Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 23 - 34)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

1. Địa c ất

- Các đá cacbonat:. Đá vôi là nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng, đồng thời là khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng vật liệu quan trọng của tỉnh.Khối vùng Khoa Trường, Trường Lâm, Tân Trường là vùng đá vôi dạng khối liền mạch chạy dài theo dãy đá vôi Hoàng Mai có nhiều hang động Kastơ

- Các trầm tích Đệ tứ: Trầm tích Đệ tứ phân bố ở các đồng bằng ven biển và trong các thung lũng sông, suối và các thành phần cát sét, sỏi, cuội, tảng. Vùng phân bố trầm tích Đệ tứ là vùng canh tác quan trọng đồng thời là vùng khoáng sản sét gạch ngói, sét gốm sứ, sét hấp thụ, sét xi măng, cát cuội sỏi xây dựng; một số nơi trong cát ven biển chứa quặng titan.

- Các đá magma: Đá magma trong phạm vi tỉnh rất phong phú, gồm đá núi lửa và đá xâm nhập.

- Phần thƣợng nguồn từ Yên Mỹ về đến Phú Sơn, Phú Lâm là vùng đất đỏ Bazan phun trào, đất vàng sẫm tầng dầy 20 - 30 m, đá gốc là Macma dạng tảng

- Các hệ thống đứt gẫy: Các hệ thống đứt gãy lớn nhất, có vai trò chủ yếu trong cấu trúc vùng đều có phương Tây Bắc- Đông Nam.

- Vùng đồng bằng ven biển là vùng trầm tích biển cổ đƣợc phủ lên bề mặt một lớp phù sa sông biển dày 2  4m. Dưới tiếp theo là tầng sú vẹt. Địa chất nền mền lẫn nhiều sạn sỏi. Tầng đá gốc nằm sâu dưới cao độ -10  -15m so với mực nước biển.

2. Địa hình

Do điều kiện địa hình nằm ở rìa ngoài của miền tự nhiên Tây Bắc đang đƣợc nâng lên, tiếp giáp với miền sụt v ng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu vực núi thấp uốn nếp đƣợc cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (spilit, riôlit, bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ nhau, có khi lồng vào nhau làm phong cảnh thay đổi không ngừng. Đồng bằng châu thổ Thanh Hóa đƣợc cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải ra trên bề mặt rộng, hơi nghiêng về phía biển ở Đông Nam. Trên đồng bằng có một số đồi núi xen kẽ với độ cao trung bình

17

200 - 300 m, đƣợc cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau (từ đá phun trào đến đá vôi, đá phiến). Trên địa hình ven biển có vùng sình lầy ở sông Yên... địa hình vùng ven biển đƣợc hình thành với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên những thành tạo trầm tích dưới dạng mũi tên cát, cô lập dần dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dạng xòe nan quạt.

Địa hình của huyện Tĩnh Gia khá phức tạp và đa dạng, đƣợc chia làm 3 khu vực:

Phía Tây Nam địa thế khá cao, đƣợc bao trùm bởi một dãy núi chạy dài, tạo nên địa hình đồi núi rất rõ nét. Vùng núi và đồi núi địa trải rộng trên địa phận của khoảng 13 xã, trong đó 6 xã địa hình núi hiểm trở là: Tùng Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn, Định Hải, Tân Trường, Trường Lâm và 7 xã có địa hình đồi - rừng là: Hải Nhân, Nguyên Bình, Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, Mai Lâm, Trúc Lâm. Vùng địa hình núi non bán sơn địa cho phép Tĩnh Gia có thể sử dụng để phát triển các ngành kinh tế đặc trƣng nhƣ: lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đá. Vùng đồi núi, các đỉnh núi cao từ 100 - 250 m ít thuận lợi để phát triển xây dựng đặc biệt là nhu cầu xây dựng tập trung, tuy nhiên đây là vùng đầu nguồn nước, lá phổi xanh của cả vùng với tiềm năng về du lịch, thủy lợi.

