Tiêu chí tổ chức không gian có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phát triển một cụm công nghiệp tại nông thôn. Hệ thống các tiêu chí có mối quan hệ khăng khít với nhau, phân định có mức độ nhất định, trong đó vấn đề Tổ chức không gian chính là tổ hợp vật thể hóa các yếu tố cấu thành cụm điểm công nghiệp nông thôn (lãnh thổ đất
đai, ngành nghề, qui mô, môi trường và quản lí). Tiêu chí tổ chức không gian xác định mối quan hệ của cụm công nghiệp khi hình thành với các khu chức năng xung quanh- bối cảnh phát triển công nghiệp; đó là mối quan hệ không gian công nghiệp với khu dân c− nông thôn, các dịch vụ công cộng và dịch vụ sản xuất, các hệ thống hạ tầng xã
hội và kĩ thuật và mối quan hệ tương đồng với sinh thái nông nghiệp địa phương. Đó là những yếu tố tự nhiên và xã hội gắn kết và phát triển tương hỗ với nhau để tạo nên không gian vùng nông thôn có tổng thể qui hoạch hoàn chỉnh, không gian kiến trúc phát triển hợp lí, đẹp và bảo vệ được cảnh quan đặc trưng của địa phương.
Tiêu chí tổ chức không gian đề cập đến các vấn đề về không gian kiến trúc qui hoạch công nghiệp trong mỗi cụm công nghiệp, tổ chức không gian hợp lí giữa khu vực sản xuất, khu quản lí- dịch vụ, cây xanh công cộng, cây xanh cách li, đ−ờng giao thông, sân bãi và kiến trúc công trình công nghiệp... là những yếu tố cơ bản cấu thành cụm công nghiệp. Đối với công nghiệp nông thôn h−ớng tổ chức cơ cấu không gian các khu chức năng sẽ có những yêu cầu khác biệt với các khu công nghiệp lớn tại các khu vực
đô thị mà tiêu chí này sẽ nghiên cứu đề cập tới. Đặc tr−ng rõ nét nhất của công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là sự gắn bó mật thiết giữa sản xuất và ở - "li nông mà không li hương", đó chính là mục tiêu mà tiêu chí Tổ chức không gian cũng như các tiêu chí khác của đề tài tiệm cận đến.
Khái niệm qui hoạch tổ chức không gian trải rộng từ tổ chức không gian lãnh thổ của quốc gia, của các vùng lớn, tổ chức không gian đô thị, tổ chức không gian của các khu vực chức năng khác (công nghiệp, du lịch...) và tổ chức không gian nông thôn, từ các
định hướng phát triển không gian có tính chiến lược cho tới các chi tiết qui hoạch tổ chức không gian kiến trúc- cảnh quan cho khu trung tâm, khu nhà ở... Vì vậy trong từng loại hình qui hoạch, vấn đề tổ chức không gian sẽ đ−ợc xác lập theo các tiêu chí khác nhau.
Mục tiêu chung: H−ớng tới việc tạo lập bộ mặt kiến trúc công nghiệp nông thôn; h−ớng tới một môi trường lao động sản xuất tiên tiến, văn minh cho dân cư- lao động công nghiệp nông thôn; Thúc đẩy sự phát triển t−ơng hỗ giữa công nghiệp- dân c− và dịch vụ; Thúc đẩy sức hấp dẫn thu hút phát triển các cụm điểm công nghiệp nông thôn. Mục tiêu cụ thể: tạo lập cơ sở khoa học lựa chọn giải pháp tổ chức không gian qui hoạch và kiến trúc công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; Các cơ sở xác định mối quan hệ không gian giữa khu sản xuất công nghiệp mới hình thành với khu dân c− nông thôn và sinh thái nông nghiệp địa phương; Các cơ sở xác định tổ chức không gian giữa các khu chức năng cấu thành cụm điểm công nghiệp nông thôn.
Nhiệm vụ: Xác lập tiêu chí lựa chọn vị trí hình thành cụm điểm công nghiệp nông thôn; Xác lập tiêu chí lựa chọn mô hình cấu trúc tổ chức không gian sản xuất công nghiệp và các khu chức năng khác; Xác lập tiêu chí lựa chọn cấu trúc sử dụng đất và tổ chức không gian sản xuất; Xác lập tiêu chí lựa chọn kiến trúc công trình công nghiệp, cảnh quan và kiến trúc phụ trợ trong không gian công nghiệp
Đề tài Khoa học Cấp Nhà n−ớc KC 07-23
Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn, Bộ Xây dựng 65
Hệ thống tiêu chí tổ chức không gian cho công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là hệ thống tiêu chí định tính, có đề xuất một số thông số mang tính hướng dẫn, có thể vận dụng để phù hợp với đặc thù phát triển đa dạng của từng địa bàn, các loại hình ngành nghề, qui mô phát triển và các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, mô hình quản lí... là các tiêu chí đặt ra để lựa chọn hình thành cụm công nghiệp tại nông thôn.
