Khái niệm về Tiêu chí Quản lý
Tiêu chí quản lý là thước đo những chuẩn mực, những tiêu chuẩn, những chỉ tiêu để xem xét lựa chọn, đề xuất và đánh giá một cách khoa học các hệ thống quản lý nhằm
đạt đ−ợc hiệu quả cao. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm lựa chọn các loại, các hệ thống tiêu chí quản lý thích hợp để tạo cho quy hoạch xây dựng các cụm, điểm CNV&N ở nông thôn đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo về môi trường và phát triển bền vững, tạo nên hiệu quả cao về kinh tế-xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Cơ sở nghiên cứu về tiêu chí quản lý : Hiện trạng công tác quản lý công nghiệp vừa và nhỏ ở n−ớc ta
(1) Hỗ trợ phát triển của Nhà n−ớc: Khuyến khích đầu t−, phát triển CNV&N là một phần không thể thiếu trong nội dung quản lý nhà nước đối với loại hình công nghiệp này. Do CNV&N phần lớn đ−ợc xây dựng ở nông thôn, nơi mà điều kiện giao thông,
điện n−ớc còn khó khăn; các chủ đầu t− còn thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu vốn.
(2) Các cơ quan quản lý và các tổ chức liên quan đến việc đề xuất cơ chế, chính sách phát triển: Bộ Công nghiệp chỉ đạo phát triển công nghiệp, đề xuất chính sách phát triển, quản lý quỹ khuyến công; Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo công nghiệp & tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công nghiệp có các chức năng cơ bản liên quan tới việc quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
địa phương Quản lý Quỹ khuyến công quốc gia; Sở công nghiệp là cơ quan đầu mối cuả tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với công nghiệp địa phương. Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu t−, có những nhiệm vụ liên quan
đến phát triển và Quản lý nhà nước về DNV&N. Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngành nghề nông thôn là những tổ chức có chức năng hỗ trợ, tham mưu, tư vấn về những vấn đề liên quan đến sự phát triển, việc hành nghề của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngành nghề nông thôn.
Các hình thức hỗ trợ phát triển của cấp tỉnh: từ chủ trương chung, các tỉnh đã cụ thể hóa và ban hành quy chế khuyến khích đầu t− phát triển CNV&N nông thôn với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tối đa theo thực lực của địa phương.
Quy chế quản lý: về Quy chế quản lý hiện có Dự thảo Quy chế quản lý khu công nghiệp địa phương của Bộ Công nghiệp và các Quy chế quản lý của các tỉnh có xây dựng CNV&N tách khỏi các khu dân c−. Các tỉnh có nhiều sáng tạo trong vai trò Quản lý nhà nước đối với CNV&N. Những sáng tạo này không chỉ thể hiện trong chủ chương khuyến khích đầu t− mà còn biểu hiện cụ thể trong cơ chế quản lý.
Mô hình quản lý hiện trạng: Qua các Quy chế quản lý (hay Quy chế quản lý tạm thời) và hệ thống quản lý đã đ−ợc thành lập của các tỉnh có các cụm, điểm CNV&N có thể tóm tắt theo 3 dạng sơ đồ:
- Dạng sơ đồ 1: UBND tỉnh giao cho UBND huyện, thị xã thành lập BQL cụm, điểm CNV&N. Sở Công nghiệp có chức năng quản lý nhà n−ớc chuyên ngành (Bắc Ninh, Quảng Nam). Đây là dạng sơ đồ tương đối gọn nhẹ và hiệu quả.
- Dạng sơ đồ 2: UBND tỉnh cũng giao cho UBND huyện, thị xã thành lập 1 BQL dự án chung cho các cụm, điểm công nghiệp trong huyện, Thị xã. Khi việc xây dựng công trình và cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thành thì UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban điều hành riêng cho từng cụm, điểm Công nghiệp. Về quản lý nhà n−ớc thì UBND tỉnh giao cho huyện, Thị xã và các Sở, Ban, Ngành (Hà Tây).
- Dạng sơ đồ 3: Ban Quản lý các khu công nghiệp nhỏ đ−ợc UBND tỉnh ra quyết định thành lập. Ban Quản lý các khu Công nghiệp nhỏ có các cơ quan t− vấn là các Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp &Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch & Đầu t− và Sở Xây dùng.