Độ cao của huyện có xu hướng thấp dần về phía đông bắc. Tại đây, địa hình khá bằng phẳng và hình thành khu vực địa hình đồng bằng với nhiều sông rạch chạy qua, thích hợp cho việc trồng cây lúa, cây lương thực thực phẩm (LTTP) cũng như cây công nghiệp, cây ăn quả cũng nhƣ chăn nuôi gia súc, gia cầm phong phú. Khu vực địa hình đồng bằng bao gồm địa phận của một số xã giáp với vùng đồi có khả năng phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày như Hải Ninh, Triệu Dương, Ngọc Lĩnh, Hải Hoà v.v…Một số xã khác thuộc khu vực phía Bắc huyện nhƣ: Các Sơn, Anh Sơn, Thanh Sơn, Hùng Sơn, Thanh Thủy. Vùng trung du có địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất tốt có khả năng đáp ứng nhu cầu xây dựng tập trung, có tiềm năng về trồng cây công nghiệp: cao su, mía, sắn ...nuôi trồng dạng tập trung.

18

Khu vực phía đông của huyện bao gồm khoảng 15 xã giáp biển, trong đó một số xã có cửa lạch chạy qua, tạo một kiểu dáng khác hẳn so với hai vùng trên, địa hình thấp và xu hướng nghiêng ra biển tạo ra khả năng hình thành và phát triển khu vực kinh tế biển nuôi trồng thuỷ sản cũng nhƣ đánh bắt cá xa và gần bờ. Vùng đồng bằng hẹp nằm dọc theo biển và các con sông có cao độ từ +2,00 đến +20,000 m, tương đối bằng phẳng có nhiều điều kiện để phát triển xây dựng, tuy nhiên bên cạnh tiềm năng của biển là những khó khăn do bão lũ và những hoạt động xâm thực của biển.

19

20 3. K í ậu, t ủy văn

a ) Khí hậu

* Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trong năm từ 8.500 - 8.605oC, biên độ năm 12 - 13oC, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5 - 6oC. Vào mùa nóng, nhiệt độ trung bình của Tĩnh Gia cũng cao hơn các địa phương khác. Nhiệt độ trung bình trong các tháng trong năm của Thanh Hóa theo số liệu thống kê năm 2003 là 23,6oC, trong đó các tháng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 là 29oC thì của Tĩnh Gia là 29,6oC. Thời gian nóng ở Tĩnh Gia thường kéo dài hơn lại kèm theo gió Lào rất khó chịu.

Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng, năm các trạm

Đơn vị: oC

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Tĩnh Gia 17,1 17,9 19,9 23,6 27,3 29,5 29,6 28,5 27,1 24,8 21,7 18,7 23,8 Thanh Hóa 17,0 17,3 19,8 23,5 27,2 28,9 29,0 28,2 26,4 24,5 22,4 18,6 23,6 (Ngu n: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn t nh Thanh Hóa)

* Lƣợng mƣa: Tổng lƣợng mƣa trung bình năm của Tĩnh Gia trong những năm gần đây có xu hướng giảm và thấp hơn các địa phương khác trong tỉnh, đồng thời phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Về mùa mưa lượng mưa thường lớn hơn các địa phương khác của tỉnh, trong khi đó các tháng còn lại lượng mưa thường ít hơn nhiều. Theo số liệu thống kê giai đoạn 1960 - 2012, tổng lượng mưa trong năm của Tĩnh Gia là 1796,2 mm, trong khi đó thành phố Thanh Hóa là 1507,1 mm. Mưa thường tập trung vào các tháng 7 - 10, chiếm 75 - 85% tổng lượng mưa của cả năm.

