3.2. Mô hình các cụm CNV&N ở nông thôn
4.3.1. Đánh giá theo các lĩnh vực
- Điều 3 của Quyết định 132/2000/QĐ-TTg gồm 5 mục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch đất theo phát triển ngành nghề nông thôn, −u tiên cho thuê đất với giá −u đãi nhằm hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn yên tâm đầu t− phát triển sản xuất. Trong Nghị định mới đây nhất của Chính phủ số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004, Điều 11, mục 2 nêu rõ: Các cơ sở ngành nghề nông thôn có yêu cầu sử dụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc có nhu cầu thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất mới, để bảo vệ, chăm sóc phục hồi, gây trồng vùng nguyên liệu thì đ−ợc UBND cấp có thẩm quyền −u tiên cho thuê đất với mức giá thuê đất thấp nhất. Điều 11, mục 3 có nêu UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch đất đai, dành quỹ đất và sử dụng tiền cho thuê đất theo quy định của pháp luật
để đầu t− xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các cụm điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
- Ngoài ra, hầu hết UBND các tỉnh trong cả nước đều có những Quyết định liên quan
−u đãi về đất đai cho các nhà đầu t−, nhất là các nhà đầu t− vào các khu, cụm công nghiệp ở địa phương như: áp dụng mức giá thuê đất thấp nhất theo khung của Chính phủ. Miễn giảm tiền thuê đất đối với những dự án thuộc các lĩnh vực khuyến khích và tuỳ theo các vùng ở địa phương ... (cụ thể xem phần phụ lục). Với các ưu đãi về đất đai, kinh tế trang trại và ngành nghề nông thôn ở Việt Nam đã phát triển khắp các vùng đồi núi, ven biển. Trong đời sống kinh tế nông thôn hiện nay, kinh tế trang trại, làng nghề, nghề tiểu thủ công nghiệp đã có một sự phát triển khá nhanh trên quy mô toàn quốc.
- Đối với việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp:
Trong thời gian qua, đã tồn tại 2 phương thức xây dựng khu, cụm công nghiệp: trực tiếp và gián tiếp thông qua công ty phát triển hạ tầng.
+ Theo phương thức thứ nhất, các khu cụm công ở các địa phương đã nhanh chóng
được lấp đầy; đa số các nhà đầu tư đều là doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ph−ơng pháp trực tiếp xây dựng khu, cụm công nghiệp nh− trình bày trên đây có một số −u điểm rõ rệt: Một là, trực tiếp quản lý đ−ợc việc sử dụng đất
đúng mục đích và hiệu quả; loại trừ đ−ợc nạn đầu cơ đất hiện đang khá phổ biến ở nhiều nơi; Hai là, chính sách −u đãi đầu t− liên quan đến quyền sử dụng đất nh− −u đãi về giá cho thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi cả về phương thức thanh toán, v.v...
đến đ−ợc với các nhà đầu t−; Ba là, giảm chi phí đầu t−, giảm đ−ợc giá cho thuê đất và
Đề tài Khoa học Cấp Nhà n−ớc KC 07-23
Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn, Bộ Xây dựng 161
giảm suất đầu t− của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê được đất; Bốn là, giải quyết hài hoà và nhất quán lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp và của người bị thu hồi đất; góp phần hỗ trợ người bị thu hồi đất ổn định thu nhập và ổn định cuộc sống; Cuối cùng, trực tiếp xây dựng khu, cụm công nghiệp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đầu t− và cho thuê đất có hiệu quả, một yếu tố quan trọng tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh ở địa phương đối với các nhà đầu tư; đầu tư xây dựng khu, cụm công nghiệp đã
chứng tỏ là "đầu t− mồi" hấp dẫn, thu hút đ−ợc các nhà đầu t− trong và ngoài n−ớc.
