Các loại hình quặng hóa chì kẽm

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết xác lập luận cứ khoa học, đánh giá định l ợng, định h ớng phát triển việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản việt nam đến năm 2020 các nhóm khoáng sản kim loại cơ bản, kim loại nhẹ (Trang 26 - 33)

Hiện đã phát hiện đ−ợc hơn 400 mỏ và điểm quặng chì kẽm phân bố chủ yếu ở miền Việt Bắc, một số ở Tây Bắc và rải rác ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.

Trong số đó có 72 mỏ và điểm quặng đã đ−ợc điều tra dánh giá và thăm dò. Quặng hóa chì kẽm có 3 nguồn gốc: nhiệt dịch đi kèm phong hóa là chủ yếu, hiếm skarn và thuộc các loại hình sau đây:

a. Quặng hóa chì-kẽm trong các đá lục nguyên-carbonat.

* KiÓu sphalerit-galenit-pyrit.

Các mỏ và điểm quặng của kiểu này có nguồn gốc nhiệt dịch, phân bố chủ yếu trong các đá vôi, đá hoa, đá phiến vôi và đá phiến sét sericit có tuổi Silur muộn- Devon sớm và đevon sớm vùng Bắc Kạn, Tuyên Quang, tạo thành một đới kéo dài 50ữ60 km từ Ba Bể đến thị xã Tuyên Quang theo phương bắc-đông bắc. Các mỏ và

điểm quặng tập trung trong các tầng đá carbonat tạo thành các vùng quặng chì kẽm

độc đáo: Chợ Điền, Chợ Đồn, Đạo Viện với nhiều mỏ có giá trị công nghiệp.

Điển hình cho kiểu quặng này là vùng mỏ Chợ Điền, thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, gồm các mỏ Bình Chai, Lũng Hoài, Popen, Phia Khao, Mán-Souce, La Pointe, Bô Luông, Đèo an, Than Tàu. Đá vây quanh là carbonat- lục nguyên và carbonat hệ tầng Phia Khao (S2-D1pk) và Pia Ph−ơng (S2-D1pp). Trong vài năm gần đây, khi điều tra đánh giá lại vùng mỏ chì-kẽm Chợ Đồn nằm kề vùng mỏ Chợ Điền, thuộc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn đã đánh giá đ−ợc một l−ợng tài nguyên t−ơng đ−ơng với vùng mỏ Chợ Điền, tạo khả năng thuận lợi cho đầu t−

khai thác (bảng 9 và 10).

Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, quặng hóa kiểu Chợ Điền là có giá trị hơn cả.

Chúng chiếm đến hơn 80% trữ lượng chì-kẽm chung cho cả nước. Ngoài vùng Chợ

Điền, Chợ Đồn, việc đánh giá quặng chì-kẽm cần đ−ợc tiến hành tiếp ở phần phía

nam của đới này trong vùng huyện yên Sơn, Tuyên Quang với hy vọng phát hiện

được các mỏ mới có giá trị do ở đó có các bối cảnh địa chất tương tự.

* KiÓu galenit-sphalerit (kiÓu Lang HÝch).

Các mỏ và điểm quặng của kiểu này có nguồn gốc nhiệt dịch, phân bố trong các đá lục nguyên-carbonat có tuổi Devon, Carbon-Permi và Trias ở các vùng Lang Hích (Bắc Thái), ý Nhân (Tuyên Quang), Th−ợng Long (Phú Thọ), Quan Sơn (Thanh Hóa), Mỹ Đức (Quảng Bình) v.v... Các đá carbonat đ−ợc thành tạo trong bối cảnh rìa lục địa thụ động. Quặng hóa chì-kẽm có khi chứa cả barit

Bảng 9. Bảng tổng hợp tài nguyên-trữ l−ợng chì-kẽm vùng mỏ Chợ Điền (1000 tấn)

