiên cứu này.

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ

Kiến thức của ĐTNC Thái độ phòng nhiễm HPV (tính theo điểm)

TB SD KTC 95%

Không điểm 26,7 4,6 26,2 – 27,2

<12,5 điểm 26,7 5,0 25,9 – 27,6

≥ 12,5 điểm 26,8 4,9 26,0 – 27,6

F2.647 = 0,02; p=0,98

Luận án Y tế cộng đồng

Kiểm định One-Way ANOVA đã được sử dụng để xác định mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, kết quả cho thấy các cặp so sánh đều không có nghĩa thống kê từng đôi một (p>0,05). Như vậy, không có mối liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng nhiễm HPV của các ĐTNC.

Kết quả phân tích đa biến ở cả 2 trường hợp: (1) trên tổng số 651 đối tượng và (2) trên 277 đối tượng đã từng nghe về HPV đều cho thấy không có yếu tố nào liên quan đến thái độ về HPV

3.3.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi

Sử dụng kiểm định khi bình phương để xác định các yếu tố liên quan đến hành vi phòng lây nhiễm HPV, kết quả được trình bày ở những bảng sau:

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC và hành vi dùng BCS khi QHTD

Yếu tố Không dùng

BCS n(%)

Luôn dùng BCS n(%)

Tổng n(%)

p Nhóm tuổi 15-29 82(83,7) 16(16,3) 98(100,0) 0,378

30-49 481(83,7) 72(16,3) 553(100,0) Nhóm nghề

nghiệp

Nông dân 328(88,7) 42(11,3) 370(100,0) 0,064 Không

phải nông dân

235(83,6) 46(16,4) 281(100,0)

Trình độ học vấn

Từ THCS trở xuống

325(87,6) 46(12,4) 371(100,0) 0,337 Từ THPT

trở lên

238(85,0) 42(15,0) 280(100,0) Tình trạng

hôn nhân

Đang sống cùng chồng

539(86,2) 86(13,8) 625(100,0) 0,375

Khác 24(92,3) 2(7,7) 26(100,0) Tình trạng

kinh tế

Không nghèo

518(86,6) 80(13,4) 598(100,0) 0,726

Hộ nghèo 45(84,9) 8(15,1) 53(100,0)

Thời gian sinh sống tại địa bàn

Trên 10 năm

486 75 561(100,0) 0,782

≤ 10 năm 77(85,6) 13(14,4) 90(100,0)

Số con >2 con 96(88,9) 12(11,1) 108(100,0) 0,423

≤ 2 con 467(86,0) 76(13,5) 543(100,0) Ghi chú: Sử dụng kiểm định Khi bình phương, n=651

Luận án Y tế cộng đồng

Không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhận, tình trạng kinh tế, thời gian sinh sống và số con của các ĐTNC với hành vi dùng BCS khi QHTD (p>0,05).

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa phương thức nhận thông tin của ĐTNC và hành vi dùng BCS khi QHTD

Các kênh thông tin Không dùng BCS n(%)

Luôn dùng BCS n(%)

Tổng n(%)

p Nhận thông

tin bằng loa đài

Không 153(84,5) 28(15,5) 181(100,0) 0,825 Có 100(85,5) 17(14,5 ) 117(100,0)

Nhận thông tin bằng ti vi

Không 84(82,4) 18(17,6) 102(100,0) 0,376 Có 169(86,2) 27(13,8 ) 196(100,0)

Nhận thông tin bằng sách, báo

Không 170(85,4) 29(14,6 ) 199(100,0) 0,718 Có 83(83,8) 16(16,2) 99(100,0)

Nhận thông tin bằng tờ rơi, áp phích

Không 219(84,9) 39(15,1 ) 258(100,0) 0,985 Có 34(85,0) 6(15,0) 40(100,0)

Nhận thông tin từ bạn bè, gia đình

Không 189(85,1) 33(14,9 ) 222(100,0) 0,808 Có 64(84,2) 12(15,8) 76(100,0)

Nhận thông tin từ cán bộ y tế

Không 151(86,8) 23(13,2) 174(100,0) 0,282 Có 102(82,3) 22(17,7) 124(100,0)

Nhận thông tin từ mạng Internet

Không 193(85,4) 33(14,6) 226(100,0) 0,670 Có 60(83,3) 12(16,7) 72(100,0)

Số kênh thông tin nhận

được(n=277)

1-2 kênh 139(83,2) 28(16,8) 167(100,0) 0,481 ≥ 3 kênh 95(86,4) 15(13,6) 110(100,0)

Ghi chú: Sử dụng kiểm định Khi bình phương, n= 298

Luận án Y tế cộng đồng

Kết quả bảng trên cho thấy các loại hình truyền thông, số loại hình truyền thông nhiều hay ít đều không có liên quan đến hành vi dùng BCS khi QHTD (p>0,05).

