Đặc điểm các vùng địa môi trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 86)

CHƯƠNG 3. CÁC TIỂU VÙNG ĐỊA MÔI TRƯỜNG, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

3.1. CÁC TIỂU VÙNG ĐỊA MÔI TRƯỜNG - CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO KHÔNG GIAN

3.1.2. Đặc điểm các vùng địa môi trường

Dựa vào các tiêu chí và nguyên tắc phân vùng địa môi trường. Lãnh thổ huyện Tĩnh Gia được phân thành 2 tiểu vùng địa môi trường: Tiểu vùng địa môi trường lưu vực sông Bạng, và tiểu vùng địa môi trường lưu vực sông Yên.

a) Đặc điểm tiểu vùn địa môi trườn lưu vực sông Yên Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Địa hình của vùng khá bằng phẳng, hình thành khu vực địa hình đồng bằng đất đai màu mỡ với nhiều con sông chạy qua. Khu vực địa hình đồng bằng bao gồm địa hình của một số xã giáp với vùng bán sơn địa có khả năng phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày như Hải Ninh, Triêu Dương, Ngọc Lĩnh, Hải Hòa…Một số xã thuộc khu vực phía Bắc huyện nhƣ: Các Sơn, Anh Sơn, Thanh Sơn, Hùng Sơn, Thanh Thủy đất đai màu mỡ, lại có hệ thống sông lạch chạy qua thích hợp việc trồng cấy lúa. Khu vực ven biển địa hình thấp có xu hướng nghiêng ra biển tạo ra khả năng hình thành và phát triển khu kinh tế nuôi trồng thủy hải sản đánh bắt cá gần và xa bờ.

Tài nguyên của vùng hạn chế: Có đá chịu lửa - nguyên liệu sản xuất đá sáp xuất khẩu, đá xây dựng các loại ở Tân Dân, Ngọc Lĩnh, Định Hải. Ngoài ra còn có cát thủy tinh, cát xây dựng ở khu vực ven biển.

Thổ nhưỡng: Trên lưu vực sông Yên có mặt 5 nhóm đất chính. Thổ nhưỡng vùng sông Yên đa dạng nhiều loại đất nhƣng đều là loại đất nghèo mùn, độ khoáng Hóa kém.

Đặc điểm kin tế - xã ội

Cƣ dân sinh sống trong khu vực chủ yếu nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, trồng lúa, phát triển lâm nghiệp. Trong khu vực các nghề truyền thống đang đƣợc duy trì và phát triển lâu đời thu hút nhiều lao động tham gia tập trung ở các xã Hải Thanh, Hải Bình, Hải Châu cụ thể nhƣ:

Làng nghề nước mắm: Được duy trì và phát triển ở làng Do Xuyên, Ba Làng (Hải Thanh), hơn 100 năm nay đã thu hút hàng trăm lao động có thu nhập ổn định.

Tại xã Hải Bình, Hải Châu và một số xã bãi ngang nhƣ Ninh Hải, Hải Lĩnh, Hải Ninh đã có nhiều cơ sở sản xuất nước mắm được thành lập và phát triển, hàng hóa có tên sản phẩm được bảo hộ như nước mắm Thanh Hương, nước mắm Hải Châu.

71

Làng nghề sản xuất muối: Thu hút nhiều lao động ở xã Hải Thƣợng, Hải Châu, Hải Bình.

Làng nghề sản xuất đá (đá xây dựng, đá Sáp xuất khẩu) phát triển ở các xã Hải An, Ngọc Lĩnh, Tân Dân.

Nghề mộc dân dụng ( Ngọc Lĩnh, Hải Bình), đan lát, chắp bẹ chuối

Nghề sửa chữa ngƣ cụ, sửa chữa máy móc, tàu thuyền phục vụ cho đánh bắt thủy hải sản tại xã Hải Thanh, Hải Bình.

Ngoài ra còn các nghề sản xuất đá, cát, sỏi sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành nghề hỗn hợp như: sửa chữa ô tô, xe máy, các phương tiện vận tải.

