Các kiểu quặng hóa bauxit Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết xác lập luận cứ khoa học, đánh giá định l ợng, định h ớng phát triển việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản việt nam đến năm 2020 các nhóm khoáng sản kim loại cơ bản, kim loại nhẹ (Trang 68 - 76)

I. Tài nguyên khoáng sản nhôm Việt Nam

1. Các kiểu quặng hóa bauxit Việt Nam

Các thành tạo bauxit Việt Nam thuộc hai loại hình nguồn gốc. Các thành tạo bauxit nguồn gốc trầm tích (một số bị biến chất) đều tập trung ở miền Bắc Việt Nam có tuổi Permi muộn nằm trên mặt bào mòn của đá vôi Carbon-Permi, phân bố ở các

tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và rải rác một vài nơi khác nh− ở Sơn La, Nghệ an và ngoài ra một vài nơi quy mô nhỏ trên mặt bào mòn đá vôi Devon. Các thành tạo bauxit nguồn gốc phong hóa từ đá bazan có tuổi Neogen-Đệ Tứ đều tập trung chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình D−ơng, Phú yên và rải rác một vài nơi khác ở Quảng Ngãi. Sự phân bố các vùng mỏ khoáng bauxit và titan chính của Việt Nam đ−ợc thể hiện ở hình..

a. Bauxit nguồn gốc trầm tích

Các mỏ khoáng và điểm quặng bauxit nguồn gốc trầm tích đều tập trung ở miền Bắc Việt Nam có tuổi Permi muộn nằm trên mặt bào mòn của đá vôi Carbon- Permi, rất ít mỏ khoáng nằm trên mặt bào mòn đá vôi tuổi đevon. ở nhiều vùng mỏ khoáng hoạt động karst và bào mòn sau quặng đã bóc hết đá mái. Tầng bauxit lộ ra và bị đổ vỡ thành những tảng, mảnh. Các tảng, mảnh đó tập trung trong những dạng địa hình karst tạo nên những thân quặng eluvi-đeluvi rất phổ biến. Thành phần hoá học của bauxit thay đổi: Al2O3 42-57%; SiO2 4-15%; Fe2O3 20-29%; TiO2 2-4%; MKN 11-13 %. Thành phần khoáng vật: diaspor, boemit, clorit, kaolinit, hematit, v.v..

Về mặt phân bố không gian, trừ một số điểm quặng phân bố rải rác ở Sơn La, Lai Châu, bauxit trầm tích tập trung thành các cụm mỏ khoáng: Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn, Lỗ Sơn, Nghệ An.

Các nhóm mỏ khoáng có mức độ điều tra địa chất rất khác nhau từ điều tra

đánh giá đến thăm dò.

* Nhóm mỏ khoáng Hà Giang: gồm 27 mỏ khoáng và điểm quặng, trong đó có 3 mỏ khoáng quy mô trung bình, phân bố ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và phần lớn chúng đã được tìm kiếm sơ bộ. Các thân quặng tồn tại dưới hai dạng:

các thân quặng gốc (còn đá mái hoặc không còn đá mái) và các thân quặng eluvi- deluvi.

Các thân quặng gốc dạng vỉa đứt đoạn, dạng thấu kính kéo dài từ vài trăm mét

đến 2-3 km, chiều dày từ 0,1-0,3 m đến hơn 10 m (thường 1-3 m), phân bố trên mặt bào mòn của các đá vôi tuổi Carbon-Permi.

Các thân quặng eluvi-đeluvi phân bố trên các diện rộng rất khác nhau. Bề dày lớp quặng thường từ 3 m đến 5 m.

Bauxit có màu xám xanh, đỏ nâu với thành phần khoáng vật chủ yếu diaspor, boemit và hydracgilit.

Hàm l−ợng quặng bauxit (%): Al2O3=30ữ45 (cao nhất 59,56); SiO2=10ữ15;

Fe2O3=19÷25 (cao nhÊt 34,1 thÊp nhÊt 9); TiO2=1,3÷5,5; CaO=0,01÷1,83; S=

0,002ữ0,55. Modun silic th−ờng trong khoảng 4-10. Trong quặng bauxit th−ờng có cả

alit. Chất l−ợng quặng bauxit không cao.