Trong cân đối Ngoài cân đối

quặng oxyt quặng sulfur tổng cấp quặng oxyt quặng sulfur tổng cấp TT Má

Hl (%) TL-TN Hl (%) TL-TN TN-TL TN-TL Hl (%) TN--TL hl, (%) TN-TL TN-TL TN-TL 1 Suèi Teo 19,00 5 - - 5.201 C1+C2 - - - - - - 2 Lũng Cháy 25,88 18 - - 18.183 C2 - - - - - - 3 Khuổi Khem - - 10,82 6 5641 C1 7,29 3.402 - - 3.402 C1 4 B×nh Chai 19,00 22 38 59.591 C1 9,21 584 - - 584 C1 5 Cao B×nh 14,00 2 - - 641 C1 9,43 188 - - 188 C2 6 Sơn Tịnh 28,00 0,3 - - 328 C1 - - - - - - 7 Phia Khao 16,00 111 12,69 4 114.057 B+C1 5,40 10.766 - - 10.766 B+C1 8 Lũng Hoài 25 24.900

22.967

B+C1 C2

- - - - - -

9 Mán-Source 18,00 5 - - 5.418 C1 7,65 319 - - 319 C1 10 La pointe 14,00 7 - - 7137 C1 6,95 22.916 - - 22.916 C2 11 Popen-Bép 18,00 24 - - 24.034 C1 5,65 3.018 - - 3.018 C2 12 §Ìo an - - 11,00 21.156 21.156 C1 - - 6,30 21.831 21.831 C2 13 Bô Luông 17,00 31 - - 31.388 C1 7,90 52.424 - - 52.424 C2 14 Bản Thi 13,68 3.350 29,00 1.084 4.434 C1 6,55 5.141 - - 5.141 C2

Tổng cộng - 229.059 - 116.964 346.023 - - 98.758 - 21.831 120.589 -

(Theo tài liệu tìm kiếm và thăm dò của Đoàn 6, 32 và LĐĐCĐB- 1960,1984.1995*)

Bảng 10. Bảng tổng hợp tài nguyên-trữ l−ợng chì-kẽm vùng mỏ Chợ Đồn (Bắc Kạn)

Quặng oxyt Quặng sulfur

Pb Zn Pb+Zn Pb Zn Pb+Zn

TT Má quặng

hl,% TNTL hl,% TNTL hl,% TNTL cÊp TNTL quặng

hl, % TNTL hl,% TNTL hl,% TNTL cÊp TNTL 61.128 4,13 252 1,52 93 5,56 345 (322) 21.984 8,56 188 3,99 88 12,55 276 (322) 1 Nà Tùm

771 1,89 15 1,29 10 3,18 25 (334a) 1.579 5,64 89 2,39 38 8,03 127 (334a) - - - - - - - - 4.824 2,78 134 4,10 198 6,88 332 (322) 2 Ba Bồ

- - - - - - - - 7.016 2,27 159 4,61 324 6,88 483 (334a) 3 Nà B−a 1.341 3,90 52 0,06 8 3,96 60 (334a) 13.675 1,05 143 0,16 21 1,21 165 (334a) 4 Bù Quéng 545 1,23 7 3,40 19 6,43 25 (334a) 2.578 3,63 94 2,74 71 6,37 164 (334a) 5 Khuổi Giang - - - - - 1.785 2,28 41 1,38 25 3,66 65 (334a) 6 Pia - - - - - 1.667 4,33 72 0,81 14 5,14 86 (334a) - - - - - - - - 1.512 7,37 112 1,88 28 9,25 140 (334a) 7 Nà Pốp

1.198 5,03 89 1,87 22 9,32 112 (322) 1.451 7,42 108 1,92 28 9,34 136 (334a)

Quặng oxyt Quặng sulfur

Pb Zn Pb+Zn Pb Zn Pb+Zn

TT Má quặng

hl,% TNTL hl,% TNTL hl,% TNTL cÊp TNTL quặng

hl, % TNTL hl,% TNTL hl,% TNTL cÊp TNTL 8 Lũng Váng 308 5,03 16 3,61 11 8,64 26 (334a) 1.916 5,00 96 13,17 252 18,17 348 (334a) 9 Quan - - - - - 175 5,61 10 14,36 25 19,97 35 (322) - - - - - 300 4,51 14 13,00 38 17,51 52 (334a)

Tổng cộng (1000tấn):

TN-3 (322): Sulfur: quặng=26.983; Pb=332; Zn=310.470; Pb+Zn=463

TN-2((322)+(334a)): Oxyt: quặng=9.997.945; Pb=430.850; Zn=162.468; Pb+Zn=592.681.