+ Ph−ơng pháp gián tiếp xây dựng các khu, cụm công nghiệp thông qua các công ty phát triển hạ tầng có các −u điểm nh−: Thời hạn xây dựng đảm bảo, các cơ sở hạ tầng
đ−ợc xây dựng đồng bộ nh−ng bên cạnh đó có các nh−ợc điểm: Thứ nhất, là không quản lý đ−ợc việc sử dụng đất; thứ hai, là chi phí đầu t− của doanh nghiệp tăng nên không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ thuê đ−ợc đất trong các khu, cụm công nghiệp; thứ ba, là việc lấp đầy tại các khu, cụm công nghiệp đ−ợc xây dựng theo phương pháp này thường gặp nhiều khó khăn do các chính sách ưu đãi đầu tư liên quan
đến giá cho thuê đất, các ưu đãi cả về phương thức thanh toán ... đều không đến trực tiếp với nhà đầu t−.
- Tuy có cải thiện so với trước đây như đã trình bày, việc tiếp cận với quyền sử dụng
đất làm mặt bằng kinh doanh vẫn là vấn đề khó khăn nhất, là cản trở lớn nhất đối với
đầu tư mới cũng như đầu tư mở rộng. Số đất nhà nước có để cho thuê là quá ít so với nhu cầu. Sự chật chội của các làng xã cổ ở khu vực nông thôn n−ớc ta không cho phép phát triển mạnh công nghiệp. Đối với nhiều dự án, khi đã "chạy" xong đ−ợc dự án, thì
cơ hội kinh doanh đã qua; hoặc những dự tính kinh doanh ban đầu đã trở nên lạc hậu;
hoặc quy hoạch ban đầu của Nhà nước đã bị thay đổi. Điều đó có thể là nguyên nhân làm cho một số nhà đầu t− đã phải sử dụng quyền sử dụng đất sai mục đích so với dự kiÕn ban ®Çu.
- Nh− vậy, để thực hiện đầu t−, đại đa số doanh nghiệp dân doanh đang phải tự xoay xở tìm kiếm đất đai làm mặt bằng kinh doanh. Trong trường hợp này, chi phí đầu tư của doanh nghiệp để có mặt bằng kinh doanh là rất lớn. Nghịch lý nổi bật ở đây là doanh nghiệp đã phải chi những khoản tiền lớn để có đ−ợc mặt bằng kinh doanh, nh−ng vẫn không phải là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Nghịch lý này không chỉ gây thiệt hại đến lợi ích của các nhà đầu t− và của doanh nghiệp, mà còn làm tổn hại lớn
đến phát triển kinh tế chung. Bởi vì, đất đai hay quyền sử dụng đất đã không trở thành
"vốn" luân chuyển để "vốn" thu hút thêm "vốn" và tạo ra "vốn" mới cho phát triển kinh tÕ.
Vì vậy, không ít doanh nghiệp, sau khi đã tạo đ−ợc mặt bằng kinh doanh không còn vốn đầu t− mua sắm thiết bị, xây dựng nhà máy nh− dự kiến ban đầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp tự tìm kiếm mặt bằng kinh doanh theo cách nói trên còn phải tự xây dựng kết cấu hạ tầng; không được hưởng các ưu đãi về giá thuê đất, phương thức thánh toán tiền thuê đất, v.v... nh− các doanh nghiệp đầu t− vào khu, cụm công nghiệp do Thủ tướng ký Quyết định thành lập.
Thực tế đó khẳng định, để có thể phát triển mạnh công nghiệp ở khu vực nông thôn, không thể không chú trọng thoả đáng đến việc quy hoạch đất đai dành cho công nghiệp ở khu vực này.
Trong Nghị định số 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 6 năm 2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Điều 11 về Đất đai có ghi rõ: Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nh−ợng, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai. Một
điểm mới nữa trong Nghị định này là UBND tỉnh đ−ợc sử dụng tiền cho thuê đất để
đầu t− xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Theo Quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn thì tiền cho thuê đất đ−ợc để lại cho ngân sách xã để đầu t− phát triển kết cấu hạ tầng của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
(2). Về tài chính, tín dụng:
- Quỹ Hỗ trợ nông dân đ−ợc thành lập theo văn bản số 4035/KTTH của Thủ t−ớng Chính phủ, Quỹ đ−ợc sử dụng để giúp nông dân, nhất là đối với những hộ nghèo có vốn để phát triển sản xuất. Vốn giúp nông dân được thực hiện dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả, không thu lãi mà chỉ thu phí. Các cơ sở ngành nghề nông thôn
được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) Luật số 03/1998/QH10 đ−ợc Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua. Đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn có dự án đâu t− tốt, đ−ợc UBND huyện thẩm định, sẽ đ−ợc Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay đầu t−, hỗ trợ lãi suất sau đầu t−; bảo lãnh tín dụng đầu t− theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu t− phát triển của Nhà nước. Mới đây nhất, Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Điều 7 về kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công đ−a ra gồm kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa ph−ơng.