21

Bảng 2.2: Phân phối lƣợng mƣa trung bình nhiều năm Trạm Đặc

trƣng

Tháng

Tổng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Tĩnh Gia 1960-

2012

X(m

m) 36.2 35.9 48.4 56.8 126.4 139.9 172.6 267.5 452.5 342.3 86.3 31.4 1796.2 K

(%) 2.01 2.00 2.70 3.16 7.04 7.79 9.61 14.89 25.19 19.05 4.80 1.75 100 Hoàng

Mai 1960- 2010

X(m

m) 14.6 15.2 23.3 50.4 104.6 112.5 130.3 237.1 399.0 320.8 73.7 25.6 1507.1 K

(%) 0.97 1.01 1.55 3.34 6.94 7.46 8.65 15.73 26.48 21.29 4.89 1.70 100 Bảng 2.3: Tần suất lƣợng mƣa năm (mm)

Trạm Xtb

(mm) Cv Cs Xp75%

(mm)

Xp85%

(mm)

X Max (mm)

Năm xuất hiện Tĩnh Gia (1960-2012) 1796.2 0.263 0.623 1430 1294 2963 1964 Hoàng Mai (1960-2010) 1507.1 0.299 0.354 1189 1043 2116 1961

(Ngu n: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn t nh Thanh Hóa)

* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1.730 giờ, tổng lƣợng bức xạ trung bình ngày đạt mức 280 - 320 cal/cm2/ngày.

* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 86%, cao nhất lên tới 93%

Bảng 2.4: Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm (%)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Tĩnh

Gia 89 91 93 91 85 81 79 85 87 85 84 85 86 Thanh

Hóa 86 88 90 88 84 82 81 85 86 84 83 83 85 (Ngu n: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn t nh Thanh Hóa)

* Gió, bão: Do nằm ở vị trí gần biển Đông nên là cửa ng đón gió bão, gió mùa Đông Bắc và các luồng gió từ biển Đông tràn vào. Tốc độ gió ở đây khá mạnh, trung bình năm đạt từ 1,8 - 2,2 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đo đƣợc trong bão lên tới trên 40m/s và trong gió mùa Đông Bắc là 25 m/s. Các luồng gió từ phía Tây tràn đến, nhưng ảnh hưởng ở mức độ yếu hơn.

22

* Thiên tai: Chủ yếu là gió bão, rét đậm, rét hại, mƣa lụt và đôi khi cũng có hạn hán xảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

b) T ủy văn

- Trên địa bàn huyện có các sông chính chảy qua đó là các sông:

* Sông Bạng: bắt nguồn từ vùng núi Huôn (Bò Lăn - Nhƣ Thanh) chảy qua cùng núi Tĩnh Gia, qua Khoa Trường ra biển ở Cửa Bạng. Toàn sông dài 34,5 km (trong đó 18 km miền núi), diện tích lưu vực 236 km2 (trong đó miền núi chiếm quá nửa). Sông ngắn, dốc, lớp phủ thực vật nghèo nàn, phân phối dòng chảy trong năm cũng như nhiều năm biến động rất lớn, vùng cửa sông chịu ảnh hưởng triều mặn.

- Trong địa bàn huyện chiều dài sông khoảng 23km, với diện tích lưu vực khoảng 130 Km2. Sông Bạng đổ ra biển ở cửa Bạng.

* Sông Yên (Sông Ghép): nằm ở phía cực Bắc Tĩnh Gia, làm ranh giới với huyện Quảng Xương, sông Yên đổ ra biển ở cửa Ghép.

- Sông Yên bắt nguồn từ vùng Nhƣ Xuân (ở độ cao 100 - 125 m) len lỏi qua vùng rừng rậm rạp, xuôi về đồng bằng Nông Cống, Quảng Xương rồi ra biển ở cửa Hải Ninh (lạch Ghép). Sông dài 89 km, trong đó hơn một nửa chảy qua vùng rừng núi.Diện tích lưu vực 1.850 km2 (trong đó 900 km2 là vùng núi). Sông Yên còn có tên sông Mực, trên thƣợng nguồn gọi là sông Hàn.

- Trong đó, chiều dài sông trong địa bàn huyện khoảng 14km, diện tích lưu vực khoảng 145Km2.

* Sông Thị Long: Bắt nguồn từ Nghĩa Đàn (Nghệ An), dài 504 km, diện tích lưu vực 309 km2 chảy qua các vùng Tĩnh Gia, Nông Cống đổ vào sông Yên ở ngã ba Tuần. Nằm ở khu vực mưa lớn thượng nguồn dốc, nhiều đồi trọc, ảnh hưởng triều mạnh, lũ tập trung rất nhanh và rút chậm gây ra úng ngập rất nghiêm trọng.