Giao thông vận tải:

Mạng lưới giao thông vận tải khu vực khá đa dạng, tạo điều kiện cho đi lại và trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế.

- QL 1A là tuyến giao thông huyết mạch chạy suốt phần đồng bằng

- Đường sắt: Cũng giống như tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam chạy suốt phần đồng bằng của lưu vực. Ðây cũng là một tuyến giao thông quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng.

- Giao thông nông thôn: Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông miền núi có bước phát triển đáng kể.

Vấn đề môi trường chính

1. Ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản

2. Hoạt động nông nghiệp quản lý chƣa triệt để đối với rác thải do sử dụng thuốc bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật

3. Hầu hết các xã của vùng còn nghĩa địa đang rải rác khắp nơi, không tuân thủ theo quy định, gây ô nhiễm môi trường (môi trường nước).

4. Rác thải rắn ở các tiểu vùng chỉ đƣợc thu gom với tỷ lệ thấp b) Đặc điểm tiểu vùn địa môi trườn lưu vực sông Bạng

Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Lưu vực sông Bạng là một lưu vực độc lập có đầy đủ các dạng địa hình:

Đồng bằng ngập nước, đồng bằng ven biển, vùng đồi và vùng núi cao. Các dạng địa hình này kế tiếp nhau tạo nên bề mặt địa hình của lưu vực rất đa dạng. Các dạng địa hình chính trên lưu vực như sau:

72 Địa hình đ i núi

Dạng địa hình đồi núi xen kẽ giữa núi đá vôi và đồi đất tập trung chủ yếu ở xã Nghi Sơn, Phú Lâm, Tân Trương, Trường Lâm; dạng địa hình đồi núi đất tạp trung ớ các xã Nguyên Bình, Trúc Lâm, Tùng Lâm, Mai Lâm, Hải Thƣợng, Hải Hà; dạng địa hình núi đảo tập trung ở Nghi Sơn, Hòn Mê. Địa hình này có độ dốc 25-300, dốc dạng mái nhà, xen kẹp giữa đồi núi là các thung lũng lòng chảo, phần địa hình hình này chiếm khoảng 29-30% diện tích toàn lưu vực. Loại địa hình này phù hợp với cây lâm nghiệp và phát triển kinh tế vườn rừng.

Địa hình đ ng bằng:

Dạng địa hình này nằm ở trung lưu sông Bạng có cao độ từ +15 đến +3,0 chủ yếu tập trung ở các xã Tân Trường, Trường Lâm, Tùng Lâm, Trúc Lâm, Nguyên Bình, thị trấn Tĩnh Gia và các xã thuộc khu tưới kênh Nam Yên Mỹ. Do sự phát triển lưu vực ở thượng nguồn sông Bạng nên dạng đồng bằng này hẹp ngang và chạy dài theo dòng chảy các suối chính. Độ dốc đồng bằng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nằm sát với núi cao. Dạng địa hình này chiếm khoảng 30% diện tích lưu vực, hiện đang được sử dụng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đây là vùng tập trung đông dân cư nhất trong lưu vực.

Địa hình vùng cát ven biển.

Có 2 dải cát ven biển thuộc lưu vực sông Bạng là dải chạy dọc theo kênh Than từ Ninh Hải đến Hải Thanh phía Tây kênh Than và vùng cát nằm phía Hữu sông Bạng bao gồm Hải Bình, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm.

Dạng địa hình này là giếng cát ven biển gờ sừng trâu dốc về phía biển và sông.

Cao độ biến đổi từ +4,5 +2,5. Dạng địa hình này do sự xô đẩy cát biển và bào mòn rửa trôi của nước tạo thành. Địa hình này thường thấy ở dải ven biển Thanh Hóa, Nghệ An. Dạng địa hình này cũng là nơi tập trung đông dân cƣ và là vùng sản xuất cây màu là chủ yếu.

