Xu h−ớng phát triển mô hình công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học về quy hoạch và tổ chức không gian các loại hình cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo h ớng công nghiệp hóa hiện đại hoá (Trang 129 - 142)

3.2. Mô hình các cụm CNV&N ở nông thôn

3.2.2.2 Xu h−ớng phát triển mô hình công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Sự phát triển các mô hình công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ

đến điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực có mô hình đó. Điều kiện tự nhiên liên quan đến tiềm năng, địa hình, khí hậu... sẽ tác động đến loại hình, cách thức tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc công nghiệp vừa và nhỏ. Sự phát triển kinh tế, xã hội coi nh− là các yếu tố động lực trong sự phát triển các mô hình công nghiệp vừa và nhỏ và liên quan đến tất cả các khía cạnh phát triển của mô hình.

Chính các yếu tố này đã quyết định hình loại và sự phát triển các mô hình công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

ở Việt Nam, các yếu tố này có sự biến đổi rất khác nhau theo các vùng kinh tế. Và mỗi vùng kinh tế đó, dưới tác động của các yếu tố trên, sẽ có xu hướng phát triển mô hình công nghiệp vừa và nhỏ riêng biệt, sự riêng biệt này đ−ợc thể hiện qua các mô hình đặc tr−ng của mỗi vùng, đó là các vùng: Tây bắc Bắc bộ, Đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngoài ra, do đặc điểm thuận lợi về mặt vị trí, việc hình thành các mô hình công nghiệp vừa và nhỏ liên khu vực hành chính (nằm trên 2 khu vực hành chính) là điều tất yếu

Đề tài Khoa học Cấp Nhà n−ớc KC 07-23

Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn, Bộ Xây dựng 129

xảy ra trong thực tại phát triển. Việc nghiên cứu mô hình này nhằm tìm ra sự thống nhất tối −u trong tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc để đạt đ−ợc sự hiệu quả

trong đầu t− và hoạt động sản xuất của loại hình công nghiệp này; tránh tình trạng phát triẻn theo các hướng riêng biệt trên cùng một địa điểm do thuộc các lãnh thổ quản lý hành chính khác nhau.

Thêm vào đó, trong quá trình phát triển các mô hình công nghiệp vừa và nhỏ, việc cải tạo các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ hiện có nhằm hạn chế tối đa các mặt tiêu cực,

đ−a các cơ sở công nghiệp này tiếp tục phát triển với chất l−ợng và hiệu quả đạt đ−ợc các tiêu chí trong xu thế phát triển mới. Hình thành một hệ thống công nghiệp vừa và nhỏ thống nhất - giữa cái đã có và cái phát triển mới - trên địa bàn cả nước.

Việc nghiên cứu xu h−ớng phát triển mô hình công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ

đ−ợc nghiên cứu theo các khía cạnh nêu trên - 7 vùng kinh tế, liên khu vực hành chính và cải tạo, qua đó tìm ra các mô hình công nghiệp vừa và nhỏ đặc tr−ng theo các vùng kinh tế và hình thành các cơ sở khoa học cho việc xây dựng các mô hình quy hoạch và tổ chức không gian các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn cả nước.

a). Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, x∙ hội liên quan phát triển công nghiệp vừa và nhỏ:

Vùng Tây bắc Bắc bộ:

- Bao gồm lãnh thổ 4 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

- Vùng núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh. Đất đai có diện tích lớn thuận lợi cho xây dựng cơ sở công nghiệp không nhiều.

- L−ợng m−a lớn và phân bố không đều trong năm. Sông suối có độ dốc lớn, hay gây lũ quét. Nguồn nước có trữ lượng hạn chế và phân bố không đều.

- Tiềm năng sản xuất cây công nghiệp (cây chè, sắn, cà phê, cây ăn quả), cây lâm nghiệp (diện tích lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn), chăn nuôi bò thịt, bò sữa (đồng cỏ tại cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản...).

- Có các cơ sở hạ tầng tạo vùng nh− thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La tạo tiềm năng cho phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt tiềm năng thuỷ sản và du lịch.

- Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa (nhà tù Sơn La, Điện Biên Phủ...) tạo tiềm năng cho phát triển du lịch.

