III. Nhu cầu sử dụng và thị tr−ờng
2. Dự báo nhu cầu sử dụng kim loại cơ bản trong n−ớc
Theo quy luật chung, các n−ớc phải có tỷ lệ tăng cao nhu cầu kim loại trong thời kỳ chuyển tiếp kinh tế từ nước đang phát triển sang kinh tế công nghiệp hóa đến nước phát triển. Tỷ lệ tăng cao nhu cầu kim loại cơ bản xuất phát từ thực tế phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp hóa của một nước được đặc trưng bằng một đơn vị sử dụng kim loại cao cho mỗi đơn vị sản phẩm.
Nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc các kim loại cơ bản vừa qua còn ít, mặt khác công nghiệp luyện kim còn hạn chế nên phần lớn sản phẩm ở dạng tinh quặng (đồng, kẽm, ... ) hoặc bán thành phẩm (nh− Thiếc loại II, bột oxyt Kẽm, ...) nên ngoài một số ít sản phẩm chế biến đ−ợc sử dụng hạn chế trong n−ớc nh− Thiếc loại II cho thiếc hàn, tráng mạ thiếc, pha chế hợp kim; chì thỏi cho sản xuất acqui,
sơn, mạ, hàn. Bột oxyt kẽm cho sản xuất cao su, sơn ... thì hầu hết kim loại cơ bản
đều phải nhập khẩu.
Bảng 30. Nhu cầu tiêu thụ trong n−ớc các kim loại cơ bản (103tấn)
1990 1995 2000 2005 2010 2020
Đồng 4 6 8 12 20 50
Ch× 2 4 7 15 25 30
Kẽm 3 6 12 25 35 45
ThiÕc - 0.5 1 1.5 2 3.5
Antimon - - 3 4.5 7 12
Giá trị các kim loại cơ bản đồng, chì, kẽm, ... phải nhập khẩu năm 1998 là 5,4 triệu USD. Giá trị xuất khẩu thiếc thỏi (1998) là 12,4 triệu USD.
Đánh giá chung cân đối cung cầu các kim loại cơ bản của thị trường trong nước ngoài thiếc thỏi (99,75% Sn) thoả mãn nhu cầu thì hầu hết các kim loại đều phải nhập khẩu, trong khi đó ta lại có khả năng xuất khẩu tinh quặng đồng (18%
Cu): 2000ữ2500 tấn/năm. Bột oxyt kẽm (60% Zn): 2000ữ3000 tấn/năm, quặng kẽm (30% Zn): 30ữ35 ngàn tấn/năm. v.v..
Iv. Định h−ớng sử dụng
+ Tiến hành khai thác mỏ chì kẽm Chợ Điền, đồng thời thăm dò vùng mỏ Chợ
Đồn, và một số vùng khác trong đới Việt Bắc, đảm bảo trữ l−ợng chắc chắn 300.000 tấn Zn+Pb cho khai thác nhằm cung cấp quặng cho nhà máy luyện kẽm công suất 10.000 tấn/năm, đến năm 2020 đạt sản l−ợng 20.000 tấn kẽm thỏi/năm. Xây dựng nhà máy tuyển khoáng để sử dụng quặng có hàm l−ợng 10% (Pb+Zn) cho quặng oxyt và 6% cho quặng sulfur đã có trữ l−ợng thăm dò với việc thu hồi các nguyên tố đi kèm (Ag, Cd, In).
Chấm dứt việc xuất khẩu quặng thô với hàm l−ợng 30% (Pb+Zn), chấm dứt tình trạng xuất khẩu quặng giàu, khai thác trái phép, khai thác tận thu để xuất khẩu. Nếu cứ tiếp tục cách khai thác nh− vậy, thì vùng mỏ chì kẽm lớn nhất Việt Nam này sẽ bị phá hoại nghiêm trọng rất khó khăn cho việc xây dựng khu công nghiệp chì -kẽm.