Sulfur: quặng=15.460.000; Pb=184.023; Zn=45.958; Pb+Zn=229.271.

TN-3 (334a): Sulfur: quặng=18.019.835; Pb=742.703; Zn=792.271; Pb+Zn=1.534.794.

(theo tài liệu tìm kiếm đánh giá của LĐĐCĐB-1996) Ghi chú: *quặng sulfur là chính, ít quặng oxyt.

thường dạng lớp trong đá carbonat và có khi ở dạng cắt, nhưng bao giờ cũng được khống chế trong tầng đá carbonat.

Vùng mỏ Lang Hích nằm trong các huyện Đại Từ và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, bao gồm các mỏ và điểm quặng Bắc Lâu, Mỏ Ba, Metis, Đông Luông, Xa Lung, Làng Nhu, Cúc Đ−ờng, Na Ngõa, Quảng Cố, phân bố trong một nếp lồi gồm các đá carbonat xen lục nguyên. Trong đó mỏ Ba-Metis là có giá trị hơn cả.

Tại đây có ba kiểu thân quặng đều có thế nằm 320-340∠30-40: thành tạo do trao

đổi thay thế, có hình dáng bất ky; dạng lớp nằm tiếp xúc giữa đá vôi và đá phiến và dạng mạch.

Các thân quặng có chiều dài đ−ợc khống chế bằng công trình không lớn 50ữ100m, chiều dày thay đổi từ 0,5 đến 2-3m. Hàm l−ợng Zn=7,71%; Pb=3,46%;

Cd=0,051%.

Bảng 11. Trữ l−ợng chì-kẽm vùng mỏ Lang Hích, Thái Nguyên

Trữ lợng các cấp kim loại (T)

TL-II (B+C1) TL-III (C2) Trữ lợng (T) Loại quặng

Pb Zn Pb Zn Pb Zn

Hàm lợng (%)

Pb+Zn

Oxyt - - 2.080 9.665 153 710 12.608

Sulfur 2.372 6.749 15.517 38.619 13.099 27.123

Zn=7,71; Pb=

3,46; Cd=0,051 103.479 Tổng cộng 2.372 6.749 17.597 48.284 13.252 27.833 116.087

(Theo báo cáo thăm dò của Đoàn 5, 1960)

* KiÓu galenit-barit (kiÓu Lôc Ba).

Quặng hóa chì-bari của kiểu quặng hóa này phân bố nhiều nơi ở Bắc Việt Nam. Dọc theo sông Lô, chúng tạo thành một đới kéo dài phương tây bắc từ vùng thị xã Tuyên Quang đến vùng Thượng ấm (Sơn Dương, Tuyên Quang) và Lục Ba (Đại Từ, Bắc Thái). ở các vùng khác kiểu quặng hóa galenit-barit phân bố rải rác nh− yên Thế (Hà Bắc), Ba Chẽ (Quảng Ninh), vùng Sông Mã (Sơn La), Đồng Sán (Nghệ an), ... Quặng hóa tập trung trong tập carbonat của hệ tầng lục nguyên-carbonat có tuổi khác nhau. Thân quặng dạng lớp, thấu kính, có khi mạch, nh−ng đ−ợc hạn chế trong tập carbonat với chiều dày rất biến đổi từ vài mét đến

vài chục mét.