Ph−ơng pháp nghiên cứu là khảo sát tình hình triển khai xây dựng các cụm điểm công nghiệp mới và các làng nghề truyền thống- làng nghề mới; Đánh giá chất l−ợng và hiệu quả của các qui hoạch công nghiệp nông thôn đã lập; Thu thập tổng hợp các qui chuẩn, qui phạm Việt Nam về xây dựng khu công nghiệp, các yêu cầu tổ chức không gian và sử dụng đất công nghiệp và tham khảo một số qui chuẩn nước ngoài; Tổng hợp các cơ
sở để đề xuất tổ chức không gian công nghiệp nông thôn Việt Nam; Đề xuất nội dung các tiêu chí tổ chức không gian cụm điểm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; Đề xuất nội dung trên cho từng loại hình cụm điểm công nghiệp.
Cơ sở khoa học xác lập các tiêu chí về tổ chức không gian
+ Đánh giá thực trạng phát triển không gian công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Hình thành, phát triển cụm CN vừa và nhỏ ở nông thôn là vấn đề mang tính cấp bách, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các cơ sở kinh doanh trong việc giải quyết mặt bằng sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng… Tuy nhiên, các CCNV&N ở nông thôn hiện nay hình thành chủ yếu mang tính tự phát hoặc chỉ là những bước đi ban đầu, chứa đựng rất nhiều tồn tại cần giải quyết, đặc biệt là trong tổ chức không gian qui hoạch. Chỉ có khoảng 20% số cơ sở có nhà x−ởng riêng biệt, còn lại là sự đan xen giữa hai chức năng sản xuất và sinh hoạt khiến cho sinh hoạt của gia
đình không ổn định và ít nhiều có tác động xấu tới cộng đồng xung quanh, đặc biệt trong điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, chất l−ợng cung cấp không đảm bảo.
Các cơ sở sản xuất ở nông thôn đều có quy mô sản xuất nhỏ. Để có điều kiện phát triển sản xuất, phải có đầu t− lớn về mặt bằng sản xuất, xây dựng các công trình nhà x−ởng sản xuất, chi phí thuê đất hàng năm… Điều này v−ợt quá khả năng tài chính của nhiều cơ sở sản xuất ở nông thôn.
Một số mô hình tổ chức quy hoạch của các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là tại
địa bàn có một số làng nghề đã lựa chọn đ−ợc giải pháp tổ chức không gian sản xuất
đạt đ−ợc những hiệu quả nhất định song chủ yếu vẫn có nhiều tồn tại. Phần lớn các cụm công nghiệp mới xây dựng theo qui hoạch song hoàn toàn không đặt vấn đề qui hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động vì dựa trên quan điểm sử dụng lao động địa ph−ơng, tập trung vào sản xuất, mang tính tận dụng những thuận lợi sẵn có và còn tồn tại địa điểm sản xuất phân tán, nơi sản xuất và nơi giới thiệu, bán sản phẩm không phân tách khiến cho sản xuất và hoạt động thương mại đều kém hiệu quả. Đặc biệt đối với các làng nghề truyền thống không khai thác đ−ợc tính chất du lịch làng nghề. Do tính đơn lẻ và phân tán trong phương thức sản xuất và kinh doanh của các hộ nên hiệu quả kinh tế rất thấp so với tiềm năng thực sự của làng nghề.
Nh− vậy, vấn đề quy hoạch cụm công nghiệp vừa và nhỏ không chỉ là bó hẹp trong quy hoạch xây dựng mà ở một góc độ khác, đó còn là vấn đề quy hoạch về chiến l−ợc sản xuất và th−ơng mại của toàn vùng cho các khu vực nông thôn, làng xã phân tán.
