Tài nguyên nước ngọt vùng cửa sông

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 42 - 48)

1.3 Tổng quan vùng nghiên cứu

1.3.6 Tài nguyên nước ngọt vùng cửa sông

1) Tài nguyên nước mưa:

a) Chế độ mưa ĐBSCL:

Lượng mưa ở ĐBSCL tương đối lớn dao động từ 1200 – 2400 mm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng V–XI và mùa khô từ tháng XII–IV. Biến động theo không gian: khu vực phía Tây có lượng mưa lớn nhất so với toàn ĐBSCL (2.000 – 2.300 mm), giảm dần vào vùng trung tâm (1.350 – 1.400 mm), sau đó tăng trở lại ở phía Đông (1.600–1.800 mm). Lượng mưa trung bình mùa mưa chiếm khoảng 90 – 92% tổng lượng mưa năm, còn lượng mưa trung bình mùa khô chỉ có 8 – 10%. Phân tích tài liệu những trạm có thời gian quan trắc dài năm cho thấy, trong những năm gần đây có xu thế là lượng mưa trong mùa khô giảm đi và lượng mưa lớn, mưa bão có chiều hướng tăng lên.

Tổng lượng mưa năm ở ĐBSCL ứng tần suất 75% thường đạt từ 1.200 – 1.400 mm trở lên. Nơi có lượng mưa ứng với suất bảo đảm 75% lớn nhất là vùng Cà Mau – Rạch Giá đạt từ 1.800 – 2.000 mm trở lên, từ 1.300 mm trở lên chỉ có khoảng 30% số trạm và có nơi như Gò Công chỉ đạt từ 900 – 1.000 mm.

Số ngày mưa trung bình năm ở ĐBSCL là trên 120 ngày. Khu vực phía Tây có số ngày mưa lớn hơn (160 – 168 ngày) và giảm dần vào trung tâm (100 – 120 ngày), sau đó tăng trở lại ở phía Đông (130 – 145 ngày).

Bảng 1.3 Tổng lượng mưa trung bình (mm)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Ba Tri 4,0 1,8 2,4 35,8 163,1 211,7 194,1 192,2 251,9 272,0 110,2 33,6 1473 Cần Thơ 6,0 2,0 6,0 36,0 175,0 207,0 197,0 229,0 239,0 297,0 135,0 23,0 1544 LXuyên 10,0 3,0 10,0 74,0 166,0 170,0 199,0 188,0 228,0 261,0 128,0 31,0 1496 Sa Đéc 7,0 3,0 6,0 26,0 164,0 194,0 180,0 193,0 206,0 256,0 140,0 27,0 1402 Vĩnh Long 9,0 2,0 9,0 30,0 139,0 171,0 181,0 176,0 214,0 273,0 131,0 30,0 1364 Châu Đốc 9,0 1,0 24,0 81,0 174,0 119,0 124,0 159,0 176,0 281,0 162,0 48,0 1360 Cao Lãnh 10,0 5,0 10,0 45,0 168,0 139,0 157,0 166,0 247,0 258,0 129,0 22,0 1356 Bến Tre 3,0 1,0 4,0 23,0 185,0 207,0 176,0 199,0 223,0 298,0 100,0 32,0 1448 Mỹ Tho 4,0 1,0 4,0 33,0 152,0 188,0 165,0 195,0 214,0 364,0 102,0 28,0 1349 Tân An 3,0 4,0 8,0 33,0 165,0 199,0 191,0 204,0 254,0 274,0 152,0 27,0 1512