- Kinh tế công nghiệp và dịch vụ trong vùng có chiều hướng phát triển song tốc độ còn chậm. Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo.

- Điều kiện hạ tầng còn ở mức thấp, ít hấp dẫn các nguồn đầu t− phát triển.

- Tỷ lệ đô thị hóa thấp (12,9%). Trình độ lao động thấp, đặc biệt là lao động nông thôn. Đời sống xã hội còn khó khăn

- Nhiều dân tộc sinh sống nh− dân tộc Thái, M−ờng, Mông... với truyền thống văn hóa đa dạng phong phú.

- Chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng và nhà nước trong phát triển.

Vùng Đồng bằng Bắc bộ:

- Bao gồm 13 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải D−ơng, H−ng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất toàn quốc.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, với 3 khu vực địa hình cơ bản: 1- Khu vực sát trung du – địa hình tương đối cao, gồm đồi núi thấp xen lẫn thung lũng thấp. 2- Khu vực đồng bằng ven biển – địa hình thấp, bằng phẳng. 3- Vùng trung tâm đồng

bằng Bắc bộ - địa hình bằng phẳng. Nhìn chung địa hình vùng này thuận lợi cho xây dựng cơ sở công nghiệp quy mô

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp tổng hợp (cây l−ơng thực, cây công nghiệp, cây

ăn quả, chăn nuôi, thuỷ sản ...), tiềm năng về khoáng sản phi kim loại (đất sét, đá

vôi, cát cuội, than đá, khí đốt ..), điều kiện khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản kim loại từ các vùng lân cận. Đây là các yếu tố thuận lợi cho phát triển các ngành nghề công nghiệp vừa và nhỏ.

- Kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển vào hàng đầu trong cả n−ớc. Đây là khu vực tập trung nhiều ngành công nghiệp lớn nh− : công nghiệp nặng, điện tử, chế tạo máy…

- Tập trung nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời, dân c− trình độ sản xuất cao.

- Điều kiện thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn thiện, đầu mối giao thông của quốc gia và miền Bắc, thuận lợi cho phát triển mọi loại hình sản xuất kinh tế.

- Tỷ lệ đô thị hóa cao (39,7%). Mật độ dân số cao (1008 người/km2) - Quỹ đất đai cho xây dựng ngày càng khan hiếm.

Vùng Bắc Trung bộ:

- Bao gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

- 3 khu vực khác biệt: 1- Khu vực trung du miền núi - địa hình chia cắt khá mạnh, không thuận lợi trong việc đầu t− hạ tầng kỹ thuật, kinh tế còn đặc biệt khó khăn.

2- Khu vực đồng bằng - địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất và

đầu t−. 3- Khu vực ven biển - địa hình thấp, khá bằng phẳng, lợi thế cho phát triển kinh tế du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản, kinh tế cảng và dịch vụ.

- Khí hậu nóng, chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ thể lên tới 400C. Chịu ảnh h−ởng nhiều của bão, lũ lụt hàng năm.

- Trữ l−ợng n−ớc mặt và n−ớc ngầm khá phong phú.

- Kinh tế của vùng phát triển thấp so với bình quân cả n−ớc trong giai đoạn 1990 - 2000. Trong giai đoạn hiện nay đã có bước chuyển biến mạnh mẽ về công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp nông thôn

- Có ngành nghề truyền thống khá đa dạng và phong phú. Các làng nghề truyền thống ra đời gắn với sự hình thành của đô thị, gắn với dòng sông, các vùng nguyên liệu đặc thù đá, cói, ceramic, dâu tằm....Các cơ sở sản xuất chủ yếu tại gia đình, do

đó không có khả năng mở rộng mặt bằng sản xuất, công nghệ thủ công lạc hậu, sản phẩm ít mẫu mã và thiếu sự tinh xảo, lao động tay nghề thấp, khả năng tiếp thị kém, quy mô sản xuất nhỏ không đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn lao động địa ph−ơng. Môi tr−ờng ở bị ô nhiễm.

- Tỷ lệ đô thị hóa 24,3%

- Điều kiện hạ tầng kỹ thuật ch−a đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

- Dân c− sinh sống lâu đời, có truyền thống văn hoá, nh−ng đời sống còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở khu vực nông thôn

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ:

- Bao gồm 6 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.