Về qui hoạch tổ chức không gian có nhiều hình thức khác nhau, có thể nhận dạng khái quát nh− sau:
- Không gian các làng nghề truyền thống hoặc làng nghề mới: Không gian ở và sản xuất nằm trong khuôn viên nhà ở, không phân định rõ không gian sử dụng hoặc có xu h−ớng tiếp cận với đ−ờng giao thông, nơi có thể giới thiệu và bán sản phẩm, hoặc dịch chuyển sang địa điểm sản xuất mới có qui hoạch của địa phương, đồng thời dịch chuyển nơi ở của gia đình và nhân công.
- Không gian các cụm, điểm công nghiệp: chủ yếu dựa vào một vị trí khu đất có lợi thế ban đầu về đ−ờng giao thông, phát triển không có qui hoạch hoặc lập một qui hoạch mang tính hình thức. Các qui hoạch đ−ợc lập tựa nh− một khu công nghiệp tập trung thu nhỏ lại, không phù hợp với mô hình tổ chức không gian cũng nh− việc khai thác quản lí của loại hình công nghiệp nhỏ nông thôn. Vấn đề ở- không gian ở và dịch vụ không đ−ợc đề cập đến trong các qui hoạch công nghiệp. Đây là vấn đề nổi cộm trọng yếu nhất đối với việc phát triển công nghiệp nông thôn, gây sự xáo trộn không gian đặc tr−ng của nông thôn khi có sự hiện diện của các cơ sở công nghiệp. Một số cụm điểm công nghiệp nông thôn hình thành hỗn hợp nh− một khu phố - nhà x−ởng. Đây là một thực tế tự phát theo nhu cầu sử dụng rất thiết thực song khả năng kiểm soát phát triển không gian và môi trường là vấn đề cần xem xét.
+ Hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam về qui hoạch xây dựng
- Hiện hành đã có các hướng dẫn lập qui hoạch xây dựng huyện, thị trấn huyện lị, điểm dân c− nông thôn. Về quy hoạch và thiết kế công nghiệp, đã có Tiêu chuẩn Việt Nam về Qui hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp- tiêu chuẩn thiết kế (TCVN4616:
1988), Qui chuẩn xây dựng đô thị (1996) và một số Nghị định, thông t− của Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng về Qui hoạch và quản lí các khu công nghiệp Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu hình thành các mô hình công nghiệp mới nh− khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao - kĩ thuật cao, khu chế xuất.
- Các h−ớng dẫn cho việc qui hoạch công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp nông thôn không có tài liệu riêng mà đ−ợc lồng ghép trong nội dung các h−ớng dẫn qui hoạch xây dựng vùng huyện, qui hoạch chung thị trấn huyện lị d−ới dạng các công trình sản xuất chế biến, cơ khí sửa chữa, sản xuất tiểu thủ công nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp của địa bàn huyện, xã. Các qui chuẩn và tiêu chuẩn về qui hoạch công nghiệp chủ yếu
đề cập đến các nội dung chủ yếu về giải pháp bố trí khu cụm công nghiệp trong mối quan hệ tổ chức sản xuất- sử dụng hạ tầng kĩ thuật, các qui định bảo vệ môi trường, các qui định về sử dụng đất trong khu công nghiệp. Nh− vậy ch−a có các qui chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể hướng dẫn lập qui hoạch công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nông thôn,
đặc biệt các hướng dẫn phát triển các làng nghề- ngành nghề truyền thống. Các qui chuẩn đã ban hành ít nhiều có thể vận dụng song không đáp ứng đ−ợc đủ các yêu cầu khi lập qui hoạch công nghiệp nông thôn- một loại hình công nghiệp có đặc tr−ng riêng biệt khác với các khu công nghiệp trong đô thị.
+ Các cơ sở nghiên cứu về qui hoạch tổ chức không gian cụm công nghiệp nông thôn:
Việc lựa chọn phát triển công nghiệp nông thôn căn cứ trên nhiều tiêu chí, đó chính là cơ sở khoa học trọng yếu, là tiền đề nghiên cứu qui hoạch tổ chức không gian.
- Lãnh thổ- đất đai là một bối cảnh quan trọng cho việc nghiên cứu Qui hoạch tổ chức không gian, về kinh tế- xã hội và đặc điểm tự nhiên là căn cứ để tạo lập các dự báo phát triển mạng l−ới công nghiệp nông thôn cho từng vùng, nhận dạng vai trò tính chất của các khu vực, sự liên quan tương hỗ giữa đô thị và nông thôn trong phát triển không gian vùng. Các đặc tr−ng văn hóa làng xã nông thôn sẽ là những gợi mở cho qui hoạch
Đề tài Khoa học Cấp Nhà n−ớc KC 07-23
Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn, Bộ Xây dựng 67
tổ chức không gian công nghiệp nông thôn h−ớng tới phù hợp với không gian nông nghiệp- nông thôn.