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Mộc Hóa 13,0 4,0 14,0 48,0 188,0 177,0 181,0 168,0 269,0 312,0 150,0 40,0 1564 CàngLong 1,2 0,1 14,5 42,4 212,2 266,7 192,7 268,5 249,3 283,8 121,1 19,4 1672 Sóc Trăng 8,0 2,3 13,1 65,3 225,7 257,9 247,8 265,8 272,4 293,0 166,0 41,8 1859 Bạc Liêu 11,4 1,9 4,4 41,3 189,0 232,0 236,5 244,3 266,5 280,1 153,1 51,9 1712 Cà Mau 16,0 8,3 34,3 100,4 276,2 322,5 322,6 348,6 347,5 325,8 181,9 81,6 2366 Rạch Giá 11,0 6,7 36,0 97,8 227.8 260,6 299.2 329,8 299,7 271,8 171,8 44,7 2057

( Nguồn Viện Qui hoạch thủy lợi Miền Nam)

Số ngày mưa trung bình tháng trong các tháng giữa mùa mưa (VI–X) trên vùng ĐBSCL nói chung là xấp xỉ nhau, trừ vùng ven biển phía Đông (Ba Tri – Bến Tre) hơi ít hơn nhưng cũng từ 14 ngày trở lên. Số ngày mưa trung bình tháng cao nhất là 23 ngày vào tháng IX tại Càng Long. Số ngày mưa trung bình năm cao nhất 167 ngày tại Cà Mau và thấp nhất 97 ngày tại Ba Tri.[4]

Bảng 1.4 Số ngày mưa trung bình

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Ba Tri 1 0 0 2 11 14 15 15 15 15 7 3 97

Bến Tre 1 0 0 2 12 16 17 19 17 18 8 2 113

Châu Đốc 1 1 2 7 14 14 14 15 16 19 12 4 118 Cao Lãnh 1 1 1 4 13 15 16 17 18 20 12 4 112 Long Xuyên 2 0 1 5 13 15 17 17 18 18 10 4 120 Mộc Hóa 1 0 1 4 14 15 16 15 17 18 10 3 115

Mỹ Tho 1 0 1 3 15 18 18 20 20 19 10 4 129

Sa Đéc 1 0 1 3 13 16 15 17 17 17 11 3 114

Tân An 1 0 1 3 13 16 16 16 18 17 10 3 113

Càng Long 1 0 1 4 18 22 21 21 23 17 10 3 141 Sóc Trăng 2 0 1 4 16 19 20 20 20 19 11 5 137 Bạc Liêu 1 0 1 3 13 16 17 18 19 18 10 5 120 Cà Mau 4 1 3 7 19 21 21 22 22 22 16 10 167 Rạch Giá 2 1 3 8 15 18 19 19 18 18 12 5 137

( Nguồn Viện Qui hoạch thủy lợi Miền Nam) b) Chất lượng nước mưa:

Nước mưa có chất lượng tốt, các nghiên cứu cho thấy nước mưa có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan thấp, khoảng 20 mg/l, giá trị pH trung bình từ 6 đến 7, thành

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

phần các chất dinh dưỡng khá cao so với nước mặt, đây là nguồn dưỡng chất quan trọng bổ sung cho đất đai trong vùng.

c) Khai thác nước mưa:

Nhìn chung, nước mưa là nguồn nước quý giá cho người dân vùng ven biển, đặc biệt là các hộ dân nông thôn sống riêng lẻ. Tuy nhiên, hiện tại nguồn nước này chưa được khai thác đúng mức. Nước mưa hiện chỉ được tích trữ để sử dụng cho mục đích ăn uống. Các nhu cầu thiết yếu khác như rửa rau quả cho đến các sinh hoạt khác chưa được sử dụng.

Theo kết quả điều tra, nguyên nhân chính mà nước mưa chưa được sử dụng rộng rãi là do giá thành bể chứa quá cao so với thu nhập. Phương tiện trữ nước hiện tại phổ biến là: bể xây gạch, bồn nhựa, innox, thùng bê tông, lu vại,... Các phương tiện này có giá thành khoảng 900.000 – 2.500.000đ cho 1m3 dung tích. Giá thành bể chứa cao nên hiện tại nước mưa chủ yếu được sử dụng cho mục đích uống.