- Có 2 khu vực địa hình cơ bản: 1- Khu vực trung du miền núi - địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh. 2- Khu vực ven biển - địa hình tương đối bằng phẳng, là các dải

Đề tài Khoa học Cấp Nhà n−ớc KC 07-23

Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn, Bộ Xây dựng 131

đồng bằng hẹp, các cồn cát, bãi cát lớn, kết hợp với các khu vực đồi núi sát biển tạo ra các vùng cảnh quan tự nhiên đẹp, có nhiều lợi thế cho phát triển du lịch.

- Có l−ợng m−a lớn, các dòng sông ngắn, dốc, th−ờng gây úng lụt lớn về mùa m−a.

Về mùa khô bị n−ớc biển thâm nhập vào sâu gây nhiễm mặn nguồn n−ớc mặt và nguồn n−ớc ngầm ven biển, gây hạn chế về nguồn n−ớc phục vụ dân sinh

- Tiềm năng về nuôi trồng hải sản, dịch vụ kinh tế biển. Tiềm năng về nông nghiệp không lớn do đất bị xói mòn mạnh và thoái hóa nhiều. Hệ sinh thái tự nhiên mỏng manh và dễ bị phá vỡ.

- Là một trong 6 vùng phát triển kinh tế công nghiệp của quốc gia, trong đó có 4 tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Kinh tế phát triển với các mũi nhọn về xây dựng cảng biển, khu lọc hóa dầu, khu kinh tế mở và sự phát triển của các đô thị lớn, các khu du lịch biển, các vùng Di sản văn hóa Thế giới...Trong sản xuất nông nghiệp, mũi nhọn là sản xuất thủy hải sản. Trong sản xuất công nghiệp phát triển các ngành khai thác, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng... và ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển thành các trung tâm công nghiệp gắn với địa bàn các đô thị lớn.Trong sản xuất dịch vụ, du lịch đang h−ớng tới là ngành mũi nhọn của vùng.

- Nhiều làng nghề truyền thống lâu đời với ngành nghề đa dạng vẫn tiếp tục phát triển mạnh.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội- kĩ thuật và tỷ lệ đô thị hóa (13,2%) còn ở mức thấp so với hai vùng phía bắc và phía nam, ít hấp dẫn các nguồn đầu t− phát triển.

- Hội tụ nhiều luồng văn hoá, chứa đựng nhiều di tích lịch sử và văn hóa phong phú và đa dạng của đất nước. Là nơi người dân cần cù và giàu truyền thống cách mạng, là nơi hậu quả chiến tranh còn nặng nề, lao động ít việc làm, đời sống xã hội còn thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn.

- Tập trung nhiều dân c− song quĩ đất đai có hiệu quả nông nghiệp thấp, vì vậy cần phát triển mạnh công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp nông thôn và các làng nghề.

Vùng Tây Nguyên:

- Vùng bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, vị chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực

Đông D−ơng.

- Nhìn chung địa hình bị chia cắt mạnh. Có 3 dạng địa hình chính: 1- Địa hình cao nguyên - có độ dốc từ 3-15o, chủ yếu là khu vực trồng cây công nghiệp nh− cà phê, cao su, tiêu...2- Địa hình vùng núi - có độ dốc >25o , chủ yếu là khu vực rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn với nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. 3- Địa hình vùng trũng - có địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho phát triển cây l−ơng thực.

- Khí hậu với biên độ nhiệt dao động trong ngày lớn 10 -150C, l−ợng m−a lớn và phân bố không đều, gây khô hạn về mùa khô. Nguồn nước ngầm có trữ lượng dồi dào nhưng phân bố không đều và chi phí khai thác lớn (mực nước sâu 80-100m) - Tiềm năng phát triển cây công nghiệp lâu năm nh− cà phê, cao su..., cây lâm

nghiệp (chiếm 29,8% diện tích rừng cả nước), chăn nuôi đại gia súc, tiềm năng khoáng sản nh− bôxit, đá quý, vàng, kim loại,.sản xuât VLXD...., tiềm năng về thủy điện và tiềm năng về du lịch (Đà Lạt, Bản Đôn ... và hệ thống danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử phân bố đều khắp vùng)

- Là đầu nguồn của hầu hết các con sông ở miền Trung và Đông Nam bộ, vì vậy vấn

đề bảo vệ môi trường rừng luôn được đặt ra trong mọi hoạt động phát triển.

