Điều kiện kinh tế - xã hội vùng cửa sông và các vấn đề phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 49 - 53)

1.3 Tổng quan vùng nghiên cứu

1.3.8 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng cửa sông và các vấn đề phát triển

1 ) Dân cư và phân bố dân cư:

Theo báo cáo thống kê năm 2012: tổng dân số toàn vùng cửa sông cửu Long khoảng 5.267 triệu người. Trong đó số tỷ lệ dân sống vùng nông thôn chiếm trên 80%, tỷ lệ dân sống trong thành thị chiếm dưới 20%. Mật độ dân số trung bình 509 người/km2 trong đó tỉnh có mật độ dân số cao nhất là Tiền Giang là 675 người/km2 và thấp nhất là tỉnh Sóc Trăng là 393 người/km2.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Sự phân bố dân cư không đồng đều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cửa từng tỉnh, nhìn chung dân cư tập trung cao ở các khu đô thị, dọc sông và các kênh rạch lớn, các tuyến đường, vùng nước ngọt. Một số khác tập trung rải rác vùng ven biển, trên đồng ruộng.

2) Các nền kinh tế liên quan đến khai thác sử dụng nguồn nước:

a) Nông nghiệp:

Ngành nông nghiệp đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của vùng thời gian qua và cũng là ngành sử dụng nhiều nước hơn cả. Cây trồng trong nông nghiệp vùng này chủ yếu là cây lúa nước, hoa màu, cây lâu năm và cây hàng năm. Nhu cầu nước cụ thể cho ngành nông nghiệp chưa được tính chi tiết cho các tỉnh ven biển. %.

Do đó, nhu cầu nhước cho nông nghiệp theo công thức cửa FAO được Viện Qui hoạch Thủy lợi miền Nam tính toán như sau: Đối với nhu cầu nước cho cây lúa theo từng thời điểm vụ Hè Thu từ 0.10 – 0.50 l/s/ha, vụ Đông Xuân từ 0.3 đến 0.8 l/s/ha. Nhu cầu nước cho cây ngắn ngày 0.4 – 0.71 l/s/ha, cây lâu năm dao động từ 0.12 – 0.83 l/s/ha.

b) Chăn nuôi:

Vùng cửa sông ven biển có các loại vật nuôi chủ yếu là heo, bò, trâu và đàn gia cầm. Nhìn chung, chăn nuôi trong vùng phát triển mạnh và đem lại giá trị kinh tế cao.

Đàn gia súc ngày càng phát triển và mở rộng với các hình thức qui mô hộ gia đình, trang trại…số lượng thịt cung cấp đủ cho vùng và xuất sang các vùng lân cận đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Gia súc được nuôi chủ yếu ở vùng này là Trâu, Bò, Bò Sữa, Lợn và đàn gia cầm.Trong đó nhu cầu nước cung cấp cho lợn là cao nhất 40 l/con/ngày, Trâu,Bò và Bò Sữa là 20 l/con/ngày, ít nhất là đàn gia cầm với 2 l/con/ngày.

c) Thủy sản:

Tiềm năng và nguồn lực thủy sản phát triển mạnh trong vùng gồm có các mô hình, tôm lúa, tôm rừng, cua, nghêu, ao nuôi tôm, cá da trơn. Đem lại lợi ích kinh tế

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

cao, nâng cao đời sống cho người dân trong vùng. Tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011lần lượt là 14.078 ha (diện tích mặn, lợ là 7.526 ha, nước ngọt là 6.552 ha) và 32.841ha ,Bến Tre có tổng diện tích nuôi thuỷ sản của tỉnh năm 2009 khoảng 41.997 ha. Đối với Sóc Trăng thủy sản là nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển ở cả 3 vùng ngọt, lợ, mặn. Diện tích nuôi tồng thủy sản năm 2012 là 64.434 ha. Nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản cũng rất lớn tuy nhiên thủy sản ở đây nuôi chủ yếu là nước mặn và nước lợ và một phần là nước ngọt. Do đó, quá trình nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng tới khả năng khai thác nước ngọt trong vùng, làm cho nguồn nước nhiễm mặn nhiều hơn. Theo tính toán của Viện Qui hoạch thủy lợi miền Nam thì nhu cầu nước cho thủy sản tỉnh Bến Tre là 481.86 m3/s/năm và Tiền Giang là từ 60 đến 68 l/s/ha.

d) Công nghiệp:

Trong những năm gần đây vùng cửa sông Cửu Long tương đối phát triển, các khu công nghiệp trong vùng chủ yếu về công nghiệp chế biến thủy sản. Nguồn nước cấp cho các khu công nghiệp chủ yếu là nước ngầm và một phần nước mặt. Tuy nhiên, hệ thống khu công nghiệp này chưa có hệ thống xử lý nước xả thải, điều này ảnh hưởng lớn tới nguồn nước mặt trong khu vực. Do nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp cao, theo tính toán nhu cầu nước cho công nghiệp của Bến Tre năm 2009 là 4,28 m3/s/năm.

3 ) Qui hoạch phát triển vùng cửa sông Cửu Long:

Xu thế phát triển vùng cửa sông Cửu Long cũng nằm chung với xu thế phát triển của toàn ĐBSCL theo hướng nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng đối với sự ổn định và phát triển ĐBSCL, lúa vẫn là cây trồng chính và chủ đạo trong nhiều năm tới.

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn đối với vùng cửa sông ven biển, phải có kế hoạch đầu tư phát triển mạnh về thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt theo hướng chuyên canh và sinh thái. Đồng thời phát triển cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu, chăn nuôi, và đầu tư vào các khu công nghiệp hướng tới xuất khẩu các mặt hàng từ nông nghiệp thủy sản có giá trị cao.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Về nhu cầu nước cho nông nghiệp đã được tính trong báo cáo “Qui hoạch thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng” như sau: nhu cầu nước ngọt của các hộ dùng nước năm hiện trạng 2008 và năm 2020 và năm 2050 trong bảng 2.6 cho thấy nhu cầu nước phương án giữa các năm không thay đổi nhiều do mặt bằng sản xuất các năm 2020, 2050 ít thay đổi. Nhu cầu nước giữa các năm 2020 và 2050 so với hiện trạng 2008 có sự thay đổi do nhu cầu hiện trạng trong mùa khô luôn nhỏ hơn phương án (phương án tính với tần suất 85% và lại là các năm bất lợi dẫn đến nhu cầu nước tăng cao).[4]

Bảng 1.6 Nhu cầu nước trong mùa khô năm 2008, 2020, 2050

(Nguồn Viện Qui hoạch thủy lợi Miền Nam)

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)