NhËn xÐt chung
- Chính sách hỗ trợ phát triển và tổ chức quản lý nhà nước, tổ chức hiệp hội... đối với CNV&N của n−ớc ta rất phong phú và đa dạng. Về hệ thống Quản lý nhà n−ớc hiện có hai Cục thuộc hai Bộ đều có một số chức năng, nhiệm vụ tương tự trong việc đề xuất cơ
cấu, chính sách hỗ trợ và quản lý về sự phát triển và hoạt động của DNV&N. Các sở chuyên ngành có chức năng t− vấn cho tỉnh. Hệ thống quản lý ở cả 3 dạng sơ đồ đều tương đối phức tạp, trách nhiệm của Ban Quản lý rất lớn lại chưa có một hậu thuẫn cụ thể về chuyên môn, các Sở chuyên ngành chỉ đóng vai trò t− vấn.
- Công tác Quản lý nhà nước của Bộ Công nghiệp chậm đổi mới trước thực tế phát triển của CNV&N ở các địa phương, trong khi các khu CNV&N ở các địa phương đang phát triển, UBND các tỉnh đã ban hành nhiều quy chế. Có thể nói bộ máy quản lý nhà nước
đối với CNV&N nông thôn phức tạp và kém hiệu quả. Các cụm CNV&N mới chỉ tiến hành thành lập đ−ợc BQL dự án chịu trách nhiệm quản lý việc quy hoạch, đầu t− xây dựng kết cấu hạ tầng, giao đất cho các nhà đầu t−, ch−a đảm nhiệm đ−ợc việc quản lý các hoạt động sau đầu t−. Mặc dù đã đạt đ−ợc những kết quả nhất định, cơ chế quản lý
Đề tài Khoa học Cấp Nhà n−ớc KC 07-23
Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn, Bộ Xây dựng 79
cũng có những sáng tạo riêng nh−ng việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn, v−ớng mắc.
Các chính sách hỗ trợ trên thực tế tại nhiều địa phương còn nhiều hạn chế.
Công tác quản lý công nghiệp nông thôn ở n−ớc ngoài: Kinh nghiệm quản lý ở các n−ớc phát triển và đang phát triển cũng cho thấy không có sự hỗ trợ của Nhà n−ớc, doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể phát triển mạnh mẽ và phát huy đ−ợc đầy đủ giá trị của nó. Các hình thức hỗ trợ rất đa dạng nhưng đều hướng vào các chính sách nâng đỡ về thuế, cung cấp tín dụng (cho vay) và trợ cấp, giúp triển khai sản xuất sản phẩm mới, hỗ trợ tiếp cận thị trường, giúp đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ thợ và cán bộ quản lý.
Phân loại tiêu chí quản lý + Các loại tiêu chí quản lý
- Tiêu chí quản lý chất l−ợng là những tiêu chí tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý để xác định chính xác chính sách, chất l−ợng, mục đích, trách nhiệm
- Tiêu chí quản lý chất lượng sản phẩm là những tiêu chí về phương pháp và hoạt động tác nghiệp đ−ợc sử dụng cho những yêu cầu đối với chất l−ợng.
- Tiêu chí quản lý chất l−ợng tổng hợp là những tiêu chí quản lý chất l−ợng tập trung
đánh giá chất l−ợng về mọi mặt.
- Tiêu chí quản lý kỹ thuật là các tiêu chí đ−ợc các cơ quan quản lý nhà n−ớc và các
đơn vị kinh tế có sở nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố kỹ thuật trong mỗi cơ sở và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Tiêu chí quản lý nhà nuớc về kinh tế là những tiêu chí về chức năng quản lý nhà n−ớc về kinh tế thông qua các thể chế và các tổ chức của nền hành chính Nhà nước để chỉ
đạo và quản lý các hoạt động kinh tế.
+ Các tiêu chí quản lý chuyên ngành
Tiêu chí quản lý chuyên ngành là những tiêu chí quản lý nh−: Tiêu chí quản lý nhà n−ớc về bảo vệ môi tr−ờng, Tiêu chí quản lý nguồn n−ớc, Tiêu chí quản lý các hệ thống thuỷ nông, Tiêu chí quản lý về an ninh, trật tự xã hội trong các khu vực dân c−, Tiêu chí quản lý về sức khoẻ, Tiêu chí quản lý lãnh thổ...