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi dùng BCS

Điểm kiến thức về phòng nhiễm HPV

Hành vi dùng BCS khi QHTD

OR KTC 95% p

Không điểm 1 - -

<12,5 điểm 1,1 0,6-1,9 0,85

≥ 12,5 điểm 1,5 0,9- 2.5 0,13

Ghi chú: Kết quả dựa trên hồi quy logistic với biến phụ thuộc là hành vi dùng BCS, biến độc lập là nhóm điểm kiến thức trong đó nhóm so sánh là nhóm có điểm kiến

thức về phòng nhiễm HPV bằng 0

Kết quả phân tích đơn biến Logistic ở bảng 3.20 cho thấy, phụ nữ có điểm kiến thức cao (≥12,5) dùng BCS khi QHTD cao gấp 1,5 lần nhóm phụ nữ có điểm kiến thức bằng 0. Tuy nhiên có không mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và hành vi dùng BCS (p>0,05).

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thái độ và hành vi dùng BCS

Hành vi dùng BCS

Thái độ phòng nhiễm HPV (tính theo điểm) Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn KTC 95%

Không dùng 563 26,8 4,6 -0,5-1,6

Luôn dùng 88 26,3 5,6 -0,7 - 1,8

t648 =0,5; p = 0,30, n = 651

Kết quả bảng trên cho thấy nhóm luôn dùng BCS khi QHTD có điểm trung bình thái độ thấp hơn so với nhóm không luôn dùng BCS. Tuy nhiên, cũng không có mối liên quan giữa thái độ và hành vi dùng BCS khi QHTD (p>0,05).

Như vây, kết quả phân tích đơn biến cho thấy không có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, số kênh nhận được thông tin về HPV đến hành vi sử dụng BCS khi QHTD.

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của các ĐTNC và hành vi QHTD với nhiều người trong 12 tháng qua

Yếu tố >1 người

n(%)

≤ 1 người n(%)

Tổng n(%) p Nhóm tuổi 15-29 5(5,1) 93(94,9) 98(100,0) 0,807

30-49 22(4,0) 531(96,0) 553(100,0)

Nhóm nghề

nghiệp

Nông dân 18(4,9) 352(95,1) 370(100,0) 0,292 Không phải

nông dân

9(3,2) 272(96,8) 281(100,0) Trình độ học vấn Từ THCS trở

xuống

18(4,9) 353(95,1) 371(100,0) 0,300 Từ THPT trở

lên

9(3,2) 271(96,8) 280(100,0) Tình trạng hôn

nhân

Sống cùng chồng

22(3,5) 603(96,5) 625(100,0) 0,001 Không 5(19,2) 21(80,8) 26(100,0)

Tình trạng kinh tế Hộ không nghèo

19(3,2) 579(96,8) 598(100,0) 0,001 Hộ nghèo 8(15,1) 45(84,9) 53(100,0)

Thời gian sinh sống

>10 năm 24(4,3) 537(95,7) 561(100,0) 0,676

≤ 10 năm 3(3,33) 87(96,7) 90(100,0)

Số con >2 con 1(0,9) 107(99,1) 108(100,0) 0,066

≤ 2 con 26(4,8) 517(95,2) 543(100,0) Ghi chú: Sử dụng kiểm định Khi bình phương, n= 651

Kết quả kiểm định khi bình phương ở bảng trên đã cho thấy tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh kế có liên quan đến hành vi QHTD với nhiều người trong 12 tháng qua (p<0,001). Cụ thể, phụ nữ sống cùng chồng/ hộ không nghèo có tỷ lệ QHTD với 1 người trong 12 tháng qua cao hơn phụ nữ không sống cùng chồng/hộ nghèo.

