Rèn luyện kĩ năng GQVĐ thực tiễn liên quan đến tính toán thông qua hoạt động học tập gắn với thực tiễn ngoài lớp học

Một phần của tài liệu Dạy học bốn phép tính với số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát triển năng lực (Trang 120 - 127)

CHƯƠNG II MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC BỐN PHÉP TÍNH

2) Rèn luyện kĩ năng GQVĐ thực tiễn liên quan đến tính toán thông qua hoạt động học tập gắn với thực tiễn ngoài lớp học

Để rèn luyện kĩ năng GQVĐ thực tiễn liên quan đến tính toán cần phải đặt HS vào các tình huống có ở thực tiễn. HS chỉ có thể giải quyết được vấn đề bằng cách áp dụng kinh nghiệm, kiến thức đã có, sự sáng tạo và tưởng tượng. GV cần hướng dẫn HS phân tích tình huống để nhận biết kiến thức toán học có liên quan, từ đó đưa ra cách giải quyết. Trong lựa chọn cũng như

đánh giá cách giải quyết, tùy theo bài toán, GV có thể hướng dẫn HS nhận xét về tính thực tế của cách giải quyết. Sau đây là một số hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp học giúp HS rèn luyện kĩ năng GQVĐ thực tiễn có liên quan đến tính toán:

*) Tổ chức các trò chơi có nội dung liên quan đến bài học:

GV nên sử dụng những trò chơi như một phương tiện để phát triển năng lực GQVĐ. Việc này đòi hỏi HS phải sử dụng những kinh nghiệm đã có một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo để giải quyết những tình huống mới như nắm được quy tắc chơi, hiểu cách chơi. Biết dựa vào những thông tin nào để lựa chọn các bước đi hợp lí trong quá trình chơi.

GV cần có một bộ sưu tập các trò chơi khác nhau để hướng dẫn HS GQVĐ thông qua các trò chơi học tập. Nên để HS phân tích và thảo luận cách chơi, ghi lại các bước đi và kết quả trong mỗi trò chơi.

Ví dụ 1: Tổ chức đóng kịch họp chợ tại trường, lớp. HS đóng vai là người đi chợ mua và bán.

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính toán với tiền Việt Nam; biết cách đi chợ, mua bán; rèn luyện kĩ năng giao tiếp tiếng Việt trong mua và bán.

- Chuẩn bị: GV hướng dẫn HS chuẩn bị một số hàng hóa thông dụng (mô hình hoặc đồ vật thật) và một số tiền với các mệnh giá khác nhau: 1000 đồng, 2000 đồng 10 000 đồng, 20 000 đồng, 50 000 đồng,…

- Tổ chức chơi: Một số HS đóng vai người bán, trên bàn có bày các đồ vật như sách, bút, kéo, bánh, kẹo, sữa, quần áo,… có viết giá kèm theo (có thể là các đồ vật thật hoặc tranh vẽ; giá các mặt hàng cần phù hợp với thực tế ở địa phương). Một số HS khác đóng vai người mua hàng. Mỗi HS có mô ̣t số tờ

tiền với các mệnh giá khác nhau, chọn mua một số mặt hàng. Người mua chọn hàng, tính nhẩm số tiền phải trả, sau đó đưa các tờ tiền cho người bán (với tổng số là tiền chẵn, lớn hơn số phải trả). Người bán hàng tính số tiền phải trả để tính số tiền thừa, trả lại cho người mua. Các HS khác quan sát và sau đó nhận xét.

Có thể đưa ra các tình huống: Em cầm tờ 100 000 đồng để đi chợ, em cần mua 3 lạng thịt, 5 quả trứng và một mớ rau. Biết rằng, mỗi lạng thịt giá 8 nghìn đồng, mỗi quả trứng giá 4 nghìn đồng và một mớ rau giá 3 nghìn đồng.

Em hãy trả tiền cho người bán hàng và em còn lại bao nhiêu tiền? Người bán hàng có thể dùng những tờ tiền mệnh giá như thế nào để trả lại cho em?

Ví dụ 2: Giải quyết bài tập sau thông qua tổ chức trò chơi đi siêu thị

Ví dụ 3: Em hãy giúp mẹ đi chợ mua thực phẩm với số tiền có là 50 000 đồng. Ghi vào vở số lượng và số tiền của từng loại thực phẩm có thể mua.

