CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Tổ chức thực nghiệm và nội dung thực nghiệm
3.2.1.1. Chọn mẫu
1) Trường Tiểu học Dân Chủ, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
2) Trường Tiểu học Hàm Giang B, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Bảng 3.1. Danh sách lớp và GV Trường Tiểu học Dân Chủ tham gia thực nghiệm
Lớp Số HS Họ tên GV Trình độ
Lớp thực nghiệm 1C 34 Vũ Thị Thao CĐ
2B 37 Dương Thị Tú Liên CĐ
3A 23 Lê Thị Bích Thủy ĐH
4A 23 Nguyễn Thị Hồng ĐH
Lớp đối chứng 3C 21 Nguyễn Thị Minh Dần ĐH
4B 28 Lê Thị Thúy ĐH
Bảng 3.2. Danh sách lớp và GV Trường Tiểu học Hàm Giang B tham gia thực nghiệm
Lớp Số HS Họ tên GV Trình độ
Lớp thực nghiệm 1/3 23 Thạch Yên Thủy Đại học
2/2 25 Lâm Túy Phượng Đại học
3/1 22 Lâm Ngọc Trân Đại học
4/1 24 Kim Thị Ngọc Sanh THSP
Lớp đối chứng 3/2 22 Sơn Ngọc Minh Đại học
4/2 24 Trương Minh Hiếu THSP
Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có mặt bằng kiến thức tương đối đồng đều, kết quả học tập tương đương nhau. Các GV tham gia giảng dạy ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng đều có trình độ đạt chuẩn, đã đứng lớp lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
3.2.1.2. Thời gian thực nghiệm
Vòng 1 (thăm dò): Tiến hành từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014.
Vòng 2 (kiểm chứng): Tiến hành từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015.
3.2.1.3. Chuẩn bị nội dung thực nghiệm
Chuẩn bị các nội dung trao đổi với GV về ý tưởng của luận án và các biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất. Bộ công cụ thực nghiệm bao gồm kế hoạch bài học thực nghiệm, biên bản ghi lại giờ dạy thực nghiệm, phiếu học tập,… Kế hoạch bài học thực nghiệm được trình bày trong phần Phụ lục.
3.2.1.4. Các bước tiến hành thực nghiệm
Bước 1: Trao đổi với GV về ý tưởng của luận án
Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài học có sử dụng các biện pháp đã nêu trong luận án.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch bài học.
Bước 4: Trao đổi và rút ra kết luận sư phạm về các biện pháp đã đề xuất.
3.2.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy học các bài sau:
Lớp 1: Phép cộng trong phạm vi 3
Lớp 2: 11 trừ đi một số: 11 – 5
Lớp 3: Bài toán giải bằng hai phép tính
Lớp 4 (2 bài): Chia cho số có hai chữ số; Tìm số trung bình cộng.
Việc thực nghiệm được tiến hành trên các tình huống về dạy các bài về khái niệm phép tính, bảng tính (để tập trung hơn vào kiểm nghiệm việc vận dụng biện pháp 1 và biện pháp 4); dạy các bài về kĩ thuật tính; thực hành (để tập trung hơn vào kiểm nghiệm việc vận dụng biện pháp 2, 3), vận dụng các phép tính vào giải bài toán có lời văn (tập trung kiểm nghiệm việc vận dụng biện pháp 4, 5, 6 và 7).
Trên cơ sở trao đổi về các biện pháp trong luận án, GV tự thiết kế các kế hoạch bài học thực nghiệm, phiếu học tập phục vụ cho mỗi tiết dạy khác nhau đảm bảo được ý đồ thực nghiệm và tuân thủ chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán ở các lớp. Trong quá trình thực nghiệm, GV thường xuyên trao đổi với chúng tôi về nội dung và dụng ý sư phạm của các giáo án. Chúng tôi tiến hành dự giờ, sau đó trao đổi, rút kinh nghiệm và trao đổi kế hoạch ở các tiết dạy tiếp theo.
Sau đợt thực nghiệm, HS làm bài khảo sát đánh giá năng lực tính toán.
3.2.3. Các phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
- Quan sát trong lớp học: Sử dụng phương pháp này nhằm tiếp nhận thông tin phản hồi của HS về năng lực tính toán thông qua dạy học bốn phép tính với số tự nhiên. Kết quả quan sát được phân tích cùng với các dữ liệu qua phiếu hỏi.
Kiểm nghiệm khách quan tính khả thi của những biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất, quan sát quá trình học tập và hiệu quả học tập của HS khi áp dụng các biện pháp vào tiết học.
Trong các tiết dạy, chúng tôi mời các GV quan tâm và Ban Giám hiệu nhà trường cùng dự. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi trao đổi với GV, HS của lớp...
- Phỏng vấn, trao đổi với GV giảng dạy thực nghiệm để tìm hiểu ý kiến đánh giá năng lực tính toán trong học tập bốn phép tính với số tự nhiên ở Tiểu học. Kết quả phỏng vấn được xử lí và phân tích định tính.
- Nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu phiếu học tập, vở bài tập, bài khảo sát của HS trong quá trình thực nghiệm góp phần đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
- Để xử lí số liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học.
Mỗi bài kiểm tra kết quả học tập được cho điểm theo thang điểm 10.
Công thức tính điểm trung bình:
1
k i i
i
n X
X n
Trong đó:
X: Điểm trung bình;
Xi: Điểm bài kiểm tra;
ni: Số bài hay số HS đạt điểm Xi ở mỗi lần kiểm tra;
n: Mẫu (tổng số HS được kiểm tra).
- Độ lệch chuẩn (δ):
δ = Sn*2( )X , với
2
*2( ) 1
1
k i i
i n
n X X
S X
n
*2( )
Sn X là phương sai mẫu.
Độ lệch chuẩn cho biết độ phân tán của tập hợp điểm số xoay quanh giá trị trung bình. Chỉ số δ thấp cho thấy tập hợp điểm số tập trung (gần giá trị trung bình), ngược lại chỉ số δ cao cho thấy điểm số bị phân tán.
Việc đánh giá kết quả thực nghiệm được tiến hành như sau:
- Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thường xuyên theo dõi phiếu học tập, vở bài tập, điểm hằng ngày của HS thông qua sổ theo dõi và qua dự giờ, đánh giá của GV.
- Để xem xét việc vận dụng các biện pháp đã nêu vào dạy học có ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS như thế nào, chúng tôi phân tích các thông tin có được từ quan sát các giờ dạy thực nghiệm và trao đổi với GV, HS.
- Kết thúc thực nghiệm sư phạm, HS thực hiện phiếu học tập/bài kiểm tra do chúng tôi tiến hành biên soạn với mục đích đánh giá sơ bộ sự tiến bộ, mức độ chuyển biến về năng lực tính toán của HS trong học tập môn Toán.
Quá trình đánh giá này sẽ cho thông tin về kết quả dạy học bốn phép tính với số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học trong thời gian tiến hành thực nghiệm.