- Điểm xuất phát chung của nền kinh tế thấp, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ sản xuất thấp, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, còn hạn hẹp.

Công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, khoáng sản là mũi nhọn trong sản xuất công nghiệp.

- Cở sở hạ tầng kỹ thuật của vùng ch−a đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, chủ yếu hình thành mạng đ−ờng trục từ cấp xã trở lên, mạng l−ói đ−ờng nhánh còn rất ít. Đường liên tỉnh và liên huyện đã được trải nhựa, đường xuống xã chủ yếu là

đường cấp phối và đường đất.

- Tỷ lệ đô thị hóa ở mức 27,5%. Mật độ dân số thấp 72 người/km2, vùng núi rất thấp, có nơi chỉ 5-10/km2.

- Trong vùng có 45 dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm khoảng 70%, ng−ời dân tộc chiếm 30%. Ng−ời dân tộc Tây Nguyên giàu truyền thống văn hóa bản địa, cần đ−ợc gìn giữ và phát huy. Đây là cơ sở cho việc phát triển các ngành nghề thủ công với các sản phẩm mang tính văn hóa truyền thống.

Vùng Đông Nam bộ:

- Vùng bao gồm 6 tỉnh, thành: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình D−ơng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Ph−ớc, Tây Ninh.

- địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần về phía biển. Khu vực phía Bắc và Tây vùng có độ cao 3 – 10m, khu vực đầm lầy ngập mặn ven sông, biển với độ cao 0,5 – 2,5m, khu vực ven biển có địa hình đa dạng, kết hợp giữa đồi núi thấp, bãi cát thoải và vùng đầm lầy, có lợi thế trong phát triển du lịch và kinh tế biển.

- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nền nhiệt độ cao và ít thay

đổi, l−ợng m−a dồi dào, phân bố không đều.

- Nguồn n−ớc mặt và n−ớc ngầm của vùng khá phong phú. Tuy nhiên, do tình trạng xâm nhập mặn vào sâu trong sông Đồng Nai, Sài Gòn, gây bất lợi cho việc cung cấp n−ớc sinh hoạt và sản xuất. N−ớc ngầm ở một số khu vực ven biển bị nhiễm phèn, mặn. Hiện nay việc khai thác n−ớc ngầm không đ−ợc kiểm soát làm mực nước ngầm bị tụt, đất lún sụt, ảnh hưởng đến chất lượng nước và các tầng địa chất.

- Tiềm năng về dầu khí và các sản phẩm từ dầu khí, kinh tế biển (vận tải, cảng, thuỷ sản, du lịch...). Tiềm năng đất cho sản xuất nông nghiệp không lớn, cần phải chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp - TTCN, dịch vụ.

- Là một trong khu vực kinh tế trọng điểm của cả n−ớc với sự phát triển kinh tế năng

động, là vùng có tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ cao nhất cả nước, là khu vực trọng

điểm trong chiến l−ợc phát triển du lịch của quốc gia, là vùng.có cửa khẩu quan hệ quốc tế lớn nhất n−ớc, thu hút nhiều dự án đầu t− lớn. Sản xuất nông nghiệp mang tính tổng hợp và theo h−ớng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh. Là một trong các trung tâm công nghiệp lớn nhất cả n−ớc với ngành nghề sản xuất đa dạng.

Các làng nghề trong vùng đ−ợc khôi phục và phát triển. Số l−ọng cở sở công nghiệp vừa và nhỏ vào hàng đầu cả n−ớc.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội khá đồng bộ, mặc dầu vậy ở các đô thị nhỏ và vùng nông thôn trong vùng cần phải nâng cao hơn nữa. Môi tr−ờng sinh thái bị ô nhiễm,

đây là vấn đề phải lưu ý trong mọi hoạt động phát triển.