Địa hình trũng

Địa hình lưu vực sông Bạng nhìn chung có dạng lòng chảo, đáy chảo là khu trung lưu của lưu vực tạo thành vùng đất thường xuyên ngập nước và chịu ảnh

73

hưởng của nước thuỷ triều. Đặc điểm dạng địa hình này là ngày ngập nước 1 lần và khô bộ mặt 1 lần. Khu tập trung chủ yếu là ven đường quốc lộ 1A và dọc theo dòng chảy của sông Bạng. Cao độ thấp nhất là -1,5 và cao độ cao nhất là +0,5. Dạng địa hình ngập nước này chiếm tới 650ha. Địa hình này đang được sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây sú vẹt, đước để bảo vệ đất.

Đặc điểm thổ n ưỡng

Trên lưu vực sông Bạng có mặt 30 loại đất chính thức thuộc 5 nhóm đất chính, ở vùng đồng bằng có 4 nhóm đất: đất cát ven biển, đất nhiễm mặn, đất phù sa, đất bạc màu và vùng miền núi là nhóm đất đồi núi bạc màu tầng phủ mỏng. Nhìn chung, thổ nhƣỡng vùng sông Bạng đa dạng nhiều loại đất nhƣng đều là loại đất nghèo mùn, độ khoáng Hóa kém. Trên loại đất này muốn canh tác cho sản lƣợng cao cần phải đầu tư nhiều phân hữu cơ và có chế độ cung cấp nước hợp lý.

Tài nguyên: Tài nguyên khoáng sản của vùng còn nghèo nàn; Có mỏ trì, kẽm ở Tân Trường; mỏ đá vôi cung cấp cho ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng ở xã Tân Trường, Trường Lâm, Tùng Lâm; Cát đen, cát xây dựng, cát thủy tinh ở Nguyên Bình, Mai Lâm; Sét làm xi măng, làm gạch ở Trường Lâm, Các Sơn.

Đặc điểm kinh tế - xã hội:Vùng lưu vực sông Bạng là vùng kinh tế quan trọng của huyện Tĩnh Gia, trong những năm gần đây do có sự đầu tƣ rất lớn vào khu kinh tế Nghi Sơn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện Tĩnh Gia nói chung và vùng sông Bạng nói riêng. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm thời kỳ 2008÷2012 đạt 30,7%, cao hơn nhiều so với bình quân thời kỳ 2001÷2005 (đạt 12%). Trong đó:

Sử dụng đất nông nghiệp:

Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng diện tích tự nhiên trong vùng là 25016,6 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 55,4%, đất phi nông nghiệp chiếm 29,5%, đất chưa sử dụng và đất mặt nước ven biển chiếm 15,1%.

74

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất lưu vực sông Bạng năm 2012

TT Loại đất Diện tích

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25.016,6

I Diện tích đất nông nghiệp 13.815,5

1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.529,7

1.1 Diện tích cây hàng năm 4.195,9

- Đất lúa 3.058,1

- Diện tích cây hàng năm khác 1.137,7

1.2 Cây lâu năm 333,9

2 Đất nuôi trồng thủy sản 469,2

3 Đất làm muối 86,0

4 Diện tích đất lâm nghiệp 8.728,1

5 Đất nông nghiệp khác 2,5

II Diện tích đất phi nông nghiệp 7.427,7

III Diện tích đất chƣa sử dụng 3.773,4

IV Đất mặt nước ven biển 0,0

Ngu n: Thống kê sử dụng đất - Phòng ài nguyên và Môi trường huyện ĩnh Gia Tr ng trọt:

Ngành trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nông nghiệp.

Năm 2012 tỷ trọng trồng trọt chiếm tới gần 71,9% giá trị sản xuất nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp là 13.815,5ha, đất trồng cây hàng năm là 4.195,9ha (đất trồng lúa 3.058,1ha và đất trồng cây hàng năm khác là 1.137,7 ha).

Chăn nuôi

Do có điều kiện thuận lợi về phát triển chăn nuôi nhƣ: Diện tích đất lâm nghiệp khá rộng, diện tích bãi bồi ven sông lớn và ngành trồng trọt phát triển nên ngành chăn nuôi của vùng cũng phát triển khá mạnh.