Sông ở phía tây bắc huyện Tĩnh Gia, làm ranh giới với huyện Nông Cống và Nhƣ Thanh.

Trong địa bàn huyện chiều dài sông khoảng 26 km, diện tích lưu vực khoảng 15Km2.

23

* Sông Kênh Than: Là hệ thống sông Nhà Lê thời xƣa, có chiều dài khoảng 23km, sông Kênh Than nối từ sông Ghép tới sông Bạng.

Ngoài các lưu vực tiêu thoát nước chính trên, trên địa bàn huyện còn có một số sông, suối nhỏ tiêu thoát nước cho các lưu vực nhỏ khác.

Các sông trong huyện đa số đều bị nhiễm mặn, lợ. Chỉ có sông Kênh Than và một số sông, suối từ các hồ lớn là nước ngọt.

Bên cạnh hệ thống sông ngòi, trên địa bàn huyện cũng có kênh Xước từ núi Xước ở xã Mai Lâm, chảy đổ vào cửa Bạng, có 46 đập hồ lớn nhỏ. Trên địa bàn Tĩnh Gia cũng có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn ở Tân Trường, Trường Lâm.

Hệ thống sông ngòi, kênh, hồ nước là những yếu tố giải quyết cho những nhu cầu tưới tiêu, thủy lợi. Đồng thời, có thể phát triển dịch vụ du lịch sông nước.

Nhìn chung, hệ thống tiêu thoát nước mưa (nhất là thoát lũ) của huyện đang còn kém, các sông thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường nên vấn đề tiêu thoát lũ càng trở nên khó khăn hơn, chính vì vậy cần có các biện phát bảo vệ các cửa sông, lạch, đồng thời có các biện pháp khơi dòng, nạo vét nhằm tăng tiết diện dòng chảy của các sông, suối để đảm bảo tiêu thoát nước mưa (đặc biệt là tiêu thoát khi có lũ). Ngoài ra cần có các biện pháp mở nâng cao khả năng điều tiết nước của các hồ trên địa bàn huyện (vừa có tác dụng điều hoà dòng chảy, vừa có tác dụng trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt).

Vùng huyện Tĩnh Gia là khu vực hay bị ngập úng ở các xã ven biển. Đặc điểm của hệ thống sông suối trong khu vực là ngắn, dốc bắt nguồn từ phía Tây đổ ra biển. Khi ra gần đến biển phần lớn bị các cồn cát chạy song song với bờ biển chặn lại do đó trong mùa lũ thường khó tiêu thoát và gây ngập úng cho các xã ven biển.

Trong khu vực do điều kiện địa hình nên có rất nhiều hồ đập thủy lợi có dung tích lớn vừa và nhỏ có khả năng về nguồn nước cho nông nghiệp, sinh hoạt vừa có khả năng điều tiết lũ nhƣ hồ Yên Mỹ và một số hồ đập nhỏ khác.

4. T ổ n ưỡn

Theo tài liệu điều tra nghiên cứu bổ sung xây dựng bản đồ Thổ nhƣỡng phục sụ sản xuất và quản lý tài nguyên đất của tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1/100.000, thổ nhƣỡng huyện Tĩnh Gia đƣợc chia làm 7 nhóm đất chính sau (hình 2.2)

24

- N óm đất phù sa: là những dải đất hẹp chạy theo các triền sông , hạ lưu các con sông suối do quá trình bào mòn rửa trôi ở đầu nguồn nhờ dòng chảy đƣa xuống, nhóm đất này thích nghi cho sản xuất nông nghiệp. Đất phù sa khu vực nghiên cứu gồm 5 loại:

+ Đất phù sa được bồi chua, đất thường có màu nâu hoặc màu nâu nhạt, đất có độ phì nhiêu khá, có thể trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất phù sa không đƣợc bồi chua.Tầng đất mặt có màu nâu xám hoặc xám nâu, xuống các tầng dưới có màu xám nhạt hoặc xám vàng loang lổ. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình đến thịt nặng ở lớp đất mặt, xuống sâu các tầng dưới có nơi thành phần cơ giới là cát pha, đất phù sa không đƣợc bồi chua sử dụng trồng lúa hoặc lúa màu.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Phân bố ở địa hình vàm cao hoặc. Đất có khả năng thoát nước tốt, quá trình rửa trôi trọng lực trong phẫu diện đất xảy ra mạnh, thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng chua đến ít chua.