- Tỷ lệ đô thị hóa cao 59,51%. Mật độ dân số của vùng ở mức trung bình 480 ng−ời/km2., dân c− tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và

Đồng Nai.

Đề tài Khoa học Cấp Nhà n−ớc KC 07-23

Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn, Bộ Xây dựng 133

- Trình độ dân trí cao hơn các vùng khác trong cả nước, trình độ lao động còn thấp.

Lao động thiếu việc làm hiện nay vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn và một số ch−a qua đào tạo. Đời sống của dân c− vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày cao, tạo khoảng cách lớn giữa các tầng lớp lao động trong xã hội.

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long:

- Vùng bao gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau.

- Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, cao trình phổ biến từ 0,2 – 1,0 m. Nhìn chung

địa hình dạng lòng chảo, vùng ven sông, đường xá thường cao hơn các khu vực khác (trừ khu vực gò, đồi), tạo nên tình trạng ngập úng kéo dài tại những khu vực nội đồng, đặc biệt là khu vực phía Bắc Sông Hậu. Đặc điểm này cùng với yếu tố giao thông thuỷ là nhân tố ảnh h−ỏng lớn đến việc tập trung dân c− ven các tuyến

đ−ờng thuỷ (sông rạch) và tuyến đ−ờng bộ, tạo thành chuỗi liên hoàn. Khu vực nội

đồng dân c− th−a thớt, tập trung thành những điểm dân c− tại những gò hay cù lao.

- Mạng l−ới sông, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 28.000km, thuận lợi cho giao thông đ−ờng thuỷ. Nguồn n−ớc mặt và n−ớc ngầm dồi dào. Là vùng bị ngập định kỳ, mực nước ngập dao động từ 0,8 – 1,2 m, có nơi ngập sâu đến 1,5 m.

- Đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hoà tạo tiềm năng cho phát triển nông nghiệp. Đây là vùng vựa lúa lớn nhất cả n−ớc. Có tiềm năng thuỷ sản, sản l−ợng chiếm khoảng 45% sản lượng của cả nước. Ngoài ra còn có các tiềm năng đáng kể khác như cảng sông và du lịch (miệt v−ờn, Phú Quốc...).

- Nền đất yếu nên chi phí cao trong xây dựng nền móng công trình.

- Kinh tế đã có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nh−ng sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (48,3%) trong cơ cấu kinh tế vùng. Trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất lúa đóng vai trò chủ đạo. Trong sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thuỷ sản là mũi nhọn, chiếm 51% sản l−ợng toàn quốc. Các ngành nghề truyền thống cũng khá phát triển nh−: Gốm sứ, đồ gỗ nội thất, đóng ghe xuồng... Công nghiệp vừa và nhỏ phát triển vào loại hàng đầu cả n−ớc.

- có hệ thống cơ sở hạ tầng ở mức trung bình, đặc biệt một số mặt còn yếu nh−:

đường giao thông nông thôn, nước sạch.., vấn đề ô nhiễm môi trường đang tăng nhanh; vì vậy hạ tầng kỹ thuật đầu mối và bảo vệ môi trường là vấn đề cần phải lưu tâm trong phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

- Tỷ lệ đô thị hóa 32,54%. Mật độ dân số ở mức trung bình 437 người/km2.

- Trình độ lao động không đồng đều, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Các ngành kỹ thuật và công nghệ cao còn thiếu nhiều nhân lực. Lao động thiếu việc làm còn ở mức cao so với bình quân cả n−ớc. Tập quán lối sống của ng−ời dân phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên, có ảnh hưởng tới tập quán sản xuất của người dân, đại bộ phận người lao động đi làm mướn, một số người có đất đai rộng, có vốn thì tổ chức sản xuất với quy mô lớn.

Cụm công nghiệp vừa và nhỏ liên x:

Xã là đơn vị hành chính cơ sở của nông thôn Việt Nam. Thông thường, một xã bao gồm 3~5 xã khác và 1 trong các trung tâm xã của các xã này đ−ợc chọn làm Trung tâm vùng liên xã. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ vùng liên xã đ−ợc hình thành tại các khu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học về quy hoạch và tổ chức không gian các loại hình cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo h ớng công nghiệp hóa hiện đại hoá (Trang 129 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)