Các giải pháp khai thác và tích trữ nguồn nước ngọt

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 94 - 100)

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN NGỌT VÙNG CỬA SÔNG CỬU LONG

3.2 Các giải pháp khai thác và tích trữ nguồn nước ngọt

3.2.1 Lợi dụng các vùng đất ngập nước để xây dựng hồ chứa:

(1). Đất ngập nước:

Theo định nghĩa của Ramsar [8]: Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước, bất kể tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước định kỳ hay thường xuyên, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, lợ hay mặn gồm cả nước biển có độ sâu không quá 6 m lúc triều thấp. Ngoài ra, Công ước Ramsar còn quy định các vùng đất ngập nước: “Có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như các đảo hoặc các thủy vực biển sâu hơn 6 m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập nước”.

Hệ sinh thái đất ngập nước chứa 3 đặc tính sau:

- Nước ngập hay bão hòa trên bề mặt đất.

- Đất ở dạng khử.

- Khu vực đất ngập nước đảm bảo nuôi dưỡng cho ít nhất một vòng đời của thực vật trong vùng đất ngập nước.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

(2). Vai trò và chức năng của đất ngập nước:

Vai trò:

- Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loại nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm.

- Cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu.

- Ngoài ra, đất ngập nước còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như lọc nước thải, điều hòa khí hậu, chống xói lở bờ biển, ổn định mực nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm...

Chức năng:

- Chống sóng bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn.

- Xử lí nước giữ lại chất cặn, chất độc làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các sinh vật khác.

- Lưu thông dòng nước.

- Chứa nhiều tài nguyên, rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và có nhiều động vật hoang dã.

- Nguồn tài nguyên cỏ và tảo biển.

- Nguồn thủy sản, là môi trường sống và nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản có giá tri kinh tế cao.

- Làm khu giải trí du lịch.

(3). Các vùng đất ngập nước cần được lợi dụng khai thác làm hồ chứa trong khu vực nghiên cứu:

Tận dụng các vùng ĐNN tự nhiên:

- Hồ trên các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng tràm,...: Các khu bảo tồn thiên nhiên, các rừng tràm với hệ sinh thái ngọt là những khu vực lý tưởng cho việc tích trữ nguồn nước ngọt. Các đối tượng này phổ biến nhiều ở Sóc Trăng.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

- Sông rạch tự nhiên, lòng sông cổ: Hệ thống sông rạch tự nhiên là những đối tượng có thể chứa nước ngọt rất thích hợp. Để khai thác các đối tượng này ta cần xây dựng những công trình đập ngăn (tạm thời hoặc vĩnh cửu). Đối với đối tượng lòng sông cổ cần phải nạo vét cải tạo thành hồ.

- Cái đối tượng ĐNN tự nhiên dạng bồn trũng: đầm, bàu, hồ,... đây là các đối tượng thích hợp cho tích trữ nguồn nước. Tuy nhiên, trong vùng nghiên cứu không có nhiều những hồ có dung tích lớn để đáp ứng yêu cầu khai thác với dung tích yêu cầu lớn. Các đối tượng hiện có chỉ đáp ứng yêu cầu quy mô cụm dân cư.

- Các đối tượng phẳng và trũng giữa giồng: đây là những đơn vị địa mạo rất thích hợp để xây dựng hồ chứa với dung tích lớn. Đối tượng này có nhiều ở khu vực Trà Vinh, Bến Tre. Khi sử dụng đối tượng này cần có biện pháp nạo vét hồ sâu xuống đảm bảo dung tích chứa.

Sử dụng ĐNN bồn trũng nhân tạo:

- Tận dụng tối đa các khu vực khai thác vật liệu xây dựng: để phát triển, các thị tứ ở ĐBSCL đòi hỏi một khối lượng vật liệu rất lớn để san lấp mặt bằng.

Các khu vực khai thác vật liệu này cần được quy hoạch cải tạo thành các hồ chứa nước.[3]

- Sử dụng kênh rạch trong thời đoạn ngắn: Trong mùa kiệt có rất nhiều những đoạn kênh rạch không sử dụng đặc biệt là các đoạn kênh rạch nằm ở hạ lưu các cống ngọt hoá. Có thể tận dụng các đoạn sông này bằng các công trình tạm (đập tạm thời ở ĐBSCL).

- Sử dụng các ao hồ hình thành do khai thác khoáng sản: các vùng khai thác khoáng sản như sét gạch ngói, than bùn,... thường để lại các hồ chứa rất lớn có thể tận dụng khai thác. Đặc biệt là các khu vực khai thác sét gạch ngói gốm sứ thường tập trung ở ven sông chính.

- Sử dụng các mô hình canh tác ngập nước điển hình: nhiều mô hình canh tác trên đất ngập nước có thể lợi dụng khai thác. Các cánh đồng cỏ năn, các khu vực canh tác mương – líp,... Gần đây mô hình trồng dừa nước lấy đường

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

đang được các nhà đầu tư chào mời. Dừa nước là loại cây sống trong môi trường nước lợ, thuộc phạm vi xuất hiện ngọt trong vùng nhiễm mặn. Tuy nhiên, dừa nước vẫn có thể sống trong môi trường ngọt hoàn toàn một thời gian dài mà không bị ảnh hưởng đến năng suất. Nếu có thể tận dụng các vườn dừa nước trong thời gian khoảng 2-3 tháng để chứa ngọt thì đây là một dung tích rất tốt cho mục đích tích trữ nước ngọt.