+ Đất phù sa glây: đất chua, hàm lƣợng mùn và N tổng số khá, do đất ngập nước thường xuyên nên xác CHC khoáng hóa chậm. Đất có ĐPN tiềm tàng cao, có tính đệm khá, nhƣng hàm lƣợng chất dinh dƣỡng dể tiêu thấp, đặc biệt P,K thấp

+ Đất phù sa ngòi suối đất hình thành do sự lắng đọng của phù sa suối, nên thành phần cơ giới thường thô, nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Độ phì tự nhiên tùy từng nơi rất khác nhau, nhƣng nói chung đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lƣợng mùn trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo

- N óm đất mặn: Đƣợc phân ra 2 loại là đất mặn ít và trung bình (M) và đất mặn nhiều (Mn), tập trung chủ yếu ở ven biển hoặc cửa sông, phân bố ở các xã Hải Hà, Hải Thƣợng, Tĩnh Hải, Hải Bình.

+ Đất mặn ít và trung bình có thành phần cơ giới nhẹ, hình thành từ những sản phẩm phù sa bị nhiễm mặn. Đất có màu nâu tím nhạt ở tầng đất mặt, xuống các tầng dưới có màu nâu xanh hoặc xám xanh, có độ phì nhiêu trung bình

+ Đất mặn nhiều thường chứa các chất dinh dưỡng trung bình đến khá.

Thành phần cơ giới trung bình

25 - Nhóm bãi cát cồn cát và đất cát ven biển (C)

+ Đất cát ven biển hình thành ở ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển, phân bố ở các xã Hải Ninh, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Bình Minh..

+ Cồn cát trắng thường phân bố ở sát biển. Đây là loại đất chưa phát triển, cá tầng chưa phân biệt rỏ ràng, gần như đồng nhất từ trên xuống dưới. Về thành phần cấp hạt, chủ yếu là các cấp hạt 0,05-2 mm: chiếm từ 86-95%, nên có thể sử dụng để xây dựng được, ít chua, ĐPN rất thấp, giữ nước giữ màu kém

- N óm đất xám: Nhóm đất này gồm 2 loại: Đất xám bạc màu trên phù sa cổ và đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát

Lớp đất trên mặt (tầng canh tác) có màu trắng hoặc xám trắng là tầng đặc trƣng của đất xám bạc màu, tầng này cón có tên gọi là tầng bạc màu. Tầng bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không có kết cấu, rất nghèo các chất dinh dưỡng, chua và thường bị khô hạn phân bố ở Nguyên Bình, Phú Sơn, Phú Lâm, Trúc Lâm, Tùng Lâm, Mai Lâm, Trường Lâm…

- N óm đất đỏ vàng: gồm 3 loại: Đất đỏ vàng trên đá cát, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá vôi. Phân bố ở Tân Trường, Trường Lâm, Phú Sơn…

- N óm đất t un lũn do sản phẩm dốc tụ. Loại đất này có diện tích rất nhỏ, phân bố chủ yếu ở những khu vực thung lũng hoặc chân đồi tạo thành các dải hẹp. Đất có màu nâu xám, nâu vàng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dƣỡng nhƣng vẫn đƣợc sử dụng chủ yếu vào trồng lúa, hoa màu, đƣợc phân bố ở Phú Sơn

- N óm đất xói mòn trơ sỏi đá. Đất xói mòn trơ sỏi đá hình thành do hoạt động khai thác và đổ thải than, làm mất đi tầng canh tác. Nhóm đất này chiếm diện tích tương đối lớn ở khu vực khai trường phía đông thành phố Hạ Long, khu vực đồi núi phía bắc thị xã Cẩm Phả, đƣợc phân bố ở Anh Sơn, Các Sơn, Nguyên Bình…..

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 23 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)