CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN NGỌT VÙNG CỬA SÔNG CỬU LONG
2.1 Xâm nhập mặn vùng cửa sông ĐBSCL
(1) Độ mặn nước biển Đông:
Được đánh giá theo tài liệu quan trắc nhiều năm trạm Côn Đảo [Lê Sâm] độ mặn trung bình S 31‰ – nước rất mặn. Sáu tháng trong năm (từ tháng I đến tháng VI) độ mặn ổn định S > 32‰. Trong mùa mưa độ mặn có giảm nhẹ, đạt đến 29.8‰
trong tháng X – Sau đó lại tăng lên đến Smax. Sự thay đổi độ mặn hàng ngày không vượt quá 0.2 – 0.3‰).
(2) Diễn biến mặn cửa các sông lớn (có nguồn nước):
Diễn biến mặn vùng cửa các sông lớn có nguồn diễn ra một cách điều hòa, không có những thay đổi đột biến, phụ thuộc chính vào xu thế của lưu lượng nước nguồn.
Trong số các cửa sông vùng này thì sông Vàm Cỏ - Soài Rạp có lưu lượng nước đến mùa cạn bé nhất (bị điều tiết ở thượng lưu). Trong các cửa của sông Cửu Long thì Cửa Tiểu xâm nhập mặn có xu thế mạnh hơn các cửa khác, phân bố nguồn nước bé nhất (1%). Triều truyền lên sớm nhất (sớm pha) – Xâm nhập mặn vào sông Cửa Tiểu có ảnh hưởng quyết định đối với toàn tuyến Cửa Tiểu – Mỹ Tho – sông Tiền.
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0
1/2/2009 3/3/2009 2/4/2009 2/5/2009 1/6/2009 1/7/2009 31/7/2009
g/l
T ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH MẶN MAX,MIN TRẠM HƯNG MỸ MÙA KIỆT
NĂM 2009
Max Min
Hình 2.1 Đường quá trình mặn Max, Min ngày trạm Hưng Mỹ
Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục
Trên hình 2.1 trình bày đường quá trình Smax, Smin ngày trạm Hưng Mỹ (sông Cổ Chiên) theo tài liệu thực đo năm 2009. Vào tháng III, IV độ mặn nước vùng cửa sông đạt đến giá trị cao nhất, sau đó giảm dần khá đều đặn, đạt đến giá trị thấp nhất vào khoảng giữa tháng VII. Chênh lệch độ mặn trong pha triều lên xuống có thể đạt tới 8‰.
Nếu quá trình Smax thay đổi liên tục theo chu kỳ ngày, tháng, năm thì quá trình Smin trong một thời gian dài (5 tháng) bị khống chế bởi giới hạn dưới (Smin = 0 ) từ cuối mùa khô,đó là dấu hiệu của nước ngọt ra tận biển. Đó là tuần hoàn lớn, ổn định có vai trò quan trọng đối với vùng cửa sông Tiền, sông Hậu. Những diễn biến theo chu kỳ trên đây cũng sẽ diễn ra tương tự ở các cửa sông khác (Cửa Đại, Cửa Tiểu, Hàm Luông). Những diễn biến cũng khác nhau trong các năm khác nhau, phụ thuộc vào lưu lượng nguồn và các điều kiện hải văn vùng cửa sông. Có thể thấy được sự khác nhau đó qua bảng thống kê độ mặn 3 ngày max (S3maxT và độ mặn bình quân tháng (SbqT) trong 2 năm 1990 – 1991 (Qnguồn1990 > Qnguồn1991). (Bảng 2.1, 2.2).
Bảng 2.1 Độ mặn đặc trưng ở một số trạm biên năm 1990
Trạm Tháng II Tháng III Tháng IV Tháng V
S3maxT SbqT S3maxT SbqT S3maxT SbqT S3maxT SbqT Vàm Kênh 20.8 10.4 22.8 13.3 25.8 12.9 21.3 14.4 Bình Đại 22.4 11.2 22.4 13.3 25.7 13.3 18.5 13.2
Tân Thủy 21.8 12.1 22.4 12.5 23.4 1.7 17.7 1.3
Bến Trại 22.0 11.1 24.0 13.4 22.8 13.6 19.2 13.1 Mỹ Thanh 20.0 14.4 23.2 16.5 25.5 22.9 25.8 23.4 Nguồn : Chế độ nước ĐBSCL và những biến động do BĐKH – NBD, 2011
Bảng 2.2 Độ mặn đặc trưng ở một số trạm biên năm 1991
Trạm Tháng II Tháng III Tháng IV Tháng V
S3maxT SbqT S3maxT SbqT S3maxT SbqT S3maxT SbqT Vàm Kênh 22.3 21.0 20.8 20.7 19.8 18.7 14.7 14.2 Bình Đại 19.8 19.4 18.7 17.8 20.8 19.7 16.9 16.4 Tân Thủy 26.7 25.4 23.7 23.1 28.7 27.6 23.0 22.8 Bến Trại 28.7 25.4 23.5 21.3 27.2 26.1 20.2 18.9 Mỹ Thanh 19.0 18.0 21.6 20.8 23.7 23.5 21.2 20.6 Nguồn : Chế độ nước ĐBSCL và những biến động do BĐKH – NBD, 2011
Năm 1991 là năm có nguồn nước đến bé, chênh lệch giữa các giá trị S3maxT và SbqT là không đáng kể. Chênh lệch giữa các cửa sông cũng không lớn lắm. Năm 1990
Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục
nguồn nước đến lớn hơn nhiều nên chênh lệch giữa S3maxT và SbqT là khá lớn. Trong đó, Bình Đại trên sông Cửa Đại, Tân Thủy trên sông Hàm Luông có ưu thế trong phân phối nguồn (thời gian có nước ngọt dài), chênh lệch giữa S3maxT và SbqT như trên, rất thuận cho việc khai thác nguồn nước ngọt.