Mỏ Lục Ba thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái. Mặt cắt các trầm tích Devon sớm, bao gồm ở phần thấp là đá phiến sét, bột kết xen cát kết, đá silic, đá vôi silic, đá

vôi; phần trên là bột kết, đá phiến sét xen cát kết. Tổng chiều dày 350-400 m. Các đá

trầm tích carbonat-lục nguyên tuổi Devonsớm nắm tiếp xúc kiến tạo theo đứt gẫy phương tây bắc với các đá gabro, gabrodiorit, gabroolivin, gabronorit của phức hệ Núi Chúa tuổi Trias muộn (ν53nc). Hiện mới chỉ thấy 1 thân quặng sulfur chì kẽm. Thân quặng đã bị khai thác từ xưa dài 340 m, dày 2,23 m, kéo dài theo phương tây bắc cắm về đông bắc với góc dốc 60 0C. Hàm l−ợng: Pb=9,0%; Zn=1,12%; ag=37,5g/T.

b. Quặng hóa chì-kẽm nguồn gốc phong hóa trong các phễu karst.

* Kiểu quặng hóa smitsonit-zinkit-seruxit (kiểu Phia Khao).

Loại hình này khá phổ biến ở Việt Nam. Về nguồn gốc của các túi quặng này còn có hai ý kiến khác nhau. Nhiều ng−ời cho rằng chúng đ−ợc thành tạo do oxy hóa tại chỗ các thân quặng lớn dạng trao đổi thay thế trong đá carbonat nh− ở Bình Chai, Lũng Hoài, Mán và nhiều nơi khác.

Mỏ Phia Khao chiếm gần 80% toàn bộ trữ l−ợng Pb+Zn đã thăm dò của vùng mỏ Chợ Điền. Quặng hóa tập trung trong các phễu karst nằm kề cận nhau theo hướng phát triển các đứt gãy chính phương bắc-đông bắc; chiều sâu quặng hóa có nơi đến 50m; hàm l−ợng Pb+Zn > 14%, đang là đối t−ợng khai thác.

Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu gồm smisonit, calamin, seruxit, zinkit, hy®rozinkit, ...

Kiểu quặng này còn thấy ở Nà Tùm (Bắc Kạn), Phố Giá (Thái Nguyên), Đạo Viện (Tuyên Quang), ... Có thể xem đây là một kiểu quặng nằm ở đới oxy hóa của các mỏ chì-kẽm gốc, trong quặng còn chứa Mn với hàm l−ợng xấp xỉ 10%. Vì

kiểu quặng oxyt có công nghệ tuyển luyện riêng, nên khi thăm dò tìm kiếm cần

đ−ợc tính trữ l−ợng và tài nguyên riêng.

c. Quặng hóa chì-kẽm trong các đá trầm tích-núi lửa.

* Kiểu galenit-sphalerit-calcopyrit-pyrotin (kiểu Na Sơn)

Các mỏ và điểm quặng kiểu này phân bố ở vùng Tòng Bá Bắc Mê (Hà Giang) trên rìa lục địa tích cực của vi lục địa Việt Bắc tuổi Paleozoi đ−ợc lấp đầy bởi các thành tạo đá vôi silic, đá phiến sét silic và trầm tích núi-lửa thành phần trachit-liparit tuổi Silur muộn-Devonsớm. Chúng bị các xâm nhập syenit porphyr, granosyenit thuộc phức hệ Pia Ma (ε24 pm) tuổi Paleozoi sớm-giữa và các mạch cùng thành phần xuyên cắt.

Quặng hóa trong vùng rất đa dạng. Cùng với chì-kẽm là sắt, pyrit-pyrotin ; có khi có thứ tự sắp xếp rõ ràng trong mặt cắt trầm tích với phần d−ới là các thân quặng sắt, trên là pyrit-pyrotin và chì-kẽm. Các mỏ và điểm quặng Na Sơn, Hạ Vinh, Sàng Thần, Bản Lìm, Tà Pán, Con Cuông, Mỏ Bạc, Khuổi Mạn, Lũng Liềm, Lũng Páng, tạo thành một đới kéo dài theo phương tây bắc dài hàng trăm km trùng với ph−ơng cấu trúc chung.

Điển hình là mỏ Na Sơn thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Mỏ nằm ở cánh tây nam một nếp lõm đ−ợc cấu tạo bởi các trầm tích lục nguyên-carbonat- phun trào tuổi Silur muộn-Devon sớm. Mỏ gồm có hai đới quặng.