Lâm nghiệp

Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng có 8.728,1ha, chiếm 35,1% so với diện tích đất tự nhiên. Rừng trong vùng đƣợc phân theo 2 loại: Rừng sản xuất có diện tích là 3.400,37 ha, rừng phòng hộ có diện tích 5327,71 ha.

hủy sản

- Về nuôi trồng thủy sản: Theo thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 469,8 ha, trong đó nuôi trồng thủy sản nước mặn - lợ là 337 ha, nước ngọt 132,7 ha. Những năm gần đây diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ giảm mạnh do chuyển đổi diện tích đất cho khu kinh tế Nghi Sơn.

75

- Về khai thác, đánh bắt thủy sản: Tổng số tàu phương tiện khai thác dịch vụ hầu cần nghề cá đạt 1.893 chiếc, số lƣợng và chất lƣợng các tàu cũng đƣợc cải thiện, đặc biệt là những tàu đánh bắt xa bờ. Trên địa bàn đã thành lập đƣợc các tổ sản xuất trên biển bao gồm 16 đội của Hải Bình, 10 tổ của xã Nghi Sơn và 33 tổ của Hải Thanh. Nhờ vậy khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đạt sản lƣợng lớn và phát triển nguồn lợi thủy sản trên biển.

- Về chế biến thủy sản: Nghề khai thác chề biền thủy sản phát triển mạnh, sản phẩm với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, chất lƣợng cũng không ngừng được nâng cao. Nhờ vậy các sản phẩm hải sản của của vùng từng bước được tiếp cận với thị trường nước ngoài Trong vùng có một cơ sở chế biến Hải sản là Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại Hải Bình thuộc xã Hải Bình. Ngoài ra ở các vùng lân cận có nhiều các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đầu tƣ dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài như: Công ty cổ phần chế biến Long Hải, Công ty TNHH Lê Hồng Phát...

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Hiện trạng khu kinh tế Nghi ơn:

Theo quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007, khu kinh tế Nghi Sơn dự kiến sẽ trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với tổng diện tích là 18.611ha. Nhờ địa thế thuận lợi và chính sách ƣu đãi đầu tƣ của Chính phủ, đến cuối năm 2013 khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút 72 dự án đầu tư trong nước và 7 dự án đầu tư nước ngoài, với vốn đầu tƣ là 14.214 triệu USD. Một số dự án lớn, quan trọng đã đƣợc cấp phép đầu tƣ nhƣ: Dự án khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là khu tích hợp đầy đủ cả lọc và hóa dầu có quy mô tầm cỡ thế giới tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tƣ 9 tỷ USD, công suất giai đoạn I là 8,4 triệu tấn dầu thô/năm; dự án trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn có công suất 1800MW, nhà máy xi măng Nghi Sơn, dự án đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp và luyện cán thép Nghi Sơn…

Trong số 79 dự án đang đầu tư trên địa bàn, đã có 32 dự án trong nước và 4 dự án vốn FDI đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tƣ gần 32.200 tỷ đồng. Trong đó có một số dự án lớn nhƣ: Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn I với công suất 600MW,

76

nhà máy xi măng Nghi Sơn GĐ1 với công suất 4,3 triệu tấn/năm, Bến cảng tổng hợp số 1, 2 xã Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu 10.000DWT và 30.000DWT…

Các dự án còn lại đang trong quá trình xây dựng và giải phóng mặt bằng.

Tổng diện tích các dự án công nghiệp đã hoạt động và đang xây dựng trên địa bàn hiện nay là 1.312ha, đạt 44% so với diện tích quy hoạch các khu công nghiệp đến năm 2020 và đạt 34% so với quy hoạch đến năm 2030.