Như vậy, ta thấy lưu lượng nước nguồn là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đối với xâm nhập mặn.
Chiều dài xâm nhập mặn là đặc trưng điển hình cho xâm nhập mặn. Tổng hợp tài liệu quan trắc nhiều năm GS. Lê Sâm đã đưa ra bảng đánh giá chiều dài xâm nhập mặn với các nhận xét dưới đây (Bảng 2.3).
Bảng 2.3 Chiều dài xâm nhập lớn nhất tháng với mức 4g/l.
Sông Tháng II Tháng III Tháng IV Tháng V
Cửa Tiểu 36 49 57 42
Hàm Luông 42 51 54 45
Cổ Chiên 40 50 53 46
Bassac 38 44 50 43
Nguồn : Lê Sâm, Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL, 2004
Mặn xâm nhập sâu nhất vào vùng cửa sông vào tháng IV – lúc nước nguồn yếu nhất. Mặn xâm nhập vào Cửa Tiểu sâu nhất (57 km).
Cửa Bassac an toàn hơn với chiều dài Ls = 50 km.[2]
Tác dụng của sự lệch chậm pha triều đối với xâm nhập mặn ở tất cả các cửa thể hiện khá rõ. Điều này chỉ đúng cho trường hợp tháng IV. Trong điều kiện nước nguồn lớn hơn (tháng II, V) sông Cửa Tiểu tỏ ra nhạy hơn đối với những thay đổi nên chiều dài Ls ngắn hơn so với các cửa khác.
So sánh chiều dài xâm nhập mặn (Ls) hiện tại (Bảng 2.3) với các tài liệu Ls tổng hợp trong các thời kỳ trước đây (Bảng 2.4) ta thấy sự sai khác là không đáng kể (trong điều kiện đồng bằng đang gia tăng mạnh hoạt động lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp). Điều đó cho phép nói lên rằng: khả năng tự bảo vệ của sông Tiền, sông Hậu chống với ảnh hưởng của biển là to lớn (sự kéo dài các cửa sông ra phía biển, hình thành các cồn, bãi che chắn ...).
Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục
Bảng 2.4 Chiều dài truyền mặn 4‰ trên các cửa sông chính (Tổng hợp tài liệu cũ).
Sông Thời kỳ Chiều dài xâm nhập mặn L (km)
I II III IV V BQ
Sông 1936 31.0 38.0 38.0 42.0 32.0 36.2
Hậu 1940 29.0 27.0 30.0 35.0 43.0 32.8
77 - 82 20.0 24.0 26.0 31.0 24.0 25.0
Sông 1936 14.0 12.0 13.0 31.0 25.0 19.0
Cổ 1940 20.0 18.0 28.0 32.0 30.0 25.6
Chiên 77 - 82 20.0 26.0 31.0 37.0 24.0 27.6
Sông 1936 10.0 11.0 10.0 35.0 41.0 21.4
Hàm 1940 8.0 8.0 10.0 30.0 32.0 17.6
Luông 77 - 82 16.0 24.0 28.0 34.0 30.0 26.4
Sông 1936 5.0 15.0 14.0 52.0 35.0 24.2
Cửa 1940 23.0 25.0 35.0 52.0 52.0 37.4
Đại 77 - 82 16.0 24.0 26.0 30.0 25.0 24.2
Sông 1936 11.0 20.0 20.0 52.0 35.0 27.6
Cửa 1940 22.0 30.0 46.0 52.0 52.0 40.4
Tiểu 77 - 82 27.0 39.0 48.0 52.0 50.0 43.2
Nguồn : Chế độ nước ĐBSCL và những biến động do BĐKH – NBD, 2011