Các mỏ khoáng và điểm quặng Sình Lũng, Hồng Ngài, Lũng Pu, Thắng Mố, Hà Quảng, Tà Lèng, Lao Va Chải có modun silic thấp và chỉ là nguyên liệu cao nhôm

(alit).

Trừ bauxit trầm tích Tà Lèng nằm trên mặt bào mòn của đá vôi có tuổi Devon, còn tất cả các mỏ khoáng và điểm quặng khác đều phân bố ở phần thấp nhất của trầm tích Permi muộn hệ tầng Đồng Đăng (P2đđ) và nằm trên mặt bào mòn của đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs).

Ch−a có điểm quặng nào đ−ợc điều tra đánh giá, do vậy tài nguyên dự tính cho nhóm mỏ khoáng Hà Giang khoảng 60 triệu tấn.

* Nhóm mỏ khoáng Cao Bằng: gồm 35 mỏ khoáng và điểm quặng trong đó có 5 mỏ khoáng quy mô trung bình, phân bố chủ yếu ở các huyện Hà Quảng, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Trà Lĩnh và Nguyên Bình. Quặng cũng có dạng tồn tại ở dạng gốc và eluvi-deluvi.

Quặng gốc chỉ tồn tại ở một số mỏ khoáng d−ới dạng vỉa, nằm trên mặt bào mòn của đá vôi Carbon-Permi. Thân quặng thường chia thành nhiều đoạn do địa hình bị phân cắt hoặc có dạng thấu kính, chiều dài từ 200ữ400 m đến >2.000 m, chiều dày từ 5 đến 20 m, cá biệt đến 30 m.

Quặng eluvi-deluvi của mỗi mỏ khoáng và điểm quặng có diện tích 1ữ7,58 lần so với quặng gốc, kéo dài từ 700ữ800 m đến >7 km, rộng từ vài trăm mét đến hơn 2 km, chiều dày từ 4ữ5 m đến 25 m. Các thân quặng lăn kiểu proluvi-aluvi thường có chiều dày lớn (Bó Chiềng, Sóc Giang, Bó Ngần v.v...). Các tảng quặng lăn từ vài dm3

đến 3ữ5 m3. Hàm suất quặng lăn 0,5ữ1,7 tấn/ m3.

Bauxit có màu nâu đỏ với thành phần khoáng vật chủ yếu boemit và hyđracgilit. Hàm lượng Al2O3 trong quặng tương đối ổn định ở mức trung bình đến cao, hàm lượng SiO2 tương đối thấp.

Hàm l−ợng quặng bauxit (%): Al2O3=30ữ65 (trung bình >43); SiO2=4,5ữ15 (thÊp nhÊt 1,2 cao nhÊt 31,8); Fe2O3=19÷25 (cao nhÊt 40,16 thÊp nhÊt 2,5); TiO2= 2ữ4; CaO=0,1ữ0,8; các tạp chất có hại (TiO2, CaO, S) ở trong giới hạn cho phép của nhiều lĩnh vực sử dụng sản xuất oxyt nhôm, vật liệu chịu lửa, ximăng, oxyt nhôm.

Các mỏ khoáng Sóc Giang, Lũng Rì, Táp Ná, Tổng Cáng, Bản Chùa, Phục Hòa

đã được thăm dò tính trữ lương các cấp B và C1+C2 khoảng 240 triệu tấn

* Nhóm mỏ khoáng Lạng Sơn: gồm 36 mỏ khoáng và điểm quặng trong đó có 1 mỏ khoáng quy mô trung bình, phân bố ở các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Bắc Sơn, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Nhiều mỏ khoáng đã đ−ợc tìm kiếm và thăm dò. Phần lớn trữ l−ợng thuộc các mỏ khoáng eluvi-deluvi. Các thân quặng gốc hầu hết có dạng thấu kính, quy mô rất nhỏ. Riêng ở các mỏ khoáng Ma Mèo, Tam Lung các thân quặng gốc có quy mô lớn, dạng vỉa không liên tục, chiều dày 7,5ữ40 m. Trong khi đó ở mỗi mỏ khoáng đều có 2ữ7 thân quặng eluvi-deluvi phân bố ở sườn thung lũng, chiều dài từ 200ữ300 m đến 2.000 m; rộng 50ữ800 m; chiều

dày từ 0,5ữ0,6 m đến 14 m, cá biệt đến 30 m (Ma Mèo), 48 m (Tam Lung). Hàm suất quặng 0,3ữ1,7 tấn/ m3.

