Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 21 - 24)

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Nghiên cứu về chế độ dòng chảy và khai thác hợp lý nguồn nước ở các lưu vực sông là đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo tính kinh tế và bền vững của hệ thống nguồn nước. Do đó việc nghiên cứu khai thác hợp lý tài nguyên tài nguyên nước mặt đã sớm được quan tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Các nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực đề tài thường tập trung trong các vấn đề: phát triển nguồn nước; quản lý nguồn nước; công cụ nghiên cứu, đánh giá nguồn nước; nghiên cứu tài nguyên đất ngập nước.

Luận văn xin đề cập một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan như sau:

Nghiên cứu phát triển nguồn nước rất quan trọng, phục vụ cho việc tăng lượng nước hữu ích trong các lưu vực, tạo nguồn để đáp ứng các yêu cầu dùng nước. Thuộc loại này là những nghiên cứu về thủy văn dòng chảy như vấn đề lũ và hạn; vấn đề tích nước dưới ảnh hưởng của mặt đệm lưu vực (như rừng, địa chất...) hiện đang rất phát triển trên thế giới (Nhật, Đức, Mỹ ...); nghiên cứu xây dựng hồ chứa, đập dâng; nghiên cứu các nguồn tích trữ cục bộ trên các đồng bằng, các khu bảo tồn sinh thái; nghiên cứu các biện pháp bổ cập nhân tạo nước ngầm....

Quản lý nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng nhất và đang được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất hiện nay. Các nội dung nghiên cứu thuộc vấn đề này bao gồm:

- Chính sách về nước: được nghiên cứu trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.

- Các mô hình phân chia nước: cho các đối tượng sử dụng nước trong một quốc gia; cho các quốc gia trong những dòng sông quốc tế (MeKong, Rhire,...); dòng sông qua nhiều bang của một quốc gia (Murray-Darling, Australia; Mississipi, Mỹ,...).

Riêng đối với các vùng tam giác châu và cửa sông, các nghiên cứu sử dụng nước rất đa dạng và thường tập trung vào:

- Nghiên cứu cấp nước ngọt cho dân sinh dải ven biển...

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

- Nghiên cứu xâm nhập mặn và kiểm soát mặn: (i) Nghiên cứu xâm nhập mặn:

thu hút nhiều nhất là cửa sông Mêkông, các cửa sông ở Mỹ, Anh, Hà Lan; (ii) Dùng nguồn nước ngọt để kiểm soát mặn (tạo ra độ mặn thích hợp) phục vụ nuôi trồng thuỷ sản (các cửa sông ở Mỹ), kiểm soát mặn (một số cửa sông Hà Lan);

- Nghiên cứu dòng chảy môi trường-sinh thái: Đây là vấn đề đang được hầu hết các quốc gia, nhất là quốc gia phát triển, quan tâm. Kinh nghiệm của Australia cho thấy việc sử dụng nước quá mức ở thượng lưu làm suy thoái hệ sinh thái hạ lưu, nay đang phải phục hồi hướng đến hệ sinh thái tự nhiên cửa sông, bằng cách gia tăng dòng nước ngọt ra các cửa sông nhờ giảm bớt sử dụng nước trên lưu vực.

- Các nghiên cứu phát triển châu thổ như tam giác châu thổ sông Hằng (Ganges), ở Bangladesh có chương trình hành động chống lũ Dhaka (1993), sống chung với lũ (chống và trữ lũ) của tác giả Schmuck Widmann (1996), công trình về lũ ở Bangladesh của Eslam N. (1990)...

- Các nghiên cứu về hạn và cấp nước...

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước:

Các công trình nghiên cứu về ĐBSCL được bắt đầu từ rất sớm, tiến hành công phu và kỹ lưỡng trong nhiều thập kỷ.

- Là một phần của lưu vực sông MeKong ĐBSCL được điều tra tổng hợp bước đầu với các kết quả được thể hiện tập trung trong tập Atlas về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội hạ lưu sông MeKong (ủy hội sông MeKong quốc tế - 1972)

- Kế đó là hàng loạt các công trình nghiên cứu chủ yếu về Đất, Nước, Nghề trồng lúa ... của nhiều chuyên gia trong nước, Hà Lan, Nhật ... và báo cáo sơ khởi về ĐBSCL của Ủy Hội sông MeKong quốc tế vào năm 1975.

Sau ngày giải phóng đất nước, việc nghiên cứu đồng bằng được tiến hành một cách bài bản hơn. Các chương trình điều tra nghiên cứu bao gồm:

- Chương trình điều tra nghiên cứu tổng hợp ĐBSCL 1978 – 1981 do GS.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Nguyễn Viết Phổ chủ nhiệm chương trình.

- Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL (60-02) vào các năm 1982 – 1985, GS.TS Nguyễn Ngọc Trân chủ nhiệm chương trình.

- Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL giai đoạn 2 (60B) vào các năm 1986 – 1990, GS.TS Nguyễn Ngọc Trân chủ nhiệm chương trình.

Trong giai đoạn gần đây có các nghiên cứu về, xâm nhập mặn và phát triển bền vững tài nguyên nước đồng bằng sông Cửu Long như sau:

Đề tài khoa học cấp Nhà nước KC08-18 “Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển ĐBSCL” do GS.TS Lê Sâm làm chủ nhiệm đã đánh giá các quy luật diễn biến và tác động của xâm nhập mặn vùng ven biển ĐBSCL. Đề tài đã xác định ranh giới các vùng chất lượng nước khác nhau, nghiên cứu đề xuất phân vùng canh tác cây con phù hợp với thực trạng xâm nhập mặn, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống công trình kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL.

Đề tài khoa học cấp bộ NN&PTNT: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các biện pháp ứng phó cho đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo việc phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu – nước biển dâng” do GS. Nguyễn Sinh Huy làm chủ nhiệm đã nhận dạng mức nước biển dâng ở vùng ĐBSCL; Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên phạm vi ĐBSCL và vùng biển bao quanh; Tính toán sự lan truyền những ảnh hưởng đó vào vùng hạ du ĐBSCL; Phân tích những diễn biến của chế độ nước ĐBSCL có liên quan với nước biển dâng: xâm nhập mặn, điều kiện thoát lũ, tràn lũ, ngập lũ, ngập triều, phân bố nước ngọt, bùn cát, bổ sung nước ngầm, bồi xói, diễn biến của các yếu tố địa mạo – thủy văn vùng cửa sông, các bãi triều; Phân tích đánh giá diễn biến của môi trường nước và ảnh hưởng của diễn biến đó tới các hệ sinh thái tự nhiên, tài nguyên đất; Phân tích ảnh hưởng của diễn biến chế độ nước tới hiện trạng sử dụng đất (mô hình canh tác, thời vụ, cấp nước, thoát nước – tập trung cho cây lúa), thủy sản, rừng; Đề xuất kế hoạch khai thác nguồn nước, phòng chống thiên tai; Phân vùng những diễn biến và khả năng ứng phó; Đánh giá hoạt động của hệ thống công trình thủy lợi trong điều kiện nước biển dâng theo các kịch bản; Đề xuất các biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp và

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

nông thôn; đưa ra các khuyến cáo về sản xuất và phát triển bền vững trong điều kiện nước biển dâng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)