Đới i phân bố ở phía nam mỏ. Phần trên của mặt cắt gồm 4 thân quặng chì- kẽm dạng tầng nằm trong tập carbonat xen phun trào kiềm. Phần d−ới của mặt cắt là các thân quặng hematit-magnetit-sulfur. Các thân quặng chì-kẽm kéo dài hàng ngàn mét theo phương á vĩ tuyến, chiều dày biến đổi 2-10m và có khi dày hơn, xuống sâu thân quặng bị vát nhọn nhanh. Hàm l−ợng Pb=1,54%; Zn=4,11%.

Đới ii phân bố ở phía bắc mỏ, kéo dài theo ph−ơng tây bắc, chiều dài 800m, chiều dày 10ữ20m. Hàm l−ợng Pb=20%, Zn=4%. Đây là một thân quặng dạng mạch cắt đá carbonat với thế nằm 70∠55.

Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, pyrotin, galenit, sphalerit, calcopyrit, thứ yếu và hiếm là calcozin, bornit, enargit, prustit, canfildit. Quặng có cấu tạo khối, xâm tán. Ngoài Pb, Zn, Cu, còn có ag hàm l−ợng cao 1600g/T galenit.

Trong những năm cuối 70 và đầu 80 của thế kỷ này, đã tiến hành điều tra, khảo sát khoáng sản ở vùng này, nh−ng do điều kiện giao thông khó khăn nên công việc đã dừng lại. Tuy nhiên theo những tiền đề và dấu hiệu địa chất thì đây vẫn là vùng có triển vọng về chì-kẽm và các khoáng sản đi kèm khác nh− đất hiếm và bạc. Nhìn chung đây là một vùng quặng có nhiều tìềm năng chì-kẽm của Việt Nam khi so sánh các tiên đề địa chất và kiểu loại hình khoáng sản của chúng với các n−ớc khác.

* Kiểu calcopyrit-galenit-sphalerit (kiểu Sông Đà).

Kiểu quặng này phân bố khá rộng rãi ở miền Tây Bắc trong các đá rất khác nhau, bao gồm: các thành tạo bazan komatiit, bazan kiềm, bazan trachit, cát kết tuf, tuổi Permi muộn-Trias sớm thuộc tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Tây và Hòa Bình; bazan, bazan porphyrit, tuf, aglomerat tuổi Permi muộn vùng Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa; các thành tạo đá phiến sét, bazan, đá vôi tuổi Trias giữa-muộn vùng Lai Châu. Quặng hóa là các mạch thạch anh-galenit-calcopyrit-sphalerit- chứa vàng, chiều dày khoảng 1m, có loại thân quặng nằm chỉnh hợp với các đá

trầm tích phun trào, có loại nằm trong lục nguyên-carbonat xen kẹp với đá phun trào. Hàm l−ợng Pb > Zn và Cu, với sự biến đổi lớn, hàm l−ợng au >1 g/T .

Theo văn liệu của nhiều n−ớc trên thế giới, loại hình này rất có giá trị công nghiệp và th−ờng chiếm tỷ lệ trữ l−ợng hàng đầu của các mỏ Pb-Zn-Cu, chứa au.

ở trong kiến trúc Sông Đà, đới quặng hóa Cu-Pb-Zn vùng Phong Thổ (Lai Châu) đã phát hiện đ−ợc các điểm quặng có giá trị theo các tiên đề, dấu hiệu thuận lợi và đôi nơi đi với chúng là vàng có giá trị nh− ở Si Phay, Quang Tân Trai. Quặng đa kim th−ờng phát triển rộng rãi trong các thấu kính hình dạng phức tạp và thường giàu lên trong đá vôi. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu có pyrit, sphalerit, galenit, calcopyrit, tenantit. Hàm l−ợng Pb=3,31%; Zn=1,99%;

ag= 0,3ữ28,6 g/T (trong một mẫu giàu galenit hàm l−ợng au=1g/T; ag=936,3 g/T). Tỷ lệ Pb/Zn là 2ữ10.

* Kiểu galenit-sphalerit (kiểu Tú Lệ).