Quặng thường có màu nâu đỏ, xám xanh, xám vàng. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là diaspor (60ữ70%), boemit (20ữ30%), ít gibsit.

Hàm l−ợng quặng bauxit (%): Al2O3=44,65ữ58,84; SiO2=6,4ữ19,2; Fe2O3= 21,32÷27,35; TiO2=1,2÷3,26; CaO=0,18÷0,42; S<0,02; P2O5=0,01÷0,03 .

Riêng hai mỏ khoáng Tam Lung và Ma Mèo quặng bauxit có hàm l−ợng (%):

Al2O3=47,71÷50,07; SiO2=8,81÷19,97; Fe2O3=21,76÷25,0; TiO2=3,35÷2,57;

CaO=0,8; S=0,02; P2O5=0,02.

Nói chung modun silic của quặng bauxit nhóm mỏ khoáng Lạng Sơn th−ờng không cao và thay đổi trong phạm vi rộng (2,8ữ8). Ngay trong một mỏ khoáng có nơi quặng chỉ đạt mức alit.

Trữ l−ợng B+C1+C2 của các mỏ khoáng đã thăm dò khoảng 33 triệu tấn, trong

đó 2 mỏ khoáng Tam Lung và Ma Méo là 21,4 triệu tấn. Tài nguyên dự tính cho cả

nhóm mỏ khoảng 50 triệu tấn.

* Mỏ khoáng Lỗ Sơn: thuộc huyện Kim Môn tỉnh Hải Dương đã được khai thác từ 1937 đến 1943 và đ−ợc thăm dò lại năm 1959. Quặng bauxit nằm trên đá vôi, dolomit, đá phiến hệ tầng Đồng Đăng (D2đđ). Một thân quặng dày trung bình 3m đã

đ−ợc tính trữ l−ợng cấp B 97 nghìn tấn, cấp C1 24 nghìn tấn bauxit với hàm l−ợng Al2O3=52%; SiO2=6,4%; Fe2O3=26%; TiO2=2%; CaO=0,53%; MgO=0,24%;

MKN=12%. Modun silic=2,93ữ8,5. Bauxit của mỏ khoáng đã đ−ợc khai thác để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đá mài Hải Dương trong vài chục năm nay.

Bảng 33. Tài nguyên và trữ l−ợng bauxit karst Bắc Bộ

Tài nguyên và trữ lợng bauxit karst (triệu tấn) TT Mỏ và điểm

quặng

Vị trí Mức độ

®iÒu tra N¨m

(121) (122) (322) (334a) 1 Hồng Ngai Hà Giang TKTM 1978 - - - 5,3

2 Ta L−ng Hà Giang - - - - - 1,3

3 Sinh L−ng Hà Giang - - - - - 0,3

4 L−ng Phìn Hà Giang - - - - - 5,3

5 L−ng Pu Hà Giang - - - - 16,3 3,6

6 Ta Leng Hà Giang - - - - 1,75 0,07 7 Tập Ná Cao Bằng TDSB 1984 2,55 7,90 8,20 - 8 Sóc Giang Cao Bằng TKTM 1984 - 7,29 0,02 0,07 9 Tổng Cang Cao Bằng TKTM 1963 - 2,01 0,22 - 10 Na Giang Cao Bằng TKTM 1984 - 4,91 - - 11 Đại Tổng Cao Bằng - 1984 - - 6,49 - 12 Chắm Chẻ Cao Bằng - - - - 0,53 1,9 13 L−ng Khoẻn Cao Bằng - - - - 0,69 -

Tài nguyên và trữ lợng bauxit karst (triệu tấn) TT Mỏ và điểm

quặng

Vị trí Mức độ

®iÒu tra N¨m

(121) (122) (322) (334a)

14 L−ng Kính Cao Bằng - - - - 0,08 -

15 Tổng Cót Cao Bằng - - - - 1,66 0,14 16 L−ng Luông Cao Bằng - - - - 0,96 0,82

17 L−ng Rì Cao Bằng - - - - 0,32 5,47

18 Nhị Tạo Cao Bằng TK - - - - 0,57

19 Phúc Hoà Cao Bằng TKTM 1972 - 1,69 4,88 - 20 Quang Uyên Cao Bằng - - - - 2,85 0,13

21 Tân H−ơng Lạng Sơn - 1982 - - 1,3 -

22 Nam Lân Lạng Sơn - 1977 - 0,72 0,05 - 23 Nam Lân Lạng Sơn - - - 0,72 0,05 - 24 Y Tịch Lạng Sơn - - - 0,42 0,29 - 25 Mỏ Cáy Lạng Sơn - 1982 - - 0,45 -

26 Tri Lễ Lạng Sơn - 1982 - 0,08 - -

27 Ma Mèo Lạng Sơn TDSB 1975 2,59 6,03 1,89 - 28 Đồng Đăng Lạng Sơn TDSB 1975 0,16 1,62 1,16 - 29 Khuân Pích Lạng Sơn TDSB 1975 0,40 0,37 0,05

30 Tam Lung Lạng Sơn TDSB 1975 2,13 2,73 - - 31 Bản Lóng Lạng Sơn Phổ tra 1973 - - - 0,02 32 Lỗ Sơn Hải D−ơng TD 1959 0,10 0,02 - - 33 Nậm Díu Lai Châu Phổ tra 1970 - - - 42,00 34 Núi Vú Lai Châu Phổ tra 1970 - - - 35,00

Tổng cộng 7,93 36,51 50,19 101,99

b. Các thành tạo bauxit bị biến chất

Phân bố ở vùng Quỳ Hợp-Quỳ Châu. Không kể ở Bản Ngọc đã gặp thân quặng gốc có quy mô rất nhỏ, còn 7 nơi khác đều gặp quặng eluvi-deluvi. Trong đó chỉ có

điểm quặng Khe Bơn đã đ−ợc tìm kiếm sơ bộ với các diện tích chứa quặng eluvi- deluvi có quy mô rất khác nhau, dài từ vài trăm mét đến 1 km, rộng từ 30-50 m đến 300-3500 m, chiều dày 1-3-4 m, cá biệt 15 m. Thành phần khoáng vật quặng andalusit, corindon.

Hàm l−ợng (%): Al2O3=30ữ50 (trung bình 40); SiO2=2,12ữ36,14 (th−ờng

<10); Fe2O3=18ữ30. Modun silic thay đổi trong giới hạn rộng.

Trừ điểm quặng Khe Bơn có tài nguyên dự tính khoảng 1 triệu tấn, còn các

điểm còn lại đều không có giá trị.

c. Bauxit trong vỏ phong hóa đá bazan (bauxit laterit)

ở miền Bắc Việt Nam, thành tạo bauxit laterit chỉ gặp trong vỏ phong hóa đá

bazan có tuổi Neogen tại Bản Tấu (Điện Biên Phủ), không có giá trị công nghiệp.

Đặc biệt ở miền Nam Việt Nam các thành tạo bazan phát triển khá rộng rãi nh−ng chỉ có vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm các đá bazan lộ trên mặt thuộc hệ tầng Đại

Nga (βN2-Qiđn) và Túc Tr−ng (βN2-Qitt) là có bauxit laterit. Các hệ tầng này đều có hai kiểu mặt cắt. Kiểu mặt cắt thứ nhất với sự phân bố rộng của bazan các loại thuộc tổ hợp bazan tholeit, bazan olivin và các tầng bazan phong hóa xen kẽ. Kiểu mặt cắt thứ hai phân bố hạn chế trong một số bồn trũng gồm bazan và trầm tích sét, cát, cát sét, sét bentonit, diatomit xen kẽ nhau. Tổng diện tích phân bố loại bazan này hơn 20.000 km2. Các khối bazan có diện tích từ vài ngàn đến vài chục ngàn km2 và phân bố trên địa hình hiện tại với độ cao tuyệt đối từ vài chục mét đến 1.200 m. Các tích tụ bauxit laterit có giá trị kinh tế đều đ−ợc phát hiện ở vỏ phong hóa bazan tholeit tuổi Pliocen-Pleistocen, chủ yếu tập trung ở 3 mức địa hình 2500-2950 m, 1000-1100 m và 600-900 m. Độ dày của vỏ phong hóa bazan đạt tới 60 m, trong đó đới bauxit laterit có độ dày biến đổi 1-15 m. Đới này là đối t−ợng để điều tra, thăm dò bauxit.

Thân quặng có dạng lớp phủ, bở rời. Thành phần hóa học của quặng bauxit laterit (%): Al2O3=36ữ39; SiO2=5ữ10; Fe2O3=25ữ29; TiO2=4ữ5; MKN=21ữ23. Các mảnh, cục, kết vón bauxit cỡ trên 1mm có hàm l−ợng (%): Al2O3=42ữ53;

SiO2=1,6ữ5; Fe2O3=17ữ22; TiO2=2ữ3; MKN=22ữ25. Hàm suất quặng bauxit cỡ trên 1mm thay đổi từ 30ữ60% ( trung bình 45%). Thành phần khoáng vật (%) của bauxit gồm: gibsit 59ữ60; alumogoetit, goetit 19,4; hematit 8,6; kaolinit 8; ilmenit 3.

Quặng bauxit thô (nguyên khai) có hàm l−ợng Al2O3 thấp (36,5ữ39%) và hàm l−ợng các oxyt khác cao nh− SiO2=5ữ9%; Fe2O3=25ữ29%, TiO2=4ữ4,6%, nh−ng sau khi rửa để lấy cấp hạt ≥ 1 mm thì tinh quặng đạt hàm l−ợng (%): Al2O3= 44,4ữ53,23;

SiO2=1,6ữ5,1; Fe2O3=17,1ữ22,3; TiO2=2,6ữ3,7; MKN= 24,5ữ25. Do đó tất cả trữ

l−ợng và tài nguyên bauxit laterit chỉ tính cho tinh quặng có cấp hạt ≥ 1 mm. Modun silic (Al2O3/SiO2) tăng từ 4-7 trong quặng nguyên khai lên 14ữ28,4 trong tinh quặng.

Mức thực thu tinh quặng bauxit 36ữ64%, trung bình 40ữ45%.

Trữ l−ợng và tài nguyên quặng bauxit Việt Nam đã đ−ợc thăm dò là 2.772 triệu tấn (trong đó bauxit laterit chiếm 2.258 triệu tấn). Dự báo quặng bauxit nguyên khai

đạt khoảng 6 tỷ tấn.

Một số mỏ khoáng bauxit đ−ợc thành tạo trong vỏ phong hóa bazan tuổi này

đã đ−ợc điều tra, khảo sát, thăm dò ở các mức độ khác nhau, có tiềm năng rất lớn và phân bố ở các vùng sau đây:

* Vùng Đắc Nông-Ph−ớc Long: thuộc phạm vi các huyện Đắc Min, Đắc Nông tỉnh Đắc Lắc , huyện Phú Lập tỉnh Đồng Nai và huyện Ph−ớc Long tỉnh Bình Ph−ớc là vùng chứa quặng bauxit laterit lớn nhất và có triển vọng nhất Việt Nam. Trong vùng có các mỏ khoáng và điểm quặng: 1 tháng 5, Gia Nghĩa, Bắc Gia Nghĩa, Nhân Cơ, Bù Đăng, Đức Bổn, Đắc Song, Tuy Đức, Bù Na, Thống Nhất, Đa Topok. Chỉ có mỏ khoáng 1 tháng 5 đã đ−ợc thăm dò tỉ mỉ (1991), tính trữ l−ợng các cấp B+C1+C2, còn các mỏ khoáng khác chỉ mới tìm kiếm đánh giá hoặc khảo sát sơ bộ.

Các mỏ khoáng và điểm quặng có chiều dày thân quặng thay đổi 1-6-8 m. Độ

thu hồi quặng có cỡ hạt >2 mm trên 41%. Hàm l−ợng Al2O3 trong quặng nguyên khai

>35%. Tài nguyên tính cho quặng có cỡ hạt >3 mm khoảng 1.570 triệu tấn.

Mỏ khoáng 1 tháng 5 thuộc xã Quảng Đức, huyện Đắc Nông tỉnh Đắc Lắc.

Quặng nằm trong đá bazan tholeit, đôi khi bazan olivin của hệ tầng Túc Tr−ng (βN2-QItt) có vỏ phong hóa dày 50ữ60m. Mặt cắt gồm 3 đới từ trên xuống: đới chứa bauxit laterit dày 10ữ13m; đới sét cấu trúc litoma dày 10ữ20m và đới bazan phong hóa (saprolit) dày 6ữ8m.

Các thân quặng có hình dáng thất th−ờng, ranh giới lồi lõm uốn l−ợn kéo dài.

Thân quặng chính rộng 2,5ữ5km, dài 8km. Hai thân quặng phía bắc dày 1ữ9m, diện tích 7,03 và 6,4 km2. ở phía đông mỏ khoáng có 5 thân quặng với chiều dày 1ữ6m, tổng diện tích 14,71 km2. Theo mặt cắt từ trên xuống gặp các loại quặng : dạng kết tảng (21%), dạng xỉ (30%), dạng giả mảnh nhiều bọt và cầu (35%), mảnh nhỏ (14%), dạng dun bò và san hô. Độ thu hồi tinh quặng cỡ >3mm đạt 20,3ữ51,6%.

Thành phần khoáng vật quặng trong tinh quặng (%): gibsit 59,7ữ79,9; kaolinit 1ữ3,4; thạch anh 0,3; alumogoetit 7,7ữ29; ilmenit 0,2ữ0,8.

Hàm l−ợng (%): Al2O3=48ữ50,1; SiO2=2,08ữ3,48; Fe2O3=17,10ữ21,82; trữ

l−ợng các cấp B+C1+C2 tính cho cỡ hạt >3 mm là 97 triệu tấn.

* Vùng Bảo Lộc: gồm các mỏ khoáng Bảo Lộc, Tân Rai, Tây Bảo Lộc, Gia Bạc, Tây Gia Bạc thuộc các huyện Bảo Lộc và Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Mỏ khoáng Tân Rai đ−ợc thăm dò sơ bộ còn mỏ khoáng Bảo Lộc mới ở mức điều tra đánh giá và

đạt quy mô mỏ khoáng lớn và trung bình. Tài nguyên chủ yếu tập trung ở 2 mỏ khoáng Tân Rai và Bảo Lộc.

Mỏ khoáng Tân Rai, thuộc huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng đã đ−ợc thăm dò sơ

bộ năm 1989, mỏ khoáng Bảo Lộc đ−ợc tìm kiếm-đánh giá, còn lại chỉ mới khảo sát.

Trữ l−ợng của hai mỏ khoáng này là trữ l−ợng chính của vùng.. Các thân quặng bauxit thành tạo ở độ cao tuyệt đối 800ữ1080m trên các đồi dạng ngoằn nghoèo phức tạp.

Kích thước các thân quặng rất khác nhau từ 0,2 đến 7km2, dày 2,6ữ4,1m. Thành phần khoáng vật (%): gibsit 59,2; kaolinit 8,8; goetit 17,4; hematit 8,6; ilmenit 3,0; anatas 1,4. Hàm l−ợng (%): Al2O3=44,69; SiO2=2,61; Fe2O3=23,35; TiO2=3,52;

MKN=24,30. Trữ l−ợng quặng mỏ khoáng Tân Rai có cỡ hạt >2ữ3 mm đạt 57 triệu tấn cấp C1 và 120 triệu tấn cấp C2. Trữ l−ợng cấp C1+C2 quặng nguyên khai của mỏ khoáng Bảo Lộc là 378 triệu tấn, trong đó C1 là 209 triệu tấn với hàm l−ợng Al2O3=44,69 và SiO2=6,7.

* Vùng Kong Plong: có hai mỏ khoáng Măng Đen và Kong Hà Nừng phân bố ở huyện Kông Plông và An Khê tỉnh Kon Tum mới chỉ đ−ợc điều tra.

Các thân quặng có chiều dày 3ữ4m, dày nhất 7m. Hàm l−ợng trung bình (%):

Al2O3=40÷41; SiO2=7÷10.

Trữ l−ợng và tài nguyên quặng nguyên khai của hai mỏ khoáng Kon Hà Nừng và Mang Đen khoảng 98 triệu tấn.