Nhà n−ớc còn có nhiều chính sách khác về tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất công nghiệp ở n−ớc ta hầu hết có quy mô nhỏ, trong khi đó sự hỗ trợ của nhà nước nói chung đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có nhiều bất hợp lý thể hiện ở một số điểm sau đây: Một là, hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp còn quá ít so với yêu cầu cần có; Hai là, các cơ quan quản lý nhà n−ớc thường đóng vai trò là người cung cấp, không hoạt động theo cơ chế thị trường. Vì vậy, việc cung cấp hỗ trợ th−ờng mang tính hành chính, xin cho với thủ tục phức tạp và tốn kém; Ba là, việc thực hiện hỗ trợ thường thụ động theo chức năng; kết quả là chỉ hỗ trợ những gì nhà nước có; và những hỗ trợ đó thường không đến được với doanh nghiệp cần hỗ trợ, hoặc không đáp ứng yêu cầu về nội dung và thời điểm cần hỗ trợ của doanh nghiệp; Bốn là, các hỗ trợ th−ờng ch−a công bằng, kém hiệu quả và kém bền vững;
phạm vi tác động không lớn, nhưng lại làm méo mó quan hệ thị trường, cạnh tranh bất bình đẳng và không khuyến khích phát triển hệ thống tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh đa dạng theo nguyên tắc th−ơng mại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để công nghiệp nông thôn phát triển mạnh hơn nữa, Nhà nước cần đổi mới một cách cơ bản chính sách đầu t− phục vụ sản xuất công nghiệp nông thôn. Đặc biệt là các cơ
chế huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo môi trường thuận lợi để tăng vốn đầu t− n−ớc ngoài vào nông nghiệp. Định h−ớng đầu t− chủ yếu là:
- Tiến hành phân bổ lại đầu t− trong lĩnh vực nông, lâm, ng− nghiệp theo h−ớng tăng
đầu t− cho thuỷ lợi và các công trình cơ sở hạ tầng nông nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ.
Đề tài Khoa học Cấp Nhà n−ớc KC 07-23
Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn, Bộ Xây dựng 163
- Vốn đầu t− FDI sẽ đ−ợc h−ớng chủ yếu vào việc xây dựng mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, điện các hệ thống trạm, trại kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp.
- Đầu t− xây dựng các trung tâm cụm xã làm hạt nhân thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.
(3). Về khoa học công nghệ:
Những năm qua, với các chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã đạt đ−ợc nhiều thành tựu to lớn. đã. Sản phẩm tăng nhanh về số l−ợng và chất l−ợng, đ−ợc thị tr−ờng quốc tế chấp nhận, chủ yếu là nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, tiềm lực về khoa học và công nghệ của n−ớc ta ch−a đ−ợc phát huy đầy đủ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nhiều vấn đề bức xúc của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
đặt ra đối với các lực l−ợng khoa học và công nghệ đến nay vẫn ch−a giải quyết đ−ợc, trong đó đáng lưu ý hơn cả là:
- Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nội dung quan trọng phụ thuộc vào việc tổ chức áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất. Hiện mới chỉ xuất hiện ở một số vùng ven đô, vùng có làng nghề truyền thống, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có trình độ dân trí khá, có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, còn ở các vùng xa khác, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa sự chuyển đổi diễn ra chậm chạp.
- Phát triển công nghiệp chế biến là nhiệm vụ hàng đầu nh−ng phát triển nh− thế nào, quy mô trình độ công nghệ, cơ cấu sản phẩm ra sao... là những vấn đề bức xúc đang
đòi hỏi làm rõ. Mặt khác, do các loại nông sản đếu có tính thời vụ, đòi hỏi phải nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch nhằm hạn chế tổn thất, duy trì đ−ợc chất l−ợng nông sản.