Hiện trạng cụm công nghiệp, làng ngh :

Ngoài khu kinh tế Nghi Sơn, trên địa bàn còn một số cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề đang hoạt động, gồm:

- Cụm công nghiệp Nguyên Bình có diện tích 5ha với ngành nghề cơ khí, may mặc

- Làng nghề sản xuất nước mắm tại Hải Thanh: Hiện nay trên địa bàn xã Hải Thanh có 2 tổ hợp tác đã xây dựng được thương hiệu nước mắm truyền thống là hợp tác Sơn Thơm, tổ hợp tác Biên Thơm. Nhờ duy trì và phát huy tốt truyền thống sản xuất nước mắm trên 100 năm, 2 tổ hợp tác đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động trên địa bàn.

- Làng nghề sản xuất đá: Với hơn 10 cơ sở sản xuất khai thác trên địa bàn xã Trường Lâm và Tân Trường. Nhờ có nguồn vật liệu ổn định, doanh số hằng năm các cơ sở sản xuất này lên tới hàng trăm tỷ đồng/năm.

Ngoài các làng nghề truyền thống, trong khu vực đang phát triển các làng nghề mới đƣợc du nhập trong những năm gần đây nhƣ nghề chế biến thủy hải sản ở các xã Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn, nghề mộc dân dụng ở Nguyên Bình, Hải Bình, nghề sản xuất đá lạnh bảo quản hải sản ở Hải Bình, Hải Thanh, Xuân Lâm, Nghi Sơn…Các cơ sở sản xuất mới đang tạo công việc và thu nhập ổn định cho người dân thuộc khu kinh tế Nghi Sơn, khi mà diện tích canh tác hiện nay đã đƣợc thu hồi để sản xuất công nghiệp.

Giao thông vận tải:

- Giao thông đường bộ: Vùng nghiên cứu mạng lưới giao thông tương đối phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng Hóa và phát triển kinh tế trong vùng dự án. Giao thông đường bộ trong vùng gồm có những tuyến đường chính:

77

+ Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch chạy suốt phần đồng bằng của lưu vực. Đây là tuyến đường quan trọng tạo điều kiện thuận tiện cho việc giao thông giữa các huyện, thị xã đến Thành phố Thanh Hóa và các tỉnh lân cận

+ Các tuyến giao thông quan trọng khác như: Đường tỉnh lộ 513, Đường 2B, Đường từ Xuân Lâm đi Tĩnh Hải, Đường từ quốc lộ 1A đi Cảng cá Hải Thanh và đường Xuân Lâm đi Phú Sơn,…tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng.

+ Giao thông nông thôn: Mạng lưới giao thông nông thôn liên xã, liên thôn đƣợc mở rộng và xây dựng mới hoàn chỉnh theo qui hoạch. Đến nay đã có 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm xã. Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông miền núi có bước phát triển đáng kể, tuy nhiên đường đến các thôn, bản chủ yếu vẫn là đường đất, chật hẹp, chất lượng thấp, mùa mưa đi lại khó khăn.

- Đường sắt: Cũng giống như tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam chạy suốt phần đồng bằng của lưu vực. Ðây cũng là một tuyến giao thông quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng.

- Giao thông đường thủy: Trong vùng có nhiều tiềm năng phát triển giao thông đường biển. Trên địa bàn có 3 cảng: Cảng nước sâu, Cảng chuyên dùng ở Nghi Sơn, cảng cá ở Hải Thanh và có sông Lạch Bạng chảy qua. Nhìn chung vận tải thủy trong vùng là rất lớn nhƣng thời gian qua chƣa đƣợc khai thác đáng kể.

Vấn đề môi trường chính

1. Khu dân cƣ nông thôn và đô thị: Lƣợng rác thải sinh hoạt thải ra trên địa bàn hàng chƣa đƣợc thu gom vào bãi rác tập trung.

2. Ô nhiễm từ hoạt động du lịch

3. Ô nhiễm môi trường khi triển khai phát triển đô thị, phát triển CN, VLXD 4. Nạn chặt phá rừng, đốt rừng, chuyển diện tích rừng sang phát triển công nghiệp đã gây ra mất cân bằng sinh thái cảnh quan khu vực.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)