* Vùng Phú Yên: gồm 2 mỏ khoáng đ−ợc tìm kiếm tỉ mỉ năm 1986 là Vân Hòa và Mỹ L−ơng thuộc huyện Tuy An và Đồng Xuân tỉnh Phú Yên.

So với các vùng khác, chiều dày thân quặng 2 mỏ khoáng này mỏng hơn, từ 1

đến 3m, có nơi đạt 5m, lớp phủ dày hơn 0,5ữ2m. Hàm l−ợng trong quặng nguyên khai Al2O3=39ữ43%; SiO2=5ữ11%. Trữ l−ợng quặng nguyên khai cấp C1+C2 của 2 mỏ khoảng 7 triệu tấn, đạt quy mô trung bình.

Bảng 34. Trữ l−ợng và tài nguyên bauxit laterit chi các vùng chính ở Tây Nguyên

Đơn vị tính 1000 tấn

TT Má CÊp TL- TN

TL-TN quặng nguyên khai

Thu hồi bauxit (%)

TL-TN tinh quặng cỡ

1mm I. Vùng Đắc Nông-Phớc Long

1 Má 1/5 (121) (322)

185.729 140.659

55,50 45,30

103.144 64.491

2 Quang Sơn (322) 362.529 45,91 164.625

3 Nhân Cơ (322) 359.264 45,80 164.543

4 Gia Nghĩa (322) 311.568 49,95 155.628 5 Bắc Gia

Nghĩa

(322) 401.061 47,11 188.940

6 Đắc Song (322) 372.468 50,60 188.469

7 Tuy Đức (322) 536.981 45,20 242.512

8 Đức Bổn (322) 40.521 64,77 26.245

II. Vùng Bảo Lộc-Di Linh 9 Bảo Lộc (122)

(322) 378.000 36,00

116 95 10 T©n Rai (122)

(322)

135.302 250.080

42,10 46,80

57.082 119.512 III. Vùng Kong Plong

11 Kon H' N−ng (322) 210.510 41,40 83.820 12 M¨ng §en (322)

(334a)

156.816 756.000

55,80 40

87.503 340.000 IV. Vùng Vân Hòa-Quảng Ngãi

13 Vân Hòa (322) 24.313 44,30 10.775

14 Thiên ấn (322) 1.320 45,00 594

Tổng cộng toàn Tây

Nguyên

Trữ lợng (322) (334a)

321.031 3.546.090 4.087.252

160.226 1.624.760 1.790.791

* Vùng Quảng Ngãi: có các mỏ khoáng và điểm quặng: An Điềm, Tr−ờng Thọ, Thiên ấn, Thần Thần, Trung Sơn, alin thuộc loại quy mô nhỏ, trong đó có mỏ

khoáng Thiên ấn đã đ−ợc tìm kiếm. Quặng bauxit phân bố trên các đỉnh đồi thấp với diện tích nhỏ. Thân quặng có chiều dày 1-3m. Hàm l−ợng trong quặng nguyên khai:

Al2O3=41ữ42%; SiO2=10ữ12%. Tài nguyên quặng nguyên khai 2 mỏ khoáng Thiên ấn và Thần Thần hơn 1 triệu tấn.

Nh− vậy toàn vùng Tây Nguyên hiện chỉ có 321 triệu tấn quặng vơi 160 triệu tấn thu hồi tinh quặng > 1mm thuộc cấp trữ lượng tương đối chắc chắn, có thể đưa vào thiết kế khai thác so với tổng tài nguyên và trữ l−ợng các cấp (3.546/1.624 triệu tấn) mới chỉ chiếm 9%. Trong đó trữ lượng tương đối chắc chắn (121) của mỏ 1/5 chiếm 185/103 triệu tấn. Còn mỏ Tân Rai chỉ có trữ l−ợng tin cậy (122) là 135/57 triệu tấn, mỏ Bảo Lộc lại chỉ có tài nguyên tin cậy (322) là 378/137 triệu tấn. Nh− vậy hiện nay mới chỉ có 2 mỏ đáng lưu ý là 1 tháng 5 vùng Đắc Nông và Tân Rai vùng Bảo Lộc-Di Linh.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết xác lập luận cứ khoa học, đánh giá định l ợng, định h ớng phát triển việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản việt nam đến năm 2020 các nhóm khoáng sản kim loại cơ bản, kim loại nhẹ (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)