+ Đề xuất tiêu chí quản lý về quy hoạch xây dựng phát triển CNV&N ở nông thôn
Để đảm bảo cho CNV&N ở nông thôn đ−ợc phát triển thuận lợi, ổn định và bền vững cần thiết lập những tiêu chí quản lý nh− sau:
(1) Tiêu chí về tổ chức bộ máy quản lý:
Với ph−ơng châm tổ chức có hệ thống, gọn nhẹ, liên thông và hiệu quả, dựa trên mô
hình quản lý đã có hiện nay kiến nghị hệ thống quản lý quy hoạch, xây dựng và vận hành các cụm điểm CNV&N ở nông thôn. Ban Quản lý dự án quy hoạch xây dựng cụm CNV&N trên địa bàn xã, thị trấn, mỗi xã và thị trấn tuỳ thuộc số dự án cụm, điểm CNV&N trên địa bàn. Đặc biệt các cụm, điểm CNV&N trực thuộc huyện thì sẽ có Ban Quản lý dự án trực thuộc huyện. Khi các cụm, điểm CNV&N đã hoàn thành việc xây dựng và đi vào hoạt động thì Ban Quản lý có thể đ−ợc tổ chức gọn nhẹ hơn với chức năng quản lý hoạt động đảm bảo việc sản xuất phải tuân theo các tiêu chí về bảo vệ môi trường, về việc sử dụng mặt bằng công trình trong cụm đúng với chức năng được phÐp x©y dùng v.v....
(2) Tiêu chí quản lý về quy hoạch: Tiêu chí này nhằm đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển các khu CNV&N ở nông thôn không phá vỡ cảnh quan chung, không làm
ảnh h−ởng xấu tới môi tr−ờng sống lại thuận tiện cho sản xuất và phát triển lâu dài, hài hoà giữa lợi ích của các doanh nghiệp và khu dân c−.
(3) Tiêu chí quản lý hỗ trợ xây dựng và phát triển:
Để thực hiện tốt tiêu chí này, cần có các chính sách hỗ trợ về đất, giải phóng mặt bằng, cơ sở kết cấu hạ tầng, các hỗ trợ về đào tạo quản lý, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
các chính sách −u tiên về thuế, về tín dụng...có điều kiện đi vào cuộc sống.
2.7. kết luận rút ra từ cơ sở khoa học nghiên cứu
Cơ sở khoa học là phần nghiên cứu trọng yếu của để đ−a ra các mô hình quy hoạch và tổ chức không gian công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam- một h−ớng phát triển quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Những đánh giá nhận dạng về thực trạng và những bước triển khai ban đầu qui hoạch xây dựng cụm điểm công nghiệp nông thôn tại các tỉnh, bối cảnh phát triển với những định hướng chung của quốc gia, những chính sách, qui chuẩn đã ban hành, những bài học kinh nghiệm của quá trình phát triển công nghiệp nông thôn của các nước và đặc biệt là các đề xuất về tiêu chí lựa chọn phát triển để tạo lập cơ sở mang tính khoa học như một công cụ hướng dẫn cho các địa phương lập các qui hoạch xây dựng công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn định dạng đ−ợc mô hình quy hoạch và tổ chức không gian phù hợp với điều kiện riêng đồng thời đảm bảo các yêu cầu chung trong việc phát triển công nghiệp nông thôn, quản lí, xây dựng, bảo vệ môi tr−ờng...
mà vai trò của mỗi cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn phải đảm đương.
Lập tiêu chí cho các loại hình cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một hướng đi xác đáng. Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy việc tiếp cận trên quan điểm xây dựng thành lập các tiêu chí cho các cụm công nghiệp đã đem lại hiệu quả rõ rệt cả về mặt kinh tế và môi tr−ờng. Hệ thống tiêu chí các loại hình cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là cơ sở để đ−a ra đ−ợc các tiêu chuẩn phù hợp trong phát triển cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Các cơ sở khoa học cần đ−ợc kết hợp với một số chính sách, các quy định chuyên ngành khác có liên quan, đặc biệt là các Bộ Tiêu chuẩn của Việt Nam quy định về các vấn đề có liên quan đến các tiêu chí.
Đề tài Khoa học Cấp Nhà n−ớc KC 07-23
Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn, Bộ Xây dựng 81
Ch−ơng III
quy hoạch tổ chức không gian và mô hình các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn