Sử dụng đoạn sông bỏ Láng Thé làm hồ chứa cung cấp nguồn nước cho

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 100 - 108)

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN NGỌT VÙNG CỬA SÔNG CỬU LONG

3.3 Sử dụng đoạn sông bỏ Láng Thé làm hồ chứa cung cấp nguồn nước cho

3.3.1 Giới thiệu đoạn sông bỏ Láng Thé:

KHU VỰC KHAI THÁC VẬT LIỆU

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Tại cửa sông Láng Thé cách Trà Vinh khoảng 6,5 km về phía thượng lưu [5].

Sông có chiều rộng từ 120m đến 200 m, cao trình đáy -8,00 đến -14,00 m (Hình 3.5).

Khi xây dựng cống đập Láng Thé trong hệ thống ngọt hóa Nam Măng Thít, người ta đã xây dựng đập ngăn sông và đào một tuyến kênh mới với cống điều tiết. Chức năng lưu thông dòng chảy và giao thông thủy của đoạn sông này đã không còn. Với chiều dài 2 km, chiều rộng 120 ÷ 200 m, tổng diện tích mặt nước là 36,92 ha, độ sâu -8,00

÷ -14,00 m, đoạn sông này là điểm lý tưởng để cải tạo thành một hồ chứa nước ngọt phục vụ cấp nước sinh hoạt cho TP. Trà Vinh. Ngoài ra, để lấy vật liệu đắp đập, người ta đã đào một hồ có diện tích 11,9ha, cách vị trí đập Láng Thé khoảng 500 m. Hiện tại khu vực này đang được Công ty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh khai thác nuôi trồng thủy sản.

Hình 3.5 Vị trí đoạn sông bỏ Láng Thé

Địa hình mặt bằng khu vực khá bằng phẳng, khu vực ven sông có cao độ cao hơn khoảng từ 1,00 - 1,30 m; các khu vực phía trong cao độ thấp hơn, thay đổi trong khoảng 0,80 - 1,00 m. Sông Láng Thé có chiều rộng thay đổi trong khoảng 170 m - 200 m; Cửa đoạn sông bỏ nơi tiếp giáp với kênh dẫn đang có xu thế bồi lên. Cao độ trung bình đoạn sông hạ lưu là -6.92 m, nơi sâu nhất đạt -11.24 m. Cao độ trung bình đoạn sông thượng lưu là -7.25 m (sâu hơn do không bị bồi), nơi sâu nhất đạt – 14.4 m.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Gần sát với cao độ thấp nhất lúc chưa đắp đập. Khu vực xây dựng công trình có nền địa chất yếu, bề mặt phù sa cổ nằm ở độ sâu 37 – 42 m.

Chất lượng nước mặt trong khu vực tương đối tốt, có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt (cả nội đồng và sông chính). Những điều đáng lưu ý về chất lượng nước là hàm lượng sắt, hàm lượng chất rắn lơ lửng tương đối cao.

3.3.2 Khả năng xuất hiện nước ngọt tại Láng Thé:

Theo kết quả tính toán thuỷ lực hiện trạng năm 2005 tại vàm Láng Thé có 53 ngày liên tiếp không xuất hiện nước ngọt. Trong kịch bản nước biển dâng 50cm thời gian không có ngọt tại Láng Thé là 99 ngày. Hình 3.6 trình bày đường quá trình mặn tại Láng Thé trong trường hợp hiện trạng 2005 và NBD 50cm.

Hình 3.6 Đường quá trình mặn tại Láng Thé hiện trạng 2005 và NBD 50 cm

3.3.3 Bố trí hệ thống công trình:

a) Bố trí chung:

Hình 3.7 trình bày bố trí tổng thể hệ thống công trình [6], hệ thống gồm:

- Hồ chứa nước: bao gồm hồ trữ chính: 20,18 ha; hồ lắng: 16,74 ha.

- 02 đập đất tạo hồ: Khu vực lấy đất đắp đập được cải tạo lại thành hồ phụ lấy nước

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

- Hồ phụ lấy nước: 6 ha, hình thành từ lấy đất đắp đập.

- Hồ dự phòng: 11,9 ha, bãi vật liệu cũ.

- Cống lấy nước; Kênh dẫn từ hồ lấy nước sang hồ lắng; Cống lấy nước từ hồ lắng sang hồ trữ; Trạm bơm kết hợp: có thể chuyển nước từ hồ lắng sang hồ trữ khi lấy nước và chuyển nước từ hồ phụ sang hồ lắng trong trường hợp bổ sung nước ngọt. Đường ven hồ, hàng rào bảo vệ, mương thoát nước.

- Hệ thống SCADA: giám sát, thu thập và dự báo chế độ mặn, dòng chảy trên sông Cổ Chiên phục vụ vận hành hệ thống khai thác nguồn nước ngọt.

Hình 3.7 Bố trí hệ thống công trình tổng thể tại Láng Thé – Trà Vinh

b) Quy mô hồ và các trường hợp cải tạo:

Khối lượng đắp 02 đập dự kiến là 282.000m3; nhu cầu đào đất để đắp là:

344.000 m3. Học viên dự kiến hồ lấy nước có kích thước khoảng 6 ha, cao trình đáy:

-6.00 m.

Khả năng cải tạo đoạn sông Láng Thé và các vùng đất ngập nước liên quan thành hồ điều tiết, được trình bày trong bảng 3.1.

Bản đồ bố trí tổng thể hệ thống công trình

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Bảng 3.1 Các khả năng cải tạo khu vực Láng Thé thành hồ điều tiết

TT Biện pháp cải tạo Quy mô

(m3)

Ghi chú

1 Đắp 2 đập tạo hồ 1.660.000 Mực nước chết -3,00m 2 Cải tạo chống thấm hồ trữ 2.260.000 Mực nước chết hồ trữ hạ

xuống -6,00m 3 Cải tạo chống thấm hồ lắng 2.770.000 Mực nước chết -6,00m

4 Nạo vét 2 hồ 3.320.000 Mực nước chết -7,50m

5 Khai thác hồ dự phòng. 3.796.000 6 Nạo vét, chống thấm hồ dự phòng 4.153.000

3.3.4 Khả năng của hệ thống:

Dựa vào phương trình cân bằng nước, điều kiện xuất hiện nước ngọt năm 2005 và nước biển dâng 50cm, học viên đã tính toán đánh giá khả năng cung cấp nước của hệ thống cho từng trường hợp. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 3.2. Ngay sau khi đắp 2 đập tạo hồ, hệ thống đã có thể cung cấp 22.000m3/ngày, đáp ứng nhu cầu hiện tại. Với từng trường hợp cải tạo khả năng hệ thống được nâng dần.

Bảng 3.2 Các kết quả tính toán khả năng cung cấp nguồn nước cho từng trường hợp TT Biện pháp cải tạo Dung tích

hồ (m3)

W dùng 2005 (m3/ngày)

W dùng NBD50 (m3/ngày)

Ghi chú

1 Đắp 2 đập tạo hồ 1.660.000 22.424 Hệ thống tối thiểu, mỗi đợt ngọt có thể khai thác tối đa

90.000m3

2 Cải tạo hồ lấy nước 1.660.000 25.022 Nâng cấp hồ lấy nước bằng biện pháp chống thấm, mỗi đợt ngọt có thể khai thác tối

đa 300.000m3

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

3 Cải tạo chống thấm hồ trữ 2.260.000 32.373 Hạ mức nước chết xuống - 6,00m

4 Cải tạo chống thấm hồ lắng 2.770.000 38.621 23.575 nt

5 Nạo vét 2 hồ 3.320.000 45.359 28.530 Hạ mức nước chết xuống - 7,50m

6 Khai thác hồ dự phòng 3.796.000 51.190 32.818 Cải tạo nạo vét với MNC - 3,00m

7 Nạo vét, chống thấm hồ dự phòng

4.153.000 55.564 36.034 Cải tạo với MNC: -6.00m

Để đáp ứng yêu cầu 36.000 m3/ngày, hệ thống cần có dung tích hữu ích 2.700.000 m3, cần cải tạo chống thấm hồ lắng và hồ trữ, đảm bảo khai thác với MNC: -6,00 m, chưa cần sử dụng đến hồ dự phòng.

Trong trường hợp cải tạo tối đa, hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu dùng nước 50.000 m3/ngày, trường hợp nước biển dâng 50cm, hệ thống đáp ứng yêu cầu 36.000 m3/ngày.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN:

1. Nước ngọt xuất hiện trong vùng nhiễm mặn cửa song Cửu Long là có thật, khả năng khai thác tùy thuộc vào không gian, thời gian và khả năng xây dựng hồ chứa để tích trữ nguồn nước.

Dựa trên cơ sở số liệu thực đo, luận văn đã xác định được các quy luật xuất hiện nước ngọt vùng cửa sông. Mặc dù ranh mặn vào rất sâu trong nội địa nhưng nước ngọt vẫn rút ra tận biển. Trong những năm nhiều nước (2009) ranh giới ngày nào cũng xuất hiện nước ngọt kéo ra khá xa. Trên sông Hậu ranh giới này khoảng 30km, sông Cổ Chiên: 28km, sông Hàm Luông 25km, sông Tiền 37km. Trong năm kiệt nhất (2005) ranh giới luôn có nước ngọt trong ngày vào sâu hơn. Trên sông Hậu ranh giới này khoảng 38km, sông Cổ Chiên 38km, sông Hàm Luông 48km, sông Tiền 51km.

Tháng 2 là tháng có nước ngọt rút ra gần với biển nhất, trong năm 2009 ranh giới này lần lượt là: sông Hậu 12km, sông Cổ Chiên 12km, sông Hàm Luông 10km, sông Tiền 17km. Năm 2005 ranh giới này vào sâu hơn, tháng 2 lần lượt là: sông Hậu 25km, sông Cổ Chiên 22km, sông Hàm Luông 30km, sông Tiền 26km. Tháng 3 và tháng 6 có ranh giới nước ngọt gần như nhau.

Kết quả mô phỏng phương án nước biển dâng 50 cm cho thấy khoảng cách xuất hiện ngọt có thay đổi so với hiện trạng nhưng không nhiều vào tháng 2. Tuy nhiên, ranh giới này biến động mạnh vào tháng 4 (kiệt nhất). Trên với sông Tiền khoảng cách xuất hiện ngọt vượt qua Mỹ Tho tới vị trí 60 km, Hàm Luông là 52 km, Cổ Chiên là 40 km, tại sông Hậu ranh giới này vượt qua An Lạc Tây.

2. Trên cơ sở kết quả tính toán mô phỏng khả năng xuất hiện nước ngọt trong vùng cửa sông luận văn đã xây dựng sơ đồ phân bố sự xuất hiện ngọt theo thời gian trên sông chính. Trên sơ đồ đã phân ra 8 vùng với các khả năng khác nhau bao gồm: hiện trạng năm 2005, nước biển dâng 50cm, sự xuất hiện ngọt đến tháng 4, 3, 2. Đây chính là cơ sở đề xuất các giải pháp khai thác nước ngọt vùng cửa sông Cửu Long.

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

3. Luận văn đã xác định một số vùng đất ngập nước có thể xây dựng thành khu vực tích trữ và điều tiết nguồn nước ngọt. Từ đó đề xuất giải pháp khai thác nguồn nước ngọt trên sông. Các khu vực được đề xuất gồm:

(1) Sử dụng khúc sông cạnh cù lao Thành Long để cấp nước cho cù lao Minh – Bến Tre

(2) Hệ thống đất ngập nước dọc bờ trái sông Hậu để cấp nước cho vùng ven sông Hậu – Trà Vinh và khu công nghiệp Định An.

(3) Tận dụng khu vực khai thác sét gạch ngói sau vàm Đại Ngãi tỉnh Sóc Trăng làm hồ chứa nước ngọt dùng trong mùa khô.

(4) Đặc biệt luận văn giới thiệu ứng dụng đoạn sông bỏ Láng Thé làm hồ chứa cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh. Công trình này có thể đảm bảo an toàn cấp nước cho TP Trà Vinh trong điều kiện hiện trạng và điều kiện tương lai khi lên đô thị loại II và dưới tác động của NBD do BĐKH.

KIẾN NGHỊ:

Sự xuất hiện nước ngọt trong vùng chịu tác động của xâm nhập mặn là có và có thể khai thác phục vụ các đối tượng dùng nước. Tuy nhiên để có thể đưa được ý tưởng này vào thực tế cần phải có những nghiên cứu sâu hơn. Đặc biệt là kỹ thuật làm hồ điều tiết, kế hoạch vận hành hồ; kỹ thuật khai thác nguồn nước ngọt trong điều kiện mức nước khi xuất hiện ngọt thường nằm khá sâu; nghiên cứu dự báo sớm sự xuất hiện nước ngọt để có kế hoạch khai thác,…; cần nghiên cứu những vấn đề khác về môi trường nước chưa được giải quyết ở luận văn.

Để đảm bảo an toàn nguồn nước mặt phục vụ cho cấp nước cần có kế hoạch giám sát và bảo vệ nguồn nước mặt khỏi các nguy cơ ô nhiễm.

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 06/2015

Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt sản xuất (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)