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa phương thức nhận thông tin và hành vi QHTD với nhiều người trong 12 tháng qua

Các kênh thông tin >1 người n(%)

≤ 1 người n(%)

Tổng n(%) p

Nhận thông tin bằng loa đài

Không 15(8,3) 166(91,7) 181(100,0) 0,017 Có 2(1,7) 115(98,3) 117(100,0)

Nhận thông tin bằng ti vi

Không 10(9,8) 92(90,2) 102(100,0) 0,028 Có 7(3,6) 189(96,4) 196(100,0)

Nhận thông tin bằng sách báo/tạp chí

Không 14(7,0) 185(93,0) 199(100,0) 0,160 Có 3(3,0) 96 (97,0 ) 99(100,0)

Nhận thông tin bằng tờ rơi, áp phích

Không 17(6,6) 241(93,4) 258(100,0) 0,950 Có 0(0,0) 40(100,0) 40(100,0)

Nhận thông tin từ bạn bè, gia đình

Không 14(6,3) 208(93,7) 222(100,0) 0,444 Có 3(4,0) 73 (96,0) 76(100,0)

Nhận thông tin từ cán bộ y tế

Không 12(6,9) 162(93,1) 174(100,0) 0,275 Có 5(4,0) 119(96,0) 124(100,0)

Nhận thông tin từ mạng Internet

Không 14(6,2) 212(93,8) 226(100,0) 0,518

Có 3(4,2) 69(95,8) 72(100,0)

Số kênh thông tin nhận được

(n=277)

1-2 kênh 12(7,2) 155(92,8) 167(100,0) 0,046

≥3 kênh 2(1,8) 108(98,2) 110(100,0)

Ghi chú: Sử dụng kiểm định Khi bình phương, n=298

Bảng 3.23 cho thấy, phụ nữ nhận được thông tin về HPV từ một hay nhiều loại hình truyền thông đều có hành vi QHTD với 1 người trong 12 tháng qua cao hơn nhóm phụ nữ không nhận được một loại hình truyền thông nào. Tuy nhiên chỉ

Luận án Y tế cộng đồng

có nhóm nhận thông tin từ loa đài, ti vi và 3 kênh thông tin trở lên là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới hành vi QHTD với 1 người trong 12 tháng qua (p<0,05).

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi QHTD với nhiều người

Điểm kiến thức về phòng nhiễm HPV

Hành vi QHTD

OR KTC 95% p

Không điểm 1 - -

<12,5 điểm 0,4 0,2-1,1 0,07

≥ 12,5 điểm 0,5 0,2- 1,4 0,20

Ghi chú: Kết quả dựa trên hồi quy logistic với biến phụ thuộc là hành vi QHTD, biến độc lập là nhóm điểm kiến thức trong đó nhóm so sánh là nhóm có điểm kiến

thức về phòng nhiễm HPV bằng 0

Phân tích Logistic đơn biến, kết quả cho thấy nhóm phụ nữ có điểm kiến thức cao (≥ 12,5 điểm) có khả năng QHTD nhiều hơn 1 người trong 12 qua thấp hơn nhóm phụ nữ có điểm 0 kiến thức. Không tìm thấy mối liên quan giữa điểm kiến thức của ĐTNC và hành vi QHTD với nhiều người trong 12 tháng qua (p>0,05).

Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thái độ và hành vi QHTD với nhiều người

Hành vi QHTD với nhiều người

Thái độ phòng nhiễm HPV (tính theo điểm) Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn KTC 95%

>1 bạn tình trong 12 tháng 27 24,3 7,4 21,3-27,2

≤1 bạn tình trong 12 tháng 623 26,8 4,6 26,4-27,2

t648 =0,5; p = 0,005

Kết quả bảng trên cho thấy nhóm phụ nữ có 1 bạn tình trong 12 tháng qua có điểm thái độ phòng nhiễm HPV cao hơn nhóm có nhiều hơn 1 bạn tình khoảng 2 điểm. Như vậy, có mối liên quan giữa thái độ và hành vi QHTD với nhiều người trong nghiên cứu này (p<0,01).

Luận án Y tế cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm hpv của phụ nữ có chồng tại một số xã ở hải dương và phú thọ (Trang 78 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)