Dưới đây là bảng giá của mỗi loại thực phẩm:

Ví dụ 4 (trò chơi đổi tiền):

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính toán với tiền Việt Nam; tăng cường kĩ năng giao tiếp.

- Chuẩn bị: Một số tờ giấy ghi mệnh giá các loại tiền 100 000 đồng, 50 000 đồng, 20 000 đồng; 10 000 đồng; 5000 đồng; 2000 đồng, 1000 đồng.

30 000 đồng/ con 4000 đồng/ quả

1000 đồng/ củ 6000 đồng/ bó

3000 đồng/ củ

- Tổ chức chơi (theo cặp): HS A đưa tờ 50 000 đồng xin đổi ra các tờ 10 000 đồng, 5000 đồng, 2000 đồng và 1000 đồng. HS B sẽ đưa các tờ tiền mệnh giá nhỏ hơn và có tổng số tiền là 50 000 đồng. Tiếp tục đổi vai trò người chơi và làm tương tự với các tờ tiền khác.

Ví dụ 5(trò chơi thi ước lượng): Em hãy ước lượng số đo chiều dài, chiều rộng của lớp học rồi tính chu vi, diện tích lớp học theo số đo vừa ước lượng. Sau đó dùng thước đo rồi tính lại. HS nào ước lượng gần đúng nhất là người được khen thưởng.

Ví dụ 6(trò chơi về ước lượng): Để một số đồ vật vào hai cái hộp (khoảng 20 – 30 viên sỏi, que,... trong một hộp). HS nhìn vào hoặc nhấc lên, lắc, đoán xem trong đó có khoảng bao nhiêu đồ vật, ước lượng cả hai hộp có tất cả khoảng bao nhiêu đồ vật. Sau đó, tổ chức cho HS đếm lại và tính toán để kiểm tra lại xem ai là người đoán được số đúng hoặc gần đúng nhất.

*) Tổ chức cho HS thực hiện một số hoạt động thực hành ngoài lớp học:

Nội dung học tập về số và phép tính với số tự nhiên có thể coi là hạt nhân phục vụ cho việc học các mạch khác như hình học, đại lượng cũng như ứng dụng của tính toán trong các mạch kiến thức này. Sau đây là một vài ví dụ về hoạt động thực hành đo đạc, tính toán với các số đo được trích trong SGK Toán, Chương trình song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ [17]:

- Ví dụ về thực hành đo độ dài, chu vi:

Tính số gạch cần thiết để bao quanh vườn cây như trong hình vẽ, biết rằng mỗi viên gạch có chiều dài là 22cm.

- Vı́ du ̣ về thực hành đo khối lượng:

Dùng cân để cân một số đồ vật trong cặp sách của em (sách, vở, hộp bút,…). Tính xem tất cả các đồ vật vừa cân trong cặp sách nặng bao nhiêu ki-lô-gam.

Ngoài các hoạt động ngoài lớp học kể trên, có thể tổ chức câu lạc bộ HS yêu toán, tổ chức các cuộc thi vui về toán.

3) Hướng dẫn HS liên hệ vào các tình huống trong thực tế đời sống, vận dụng vào các hoạt động ở trường, ở gia đình:

Sau mỗi buổi học, căn cứ vào nội dung bài học trên lớp, GV có thể giao thêm nhiệm vụ cho HS về nhà ứng dụng vào thực tế. Các nhiệm vụ có thể là mô tả lại một tình huống quen thuộc hoặc kể lại một câu chuyện liên quan đến nội dung bài học giúp HS tái hiện và hình dung trong đầu những thông tin về đối tượng, kích thích trí tưởng tượng và sự liên tưởng của HS để giải quyết các tình huống mới, tương tự. Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức toán đã học vào những tình huống gắn với đời sống hằng ngày như giúp bố mẹ đi chợ mua bán, tính lãi suất, tính số tuổi của người thân, đo đạc các vật dụng cần thiết, đo diện tích và tính toán về việc lát nền nhà, sơn tường nhà, năng suất thu hoạch,…

Ví dụ 1: Em hãy giúp mẹ đi chợ mua thức ăn và một số đồ dùng sinh hoạt.

Ví dụ 2: Nói về số tuổi và năm sinh của những người thân trong gia đình.