Ngoài ra, hiện có rất nhiều công nghệ làm bể chứa khác nhau như: Trữ nước trong hồ cát; Công nghệ hồ treo; Túi đựng nước mưa; Bể chứa bằng sợi thủy tinh; Bể chứa Polypropylene; Bể chứa bằng thép tấm mạ kẽm; Bể chứa Ferrocement;... Tuy nhiên những công nghệ này chưa được sử dụng nhiều ở vùng nghiên cứu.

2) Tài nguyên nước mặt.

Thủy triều trên biển Đông:

Trên biển Đông kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, chịu ảnh huởng chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn khoảng 2 - 3,5 m, trường hợp đặc biệt có thể lên đến 4 - 4,2 m. Mỗi ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, biên độ triều trong 2 lần khác nhau. Trong mỗi chu kỳ 1/2 tháng, thấy rõ sự chênh lệnh đáng kể về biên độ kỳ nước cường. Nước lớn thường xảy ra vào những ngày mồng 2 - 3 âm lịch, hoặc ngày 18 - 19 âm lịch. Nước kém xảy ra vào thời gian giữa 2 kỳ nước cường (ngày mồng 7 - 8 âm lịch hoặc 20 - 21 âm lịch). Các đặc trưng này xảy ra đều đặn suốt chiều dài 300 km dọc bờ biển, chỉ riêng đoạn gần mũi Cà Mau thì mới có biến động lớn về tính chất và biên độ của thủy triều. Theo Nguyễn Ngọc Thụy (1979) thì biên độ thủy

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

triều ngoài khơi vùng Nam biển Ðông gia tăng dần khi tiến sát thềm lục địa ÐBSCL và giảm dần khi sóng triều truyền sâu vào sông Cửu Long. Tại vùng biển Tây Nam biển Ðông, sóng bán nhật triều được tăng cường về biên độ khi tiến về phía đất liền.

Phân phối dòng chảy trên sông chính:

Lượng nước sông Mekong chảy vào Việt Nam qua sông Tiền và sông Hậu, được khống chế qua 2 vị trí Tân Châu và Châu Đốc. Ngoài ra, còn một phần dòng chảy tràn qua biên giới trong mùa lũ.

Lưu lượng trung bình nhiều năm chảy qua Tân Châu và Châu Đốc là 11.820m3/s (Tân Châu: 9.390m3/s; Châu Đốc: 2.430m3/s) tương ứng với tổng lượng dòng chảy trung bình là 372.76 tỷ m3. Năm nhiều nước nhất là 444,97 tỷ m3 (1981) và năm ít nước nhất là 282,88 tỷ m3. Sự chênh lệch giữ năm nhiều nước và năm ít nước ở mức độ nhỏ, biến động không lớn.

Tháng IX là tháng có dòng chảy lớn nhất, đạt trên 25.000m3/s, tháng IV là tháng có dòng chảy nhỏ nhất, chỉ đạt khỏang hơn 2.000m3/s. Dòng chảy tháng IX, nhiều hơn tháng IV hơn 12 lần, đây là một tỷ lệ nhỏ so với các con sông khác ở Việt Nam.

Tổng lượng nước trung bình của tháng IV là 5.443 tỷ m3 (khoảng 2.099 m3/s), chỉ chiếm 1,46% tổng lượng nước trung bình năm. Nếu tính mùa khô từ tháng I đến tháng IV thì tổng lượng nước trong 5 tháng mùa kiệt chiếm 13.8% lượng nước cả năm.

