CHƯƠNG II MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC BỐN PHÉP TÍNH
2) Rèn luyện kĩ năng ước lượng các phép tính với số tự nhiên
2.4. Nhóm biện pháp 3: Tổ chức hoạt động dạy học rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến tính toán với số tự nhiên cho HSTH
GQVĐ là cơ hội để HS vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Tạo cơ hội cho HS được trao đổi, học tập lẫn nhau và cơ hội để phát triển năng lực cho HSTH.
Tạo nền móng cho HS có thể xử lí thành công những vấn đề sẽ gặp phải trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Việc suy luận, biểu diễn được các mối liên hệ toán học để giải quyết được những vấn đề thực tiễn đơn giản là đáp ứng một trong các thành tố của năng lực tính toán đối với HSTH.
Trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu ho ̣c, những vấn đề/tình huống thực tiễn cần giải quyết không phức tạp và tương tự với những
điều mà các em đã được học. Chẳng hạn, những tình huống về tính toán, mua bán, tính lãi suất, tính số tuổi, cân nặng, đo độ dài, tính diện tích, tính toán về việc lát nền nhà, sơn tường nhà, năng suất thu hoạch,… Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi HS phải có kĩ năng quan sát, phân tích và tổng hợp một cách linh hoạt.
2.4.1. Biện pháp 6: Xây dựng tình huống, câu hỏi, bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu học
2..4.1.1. Mục đích
Xây dựng câu hỏi, bài tập, tình huống có nội dung thực tiễn trong nội dung dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu học để tạo cho HS những cơ hội để liên hệ, vận dụng phối hợp những kiến thức, kĩ năng từ môn Toán và các lĩnh vực khác vào phát hiện và giải quyết những vấn đề trong học tập và thực tế trong cuộc sống ở mức độ phù hợp với khả năng của các em.
2.4.1.2. Nội dung và cách tiến hành
Lựa chọn, đưa vào những nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống của HS để thay thế hoặc bổ sung cho những nội dung không gần gũi với các em. Đó là các tình huống xuất phát từ thực tiễn và có chứa những vấn đề về toán học thường được xây dựng khi dạy các loại bài hình thành kiến thức mới cho HS.
Việc thiết kế bài học thành một chuỗi tình huống có vấn đề, được sắp đặt theo trình tự hợp lí giúp HS tham gia tích cực vào GQVĐ của bài học sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới và qua đó nâng cao năng lực GQVĐ của HS.
Các câu hỏi, bài tập, tình huống có thể được thể hiện trong các hoạt động dạy học khác nhau như nghiên cứu xây dựng kiến thức mới; củng cố, vận dụng kiến thức; ôn tập; hoặc kiểm tra đánh giá. Trong đó, có thể có các loại yêu cầu đối với hoạt động học tập của HS như:
*) Xây dựng tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã học:
Các tình huống đưa ra ở đây là những dạng bài tập mà khi giải HS cần dựa vào kiến thức đã học. Đây là một việc làm rất cần thiết đối với GV trong quá trình dạy học. Yêu cầu HS phải nhận biết kiến thức toán học có liên quan và sử dụng để giải quyết các vấn đề thực tế. Ví dụ: Giải bài toán “Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 400m. Khi giảm chiều dài đi 3 lần thì được chiều rộng. Tìm chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó.” Với bài tập trên, HS phải
nhận biết được những kiến thức toán học có liên quan đó là chu vi hình chữ nhật để tìm được tổng của hai số đó (nửa chu vi) và kiến thức về tỉ số của hai số (giảm đi 3 lần chiều dài thì được chiều rộng). Từ đó vận dụng cách giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó để giải bài toán.
Yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức để đưa ra một phương án giải quyết hoặc cách làm đáp ứng được yêu cầu đề ra.
*) Tạo tình huống bằng cách yêu cầu HS dùng cách tương tự để GQVĐ:
Khi dạy một số kiến thức mới, GV có thể hướng dẫn HS thông qua những vấn đề tương tự đã được học trước đó. Tình huống đưa ra ở đây cần dựa vào một kết quả tương tự mà HS đã biết trước đó nhằm khơi dậy niềm tin vào khả năng của bản thân.
*) Tạo tình huống có thể giải quyết bằng khái quát hoá vấn đề:
Trong dạy học về số và phép tính với số tự nhiên, GV cũng có thể đưa ra những đối tượng cụ thể, yêu cầu HS quan sát, phân tích và tìm ra nét chung của các đối tượng đó và khái quát hoá thành những tính chất hay một khái niệm cụ thể. Tình huống đưa ra ở đây là những những kiến thức riêng lẻ đã học trước đó nhằm khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy.
*) Xây dựng nội dung dạy học môn Toán gần gũi với những hoạt động trong đời sống ở cộng đồng của HS:
- Việc hình thành kiến thức mới cho HS nên được bắt đầu từ những tình huống thực tế:
Ví dụ: Để xây dựng khái niệm phép chia, tình huống ban đầu đưa ra có thể xuất phát từ việc “chia đều” và “chia thành các phần bằng nhau” trong thực tế.
- Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thiết thực, tăng cường các tình huống thực tế:
Các bài tập tình huống có thể được thể hiện trong các hoạt động dạy học khác nhau như nghiên cứu xây dựng kiến thức mới; củng cố, vận dụng kiến thức; ôn tập; hoặc kiểm tra đánh giá. Nội dung bài tập được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với HS. Gắn với các vấn đề của cuộc sống xã hội trong lựa chọn nội dung. Trong SGK nên thiết kế những hình ảnh minh họa mô tả những hoạt động gần gũi với đời sống tại cộng đồng của HS. Sau đây là
một số hình ảnh trích trong SGK Toán thuộc “Chương trình song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ” mà tác giả cùng đồng nghiệp đã thực hiện thử nghiệm [17].
Ví dụ 1: Bài tập liên quan đến mua bán hàng hóa.
Ví dụ 2: Bài tập liên quan đến xác định thời gian
Ví dụ 3: Bài tập liên quan đến xác định khoảng cách
Ví dụ 4: Các bài toán có lời văn có nội dung liên quan đến thực tế
1) Cân nặng cả hộp bánh là 562g, vỏ hộp nặng 62g. Hỏi số bánh trong hộp nặng bao nhiêu gam?
2) Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 20m, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
a) Tính chiều dài của mảnh vườn.
b) Tính diện tích mảnh vườn.
c) Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó. Tính trung bình cứ 10m2 thu được 20kg rau. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu được bao nhiêu tạ rau?
2.4.2. Biện pháp 7: Tổ chức hoạt động dạy học rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu học
2.4.2.1. Mục đích
Giúp HS rèn luyện kĩ năng GQVĐ thực tiễn trong học tập và trong đời sống liên quan đến tính toán với các số tự nhiên.
2.4.2.2. Nội dung và cách tiến hành