+ Khai thác mỏ đồng Sin Quyền và mỏ nickel-đồng Bản Phúc công suất 25.000 tấn Cu/năm. Xây dựng nhà máy tuyển khoáng với công suất 6.000 tấn tinh quặng
đồng và thu hồi vàng, pyrit, manhêtit, coban... và các nguyên tố khác. Tăng cường tìm kiếm phát hiện các mỏ xung quanh diện tích ở miền Tây Bắc nhằm bảo đảm cơ sở nguyên liệu cho việc xây dựng nhà máy luyện đồng với công suất 25.000 tấn đồng vào năm 2010. Chấm dứt xuất khẩu quặng thô.
+ Tiếp tục khai thác thiếc sa khoáng ở Pia Oac và Quỳ Hợp, áp dụng công nghệ tuyển khoáng tiên tiến nhằm khai thác các mỏ sa khoáng, các bãi thải có hàm l−ợng 273g/m3. Nghiên cứu triển khai khai thác quặng thiếc gốc ở Tam Đảo, Quỳ Hợp, Ngân Sơn và Lâm Đồng. Bảo đảm mức sản xuất 3000-3500 tấn Sn 9999 để nâng cao khả năng cạnh tranh.
+ Tiếp tục công tác thăm dò antimon ở khu vực Khe Chim và Tấn Mài (Quảng Ninh). Đồng thời đánh giá tài nguyên vùng mỏ Làng Vài để tạo thành một khu khai thác công nghiệp tổng hợp các loại khoáng sản ở khu vực này.
Đánh giá cân đối cung cầu các kim loại cơ bản của thị trường trong nước, ngoài thiếc thỏi (99,75% Sn) thoả mãn nhu cầu, còn lại hầu hết các kim loại đều phải nhập khẩu, trong khi đó ta lại có khả năng xuất khẩu tinh quặng đồng (18%
Cu): 2000 - 2500 tấn/năm. Bột oxyt Kẽm (60% Zn): 2000 - 3000 tấn/năm, quặng Kẽm (30% Zn): 30 - 35 ngàn tấn/năm. v.v..
Tương lai, khi có khả năng chế biến sâu để có sản phẩm kim loại thì về cơ
bản ta có thể làm chủ được thị trường trong nước đối với các kim loại cơ bản. Tuy nhiên, do hạn chế về tài nguyên trữ l−ợng và các điều kiện khác nên không thể gia tăng sản l−ợng khai thác quá mức: thiếc không quá 3000 tấn/năm, đồng không quá 30 ngàn tấn/năm, kẽm không quá 20 ngàn tấn/năm, chì không quá 10 ngàn tấn/năm, antimon không quá 10 ngàn tấn/năm. Nh− vậy, về lâu dài vẫn phải nhập khẩu kim loại hoặc nhập khẩu nguyên liệu (tinh quặng) để chế biến thành kim loại và các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu trong n−ớc.
Nâng cao công nghệ sử dụng nguyên liệu tái chế, tái sinh giảm bớt sử dụng nguyên liệu thô là xu thế phát triển công nghệ hiện nay.
Kết luận và kiến nghị
Tài nguyên khoáng sản kim loại cơ bản của Việt Nam không nhiều, mặc dù vậy trong những năm qua do cơ chế thị trường các vùng mỏ, điểm quặng đã bị khai thác không có quy hoạch khá nhiều làm cho con số thống kê tài nguyên không còn chính xác. Nh− vậy muốn phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến kim loại cơ
bản cần phải tiến hành một số công việc sau:
- Tiến hành điều tra địa chất, kiểm kê tài nguyên, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật đối với tất cả các mỏ đẫ đ−ợc đánh giá cấp trữ l−ợng tin cậy.
- Tập trung thống nhất các cơ sở khai thác kim loại cơ bản thành một mối quản lý thống nhất. Có chiến l−ợc khai thác lâu dài và chủ động sản l−ợng khai thác của từng thời kỳ, tùy thuộc vào thị tr−ờng nhu cầu sử dụng từng thời điểm.
- Đầu t− công nghệ khai thác và chế biến sâu, nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm, tránh tình trạng xuất khẩu quặng thô nh− trong thời gian vừa qua. Tiếp tục nghiên cứu sử dụng nguyên liệu tái chế, giảm bớt tiêu thụ nguyên liệu thô.
- Khai thác quặng hợp lý, so sánh giá trị khai thác với vấn đề môi trường trong quá trình khai thác và tuyển luyện.