3.2.2 Giải pháp sơ bộ:

(1) Giải pháp cấp nước cho Cù Lao Minh – Bến Tre:

Cù lao Minh: là một trong 3 cù lao lớn hợp thành tỉnh Bến Tre (cùng với cù lao Bảo và cù lao An Hóa). Cù lao Minh được bao bọc bởi các nhánh của sông Tiền là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, bao gồm địa giới hành chính của các huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Thạnh Phú và một phần của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một khu vực gặp nhiều khó khăn về nguồn nước ngọt. Đặc biệt là 02 huyện Thạnh Phú và Mỏ Cày Nam.

CÙ LAO THÀNH LONG

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Hình 3.2 Cù lao Thành Long sông Cổ Chiên

Tại khu vực phà Cổ Chiên có cù lao Thành Long (Hình 3.2), đã chia dòng chảy sông Cổ Chiên thành 2 phần: dòng chính và một nhánh nhỏ ven bờ. Nhánh sông nhỏ có kích thước rộng khoảng 180 – 250 m; độ sâu khoảng -7.00 m; chiều dài khoảng 6.5 km. Diện tích mặt cắt ướt tại nhánh nhỏ chỉ chiếm khoảng 10% diện tích mặt cắt ướt sông Cổ Chiên.

Để khai thác nguồn nước ngọt trên sông học viên đề xuất giải pháp xây dựng công trình cống – âu thuyền ngăn sông ở phía hạ du. Nguồn nước phía thượng lưu sẽ luôn luôn ngọt. Mỗi năm hệ thống chỉ hoạt động trong khoảng thời gian ngắn trong mùa khô. Thời kỳ còn lại công trình được mở ra trả lại trạng thái tự nhiên cho sông.

(2) Hệ thống liên hồ có điều tiết bổ sung cung cấp nước ngọt cho vùng ven sông Hậu và khu công nghiệp Định An – Trà Vinh:

Khu vực ven sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh gồm các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Duyên Hải. Trong đó huyện Cầu Kè không bị ảnh hưởng mạnh bởi xâm nhập mặn. Các khu vực còn lại bao gồm 04 thị trấn: Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Quan, Định An và khu công nghiệp Định An hiện đang thiếu nguồn nước ngọt phục vụ các đối tượng dùng nước phi nông nghiệp. Dọc theo bờ sông Hậu phía Trà Vinh không có những vùng đất ngập nước đủ lớn để có thể xây dựng thành hồ chứa điều tiết nguồn nước ngọt. Học viên đề xuất một hệ thống liên hồ chứa với các đối tượng ĐNN khác nhau.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Các hồ chứa được nối thông với nhau bằng hệ thống đường ống và trạm bơm để điều tiết bổ sung nguồn nước.

Hình 3.3 Khu vực có thể khai thác tích trữ nguồn nước ngọt sông Hậu

Các giải pháp cho hệ thống hình 3.3 gồm:

- Công trình hồ đầu tiên được xây dựng tại khu vực vàm sông Cầu Quan. Dung tích hồ cần đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu dùng nước 5 ngày.

- Sử dụng đoạn đầu sông Ninh Thới nối tới vàm sông Cầu Quan: khi khu vực Cầu Quan không xuất hiện ngọt, hạ lưu đoạn sông sẽ được ngăn lại bằng công trình đập thời vụ. Đoạn sông trở thành hồ chứa nước ngọt được lấy từ thượng lưu cách đó khoảng 10 km.

Sử dụng kênh tự nhiên bổ sung ngọt

Đào hồ trữ ngọt

Sử dụng giồng Lưu Nghiệp Anh và hệ hồ chứa nhỏ

Sử dụng kênh rạch trữ ngọt trong mùa khô bằng công trình

Sử dụng trũng giữa giồng làm hồ

trữ ngọt Sử dụng giồng Trà Cú và

hệ hồ chứa nhỏ

TRŨNG GIỮA GIỒNG

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

- Sử dụng hệ thống giồng cát và loạt hồ chứa nhỏ dọc theo các giồng cát Lưu Nghiệp Anh và loạt giồng Trà Cú làm hồ điều tiết.

- Sử dụng các công trình đập thời vụ ngăn các sông rạch làm nơi tích trữ nước ngọt trong mùa kiệt: sông Trà Cú, rạch Tổng Long, rạch Cá,...

- Sử dụng trũng và phẳng giữa giồng tại các giồng cát ở xã Đại An – Trà Vinh (dưới Trà Kha), cải tạo thành hồ chứa điều tiết. Đây cũng là công trình cuối cùng trong hệ thống.

(3) Tận dụng khu vực khai thác sét gạch ngói sau vàm Đại Ngãi – Sóc Trăng Phía sau vàm Đại Ngãi tỉnh Sóc Trăng có một loạt các hồ được tạo bởi việc khai thác sét làm gạch ngói. Tổng diện tích mặt nước hiện tại ở khu vực khoảng 13 ha (hình 3.4). Đây là một vị trí thích hợp cho việc cải tạo thành hồ chứa nước ngọt phục vụ cung cấp nước cho thị trấn Đại Ngãi, thị trấn Long Phú và khu công nghiệp Nam sông Hậu.

Hình 3.4 Khu vực ĐNN nhân tạo do khai thác sét sau vàm Đại Ngãi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)