Đi xuống hạ lưu tuỳ theo đặc điểm hình thái, chế độ thuỷ triều, biện pháp khai thác mà tỷ lệ phân phối dòng chảy cho các cửa có sự khác biệt nhau. Trên hình 1.5 trình bày kết quả khảo sát phân bố lưu lượng kiệt tại các cửa sông trong đợt khảo sát từ 09-24/4/2010 của Viện KSQHTL NB. Theo kết quả đó dòng chảy về hướng sông Hậu chiếm 51,3% (1.224m3/s), sông Tiền 48,7% (1.163m3/s). Lưu lượng kiệt giảm dần theo các cửa như sau: Định An,Trần Đề, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Cửa Đại, Cửa Tiểu.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

3) Tài nguyên nước dưới đất:

a). Nước dưới đất ở ĐBSCL:

Vùng ven biển ĐBSCL có nguồn nước dưới đất khá phong phú, chứa đựng trong các phức hệ Holocene, Pleistocene, Pliocene, Miocene, và các khe nứt (đá).

Tuy nhiên cũng như tình trạng chung của ĐBSCL do nhiều vùng nước ngầm bị nhiễm mặn nên trữ lượng tốt bị hạn chế và sự phân bố nước có chất lượng không đều. Theo Liên đoàn địa chất 8, nước ngầm ĐBSCL thuộc loại nước ngầm có nguồn bổ sung.

Nước ngầm tầng nông chứa trong tầng Holocene, có mối liên quan mật thiết với nước mặt, chất lượng nước xấu nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm vi sinh. Tuy nhiên một số nơi như Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Trà Vinh ở các giồng cát có thể khai thác được nước ngầm có chất lượng tốt sử dụng được cho sinh hoạt và tưới cho hoa màu.

Nước ngầm tầng sâu chủ yếu chứa trong các phức hệ Pleistocene, Pliocene, Miocene và có sự phân bố rất phức tạp cả về diện cũng như chiều sâu. Một cách tổng quát sự phân bố nước ngầm ở ĐBSCL như sau (Hình 1.6).

- Khu vực ven biển và cửa sông thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và một phần tỉnh Trà Vinh, nước ngầm các tầng gần mặt đất bị nhiễm mặn cao nên phải ở độ sâu trên 300 m mới có thể khai thác được nước có chất lượng tốt. Một số nơi như Bến Tre, Gò Công khai thác nước ngầm rất

Nguồn: Kết quả khảosát ,Viện Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ, 2010 Hình 1.5 Phân bố lưu lượng ra các cửa sông Cửu Long theo kết quả thực đo từ 09-24/4/2010

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

khó khăn.

- Các khu vực phía Tây tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, các huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thị xã Cà Mau (tỉnh Cà Mau) khai thác nước ngầm khá thuận tiện, ở độ sâu khoảng 100 – 120 m là có thể khai thác được nước ngầm chất lượng tốt.

b) Hiện trạng sử dụng nước dưới đất:

Trong quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL đã kết luận: “mặc dù vùng ĐBSCL chứa một khối lượng lớn nước dưới đất, nhưng nguồn cung cấp tự nhiên của các tầng chứa nước rất hạn chế, vì vậy không nên phát triển ở quy mô lớn để tưới cho nông nghiệp”. Trong thực tế hiện nay ở ĐBSCL, nước dưới đất là nguồn nước chủ yếu được sử dụng cho sinh hoạt, một phần được dùng để tưới, sản xuất công nghiệp.

Hình 1.6 Khả năng sử dụng nước ngầm cấp nước cho sinh hoạt ở ĐBSCL

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Khai thác nước dưới đất ở vùng ven biển ĐBSCL hiện đang gặp nhiều khó khăn: đã có hiện tượng nhiễm mặn, độ cứng cao; mặt khác, việc khai thác nước dưới đất quá mức đã và đang để lại nhiều hậu quả lớn về môi trường như: lún sụt, nhiễm mặn nước ngầm,… cho một số địa phương. Trong tương lai nhu cầu dùng nước sẽ còn tiếp tục tăng cao nguồn nước dưới đất khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước. Việc tìm kiếm nguồn nước để bổ sung và thay thế dần cho nguồn nước dưới đất là một yêu cầu cấp bách cho người dân vùng ven biển.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)