- Ngành nghề: Cần phân định rõ công nghiệp nông thôn và công nghiệp của vùng lớn (quốc gia, tỉnh có vị trí tại nông thôn), trong đó cần loại trừ công nghiệp khai khoáng, công nghiệp độc hại, các ngành công nghệ đặc thù...là những ngành nghề không phù hợp với tính chất của công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, về qui mô, lao động, sử dụng
đất đai, môi trường...và đặc biệt không tương thích với không gian qui hoạch nông thôn- nông nghiệp. Loại hình công nghiệp là cơ sở để lựa chọn giải pháp tổ chức không gian cho cụm công nghiệp, trong đó có các yếu tố xác định vị trí xây dựng, mối quan hệ với khu dân c− nông thôn, vùng nguyên liệu, vùng sinh thái nông nghiệp, cơ cấu sử dụng đất khu sản xuất phân chia theo loại hình sản xuất, khu phụ trợ và dịch vụ công cộng, đường giao thông... để phù hợp với loại hình công nghiệp được lựa chọn. Đặc biệt việc lựa chọn phát triển loại hình công nghiệp- làng nghề đòi hỏi nghiên cứu không gian sản xuất gắn kết hài hoà với không gian nông thôn- làng nghề cũ và tiếp cận đ−ợc với các không gian dịch vụ du lịch.
- Qui mô: Qui mô phát triển tương đồng với các yếu tố cấu thành là các hộ sản xuất trong cụm công nghiệp, đ−ợc định l−ợng bằng các chỉ số về số l−ợng xí nghiệp- hộ sản xuất để tạo thành cụm, điểm, tổng số lao động và yêu cầu đất đai xây dựng- cung cấp hạ tầng kĩ thuật. Vì vậy có thể phân thành 2 loại hình để xác định cơ cấu sử dụng đất và tổ chức không gian căn cứ vào qui mô diện tích là cụm công nghiệp nông thôn và
điểm công nghiệp nông thôn. Qui mô là một căn cứ để chọn vị trí và giải pháp tổ chức không gian công nghiệp, trong đó cân nhắc đến việc chuyển hóa quĩ đất nông nghiệp, khả năng cung cấp các điều kiện hạ tầng kĩ thuật, lựa chọn giải pháp nhà ở cho công nhân. Các thông số là cơ sở để tính toán lựa chọn phân khu chức năng, cân bằng các tỉ lệ sử dụng đất để mỗi cụm, điểm công nghiệp nông thôn đều có một qui hoạch tổ chức không gian của một môi trường sản xuất tiên tiến và tiết kiệm đất đai xây dựng. Qui mô công nghiệp và đặc điểm sử dụng lao động là căn cứ để xác định mô hình xây dựng công nghiệp kèm theo khu ở và mức độ đầu t− dịch vụ công cộng trong mối quan hệ tận dụng các điều kiện hạ tầng xã hội của dân cư nông thôn địa phương.
Các tiêu chí về tổ chức không gian + Phân loại tiêu chí không gian:
Trong phạm vi nghiên cứu qui hoạch nông thôn nhằm mục tiêu tạo lập môi tr−ờng sống nông thôn có chất l−ợng tốt, sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và giảm thiểu các tác động hạn chế của hoạt động sản xuất, các tiêu chí đề cập đến gồm Tiêu chí xác định tính chất chức năng và mối quan hệ trong vùng;
Tiêu chí xác định các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội để phát triển; Tiêu chí xác
định qui mô và đặc điểm phát triển; Tiêu chí xác định các khu chức năng trong qui hoạch; Tiêu chí xác định hướng phát triển không gian.
Qui hoạch nông thôn bao gồm các khu chức năng chủ yếu là Khu nhà ở, khu trung tâm hành chính và dịch vụ công cộng, khu các công trình sản xuất và phụ trợ, khu các công trình hạ tầng kĩ thuật. Trong các qui chuẩn xây dựng Việt Nam ch−a đề cập rõ nét về công nghiệp nông thôn mà chỉ là các công trình dịch vụ nông nghiệp. Xu h−ớng hình thành mạng l−ới công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn với yêu cầu phát triển không chỉ bó hẹp trong phạm vi nông nghiệp- nông thôn địa phương. Sự hình thành loại hình này