Các mỏ và điểm quặng của kiểu này đ−ợc phân bố trong đới vulcano-pluton kiểu rift nội lục Tú Lệ. Các mỏ và điểm quặng Cogisan, Tu San, Bản Lìm, Huổi Pao, Nậm Chậu,... tạo thành một đới quặng phương tây bắc từ Nghĩa Lộ đến Cogisan dài vài chục km.

Điển hình là mỏ Cogisan thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh yên Bái , gồm hai thân quặng nằm trong đá phun trào ryolit, tufogen ở phần dưới và trachit, trachit thạch anh, ryolit porphyr, cometitit xen tuf ở phần trên.

Thân quặng 1 có phương kéo dài đông-tây, cắm về nam với góc dốc 65ữ80o, chiều dài 400m, chiều dày 0,8ữ1m, chiều sâu đ−ợc khống chế bằng lò là 63m.

Hàm l−ợng Pb=35,9ữ77,4%; Zn=0,53ữ3,53%.

Thân quặng 2 có phương tây bắc, cắm về đông bắc với góc dốc 65o, chiều dài 500m, chiều dày 0,5m, chiều sâu đ−ợc khống chế 100m. Hàm l−ợng Pb=4,9ữ10,6%;

Zn=2,07ữ6,5%. Hàm l−ợng ag trong galenit của cả 2 thân quặng là 3600g/T.

ở Nậm Chậu có thân quặng dạng lớp trong tập đá phiến đen bị dập vỡ xen phun trào nói trên, chiều dài 1.970m, chiều dày 0,26ữ1,18m, trung bình 0,8m.

Hàm l−ợng: Pb=3,9%; Zn=1,5%; au=0,3g/T, ag=282g/T.

d. Quặng hóa chì-kẽm liên quan đến đá magma xâm nhập

* Kiểu đa kim-thiếc (kiểu Ngân Sơn).

Các mỏ và điểm quặng chì-kẽm kiểu này th−ờng đ−ợc thành tạo trong phần rìa của các vòm nhiệt liên quan với sự thành tạo các rift nội lục nh− Ngân Sơn (Bắc Kạn), Phu Loi và Bản Chiềng (Nghệ an). Chúng có nguồn gốc nhiệt dịch và skarn.

Vùng mỏ Ngân Sơn thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. Các mỏ và điểm quặng đa kim-thiếc nguồn gốc nhiệt dịch phân bố ở rìa đông, đông nam của một phức nếp lồi. Nhân của nó là các đá trầm tích đặc trưng cho tướng lục địa tuổi Devon sớm gồm cuội kết, cát kết có xen đá phiến màu đỏ, nâu đỏ. Cánh nếp lồi là các đá trầm tích với mặt cắt phần dưới là đá vôi sét màu xám phân lớp mỏng,

đôi nơi có sét silic; phần giữa là đá vôi, đá vôi dolomit màu xám sáng; phần trên là đá vôi, đá vôi silic, đá phiến silic tuổi Devon sớm-giữa. Về phía đông là các trầm tích lục nguyên-núi lửa tuổi Trias sớm. Phần nhân bị các xâm nhập granit biotit, granit hai mica phức hệ Ngân Sơn (γ34 ns) tuổi Paleozoi sớm-giữa xuyên cắt. Khoáng hóa của vùng Ngân Sơn có lẽ liên quan với phức hệ granit biotit này.

Tính phân đới ngang rõ ràng tính từ tâm của phức nếp lồi W→ Sn→ Fe→ Pb, Zn→ au→ Sb. Các điểm quặng chì kẽm Bolami (Ngân Sơn), Ph−ơng Sơn, Đèo Gió-Phúc Sơn, Nà Diếu ... là những điểm có triển vọng, với các thân quặng có dạng mạch, dạng lớp, dạng ổ túi. Chiều dài các thân quặng thay đổi 100ữ150m, chiều dày từ 1 đến hàng chục mét. Phần lớn chúng là các mạch thạch anh-chì-kẽm

hoặc calcit-chì-kẽm, hàm l−ợng Pb=1ữ7,1%, Zn=5ữ10% , ag=50g/T. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là sphalerit, galenit; ít hơn có pyrit, arsenopyrit, stanin, casiterit, calcopyrit.