- Em hãy nói số năm sinh của em và mẹ em. Đố các bạn “Mẹ em hơn em bao nhiêu tuổi?”

- Tùng sinh năm 2003, em của Tùng kém Tùng 8 tuổi. Hỏi em của Tùng sinh năm nào?

Ví dụ 3: Thực hành đo đạc các đồ vật có ở gia đình như đo chiều dài cái bàn, chiều cao của cái giường,… Đo chiều dài, chiều rộng cái sân, sàn nhà, bức tường, mảnh vườn và tính diện chu vi, diện tích của nó,…

Ví dụ 4: Tính toán về việc lát gạch hoa cho nền nhà, sơn tường nhà, rào vườn,… của nhà mình hoặc ở trường; tính số lít nước trong bể biết thể tích bể và ngược lại.

Ví dụ 5: Tính lãi suất gửi tiết kiệm; tính sản lượng,...

Ví dụ 6: Ước lượng về số đo các đại lượng như ước lượng độ dài cái bàn, quãng đường đi từ nhà đến trường,…; ước lượng cân nặng của cặp sách, túi đồ,…; ước lượng về khoảng thời gian,…

Từ những hoạt động này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường những tình huống thực tế trong dạy học các phép tính với số tự nhiên để HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học, khắc sâu kiến thức đã học và có niềm tin, sự hứng thú trong học tập môn Toán. Ngoài ra, tạo cho HS những cơ hội liên hệ, vận dụng phối hợp những kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau như Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Tự nhiên - xã hội,… để phát hiện và GQVĐ thực tế trong cuộc sống ở mức độ phù hợp với khả năng của các em thông qua các phương pháp dạy học tìm tòi khám phá, dạy học dự án,... Tùy vào trình độ HS và vấn đề cần giải quyết, GV hướng dẫn một cách cụ thể theo các bước hoặc hướng dẫn tìm tòi khái quát, theo đó GV chỉ hướng dẫn HS xây dựng phương hướng chung GQVĐ, HS xây dựng kế hoạch chi tiết và thực hiện.

Kết luận Chương II

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, Chương II đã đề xuất 3 nhóm biện pháp với 7 biện pháp cụ thể trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên theo hướng phát triển năng lực tính toán. Các nhóm biện pháp này được xây dựng từ thực tiễn dạy học và dựa vào các biểu hiện của năng lực tính toán của HSTH. Mỗi nhóm biện pháp tập trung hơn vào phát triển một yêu cầu về biểu hiện của năng lực tính toán. Cụ thể:

*) Nhóm biện pháp 1: Tổ chức hoạt động dạy học giúp HS thực hiê ̣n thành thạo bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu học.

- Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động da ̣y ho ̣c rèn luyện kĩ năng tính nhẩm và ước lượng các phép tı́nh với số tự nhiên cho HSTH.

- Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động da ̣y ho ̣c rèn luyện kĩ năng thực hiện tính viết với các số tự nhiên cho HSTH.

- Biện pháp 3: Rèn luyện cho HSTH kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay với những chức năng tı́nh toán đơn giản trong ho ̣c tâ ̣p và trong cuô ̣c sống.

*) Nhóm biện pháp 2: Tổ chức hoạt động rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu ho ̣c

- Biện pháp 4: Sử dụng phương pháp trực quan hành động để hình thành từ vựng, ngữ nghı̃a, cú pháp của ngôn ngữ toán học trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu học.

- Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động hỗ trợ rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu ho ̣c.

*) Nhóm biện pháp 3: Tổ chức hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c rèn luyê ̣n kı̃ năng GQVĐ thực tiễn liên quan đến tính toán với số tự nhiên cho HSTH.

- Biện pháp 6: Xây dựng tình huống, câu hỏi, bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu học.

- Biện pháp 7: Tổ chức hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c rèn luyê ̣n kı̃ năng GQVĐ thực tiễn trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu học.

Thực hiện các biện pháp trên giúp HS thực hiện thành thạo bốn phép tính với số tự nhiên, bước đầu biết ước lượng, sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học, GQVĐ liên quan đến tính toán và sử dụng máy tính cầm tay với chức năng tính toán đơn giản. Tuy nhiên cần có sự phối hợp hài hòa giữa các biện pháp nói trên để việc dạy học đạt hiệu quả.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Dạy học bốn phép tính với số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát triển năng lực (Trang 120 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)