Vùng Phu Loi, Bản Chiềng thuộc huyện Tân Kỳ và Quế Phong, tỉnh Nghệ an, có quặng hóa nguồn gốc skarn nằm ở chỗ tiếp xúc của granit, granosyenit của phức hệ Bản Chiềng (γξ16bc) tuổi Mesozoi muộn-Kainozoi với đá carbonat hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs). Thành phần khoáng vật đá skarn có pyroxen, amphibolit, granat, corindon; quặng có galenit, sphalerit, pyrit, arsenopyrit, calcopyrit, sheelit, pyrotin, casiterit, magnetit,... Hàm l−ợng Pb+Zn=6,74 %. Kết quả thi công đề án

“Tìm kiếm đánh giá vàng và các khóang sản khác đi kèm ở Đèo Gió-Nậm Sa vùng Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn” năm 1991-1994 trên diện tích 78 km2 đ−ợc thể hiện trong bảng 12.

Bảng 12. Bảng tổng hợp tài nguyên-trữ l−ợng chì-kẽm vùng Ngân Sơn

KÝch thíc(m)

Hàm lợng Tài nguyên-trữ lợng (T) Khu

Th©n quặng

dày dài

Thành phần khoáng vật

Đá vây quanh

Pb+Zn(%) Au(g/t) (322)Pb+Zn (334A)Pb+Zn Au(kg) TQ.I 0,44 1.000 pyrit,sphalerit, stanin, đá phiến vôi 3,91 - - 7.527 - TQ.II 1,19 600 pyrit, sphalerit,galenit đá phiến 6,41 - 7.284 9.072 - TQ.III 2,15 800 pyrit, sphalerit, galenit đá phiến vôi 3,77 1,62 4.838 28.143 1.289 TQ.IV 0,44 350 galenit,sphalerit, pyrit, đá phiến vôi 4,94 - - 2.523 -

TQ.V 0,51 500 galenit,sphalerit, pyrit đá phiến 7,62 - - 7.392 - TQ.VI 0,6 320 pyrit, galenit, calcopyrit đá vôi 5,61 - 1.432 1.288 -

§Ìo Giã - Phóc

Sơn

TQ.XIV 1,0 290 pyrit, sphalerit, galenit đá phiến vôi 7,4 - 2.960 2.696 - TQ.VII 0,66 1.140 pyrit, arrenopyrit galenit đá vôi 8,4 - 8.764 17.284 - TQ.VIIIa 1,53 450 pyrit,sphalerit,galenit, đá vôi 20,95 - 13.404 28.233 - Ph−ơng

Sơn-Nà

Diếu TQ.VIIIb 0,7 200 arrenopyrit, calcopyrit đá vôi 14,39 - 4.176 - - TQ.IX 3,77 600 pyrit, galenit, sphalerit, đá vôi 3,15 0,4 - 31.173 396

TQ.X 1,2 200 pyrit, arrenopyrit,,galenit. đá vôi 2,85 0,88 - 1.008 31 TQ.Xi 0,6 500 pyrit, arsenopyrit,galenit đá vôi 4,13 0,5 - 5.042 61 TQ.Xii 0,58 900 pyrit, arsenopyrit, galenit đá vôi 10,48 8,36 - 25.249 2.014 Nà Nọi

- Se Sào

TQ.Xiii 0,92 320 pyrit, arsenopyrit galenit đá vôi 1,33 3,33 - 923 231

Tổng cộng 42.858 167.573 4.022

(Theo báo cáo TKĐG Pb-Zn ở Đèo Gió-Nậm Sa vùng Ngân Sơn, 1994 của LĐĐCĐB)

* Kiểu vàng-galenit.

Thuộc kiểu này gặp ở Tây Bắc Bắc Bộ, Trung và Nam Trung Bộ Việt Nam, trong các mỏ vàng có chứa một l−ợng khá lớn galenit, hoặc tạo thành các

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết xác lập luận cứ khoa học, đánh giá định l ợng, định h ớng phát triển việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản việt nam đến năm 2020 các nhóm khoáng sản kim loại cơ bản, kim loại nhẹ (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)