THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 3. CÁC TIỂU VÙNG ĐỊA MÔI TRƯỜNG, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

3.2.1. Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý về môi trường

Công tác quản lý về môi trường đã đạt được thành quả nhất định về nhiều mặt: cơ cấu tổ chức đã cơ bản hoàn thiện, các thể chế, chính sách thực hiện nghiêm túc, nguồn lực tài chính đƣợc đầu tƣ, các công tác chuyên môn đã quan tâm đúng mức. Đã ban hành các quy định, quyết định về quản lý và bảo vệ môi trường tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các ngành kinh tế và công tác bảo vệ môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ.

Công tác đánh giá tác động môi trường và và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được chú trọng và dần hiệu quả. Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm là một trong các nhiệm vụ quản lý về bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Công tác thu gom và xử lý rác thải tại các đô thị và một số khu vực nông thôn có nhiều tiến triển theo hướng tích cực, hình thành nhiều mô hình người dân tham gia thu gom rác thải. Một số khu vực trọng điểm huyện Tĩnh Gia, công tác thu gom rác thải luôn đƣợc chú trọng và đạt đƣợc nhiều kết quả, tỷ lệ thu gom rác thải đã đƣợc nâng cao. Một số bãi chôn lấp, xử lý rác thải không hợp vệ sinh dần đƣợc thay thế và có quy hoạch thay thế.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường cũng được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm thực hiện thường xuyên và có hiệu quả tốt.

3.2.2. Những bất cập và thách thức trong công tác quản lý môi trường a. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ nhƣng có thể nhận thấy rằng việc triển khai các quy định, quyết định của Chính phủ còn chậm; hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tuy đã được kiện toàn một bước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra; đội ngũ cán bộ thiếu về số lƣợng và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là ở cấp huyện, cấp xã; những bất

80

cập này sẽ càng trở nên gay gắt, bộc lộ rõ khi triển khai đầy đủ các nội dung của Luật Bảo vệ môi trường 2005. Tổ chức quản lý về bảo vệ môi trường của các ngành chƣa có nhiều chuyển biến; vẫn còn tình trạng chồng chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số ngành và các cơ quan quản lý cấp địa phương;

sự phối hợp giải quyết các vấn đề.

b. Về mặt thể chế, chính sách

- V chính sách, pháp luật v bảo vệ môi trường

Các văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều, khoản của Luật Bảo vệ môi trường ban hành chậm. Việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường còn rất hạn chế và nhiều bất cập (nhiều loại thuế, phí môi trường cần thiết chưa có;

thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và trong khai thác khoáng sản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc); còn rất thiếu các chính sách nhằm ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ môi trường, thúc đẩy xã hội hóa công tác môi trường...

- V tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật v bảo vệ môi trường

+ Thực hiện kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg nhìn chung chƣa đạt được tiến độ đề ra. Một số địa phương thiếu quan tâm, đôn đốc việc thực hiện ở cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Các cơ sở còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của tỉnh;

một số cơ sở cố tình không thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm do mình gây ra.

Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc xử lý ô nhiễm triệt để mặc dù đã đƣợc ban hành, lồng ghép vào trong các văn bản pháp luật có liên quan song việc tổ chức triển khai trên thực tế còn bất cập, kém hiệu quả. Nhiều cơ sở hoạt động phục vụ mục đích công ích chƣa đƣợc cấp kinh phí và hỗ trợ các điều kiện cần thiết để xử lý.

Các quy định của pháp luật về đầu tƣ còn thiếu những quy định cụ thể về cơ chế hỗ trợ đầu tƣ đối với các dự án xử lý ô nhiễm triệt để; dẫn đến những lúng túng trong quá trình hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư xử lý ô nhiễm cũng nhƣ việc giải quyết các khó khăn về thiếu vốn.

+ Công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn vẫn gặp nhiều khó khăn, kết quả còn hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Phí nước thải công

81

nghiệp thu đƣợc đạt rất thấp so với thực tế. Việc trích nộp từ thu phí để bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường ở địa phương gặp vướng mắc về cơ chế tài chính nên không giải quyết đƣợc.

+ Về công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM) còn hạn chế nên chất lƣợng thẩm định chƣa cao; việc theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, cùng với ý thức chấp hành của các doanh nghiệp còn yếu kém nên kết quả thực hiện báo cáo ĐTM còn nhiều hạn chế. Việc xã hội Hóa dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM còn lúng túng. Năng lực, điều kiện về tổ chức và con người để thực hiện xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của cấp huyện, cấp xã còn nhiều khó khăn, bất cập và hạn chế.

+ Về kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và khắc phục sự cố môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn thiếu và chưa đồng bộ; việc phân loại chất thải tại nguồn tuy đã đƣợc quan tâm nhƣng còn khó khăn trong triển khai thực tế; công tác quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại ở các đô thị, khu công nghiệp và nhiều địa phương còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn. Đến nay, vẫn thiếu nhiều các cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích giảm thiểu chất thải tại nguồn, tái chế, tái sử dụng chất thải và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, xử lý chất thải.

+ Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở tỉnh ta còn mỏng về lực lƣợng và hạn chế về năng lực; chƣa đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết và chưa được bố trí kinh phí tương xứng để hoạt động. Hoạt động kiểm tra, thanh tra chưa được triển khai thường xuyên, các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được xử lý kịp thời, thỏa đáng. Các chế tài xử phạt chƣa đủ độ răn đe ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

+ Công tác quan trắc và thông tin môi trường mặc dù đã được quan tâm trong thời gian gần đây song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiễn. Vốn đầu tƣ xây dựng hệ thống quan trắc môi trường còn thấp, chưa có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cho hoạt động quan trắc và phân tích môi trường. Số lượng các điểm và tần suất quan trắc hàng năm của mạng lưới quan trắc, nhất là ở các đô thị, lưu vực sông

82

trong tỉnh còn ít và mỏng nên chƣa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống tự quan trắc môi trường ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp còn rất yếu. Việc xã hội Hóa công tác quan trắc môi trường chưa được đặt ra một cách đúng mức.

+ Công tác truyền thông về môi trường tới các hộ gia đình, người dân (nhất là đồng bào dân tộc, các vùng sâu, vùng xa) còn hạn chế, trong nhiều trường hợp còn chưa thật hiệu quả. Mặc dù nhận thức về bảo vệ môi trường trong toàn xã hội đã có chuyển biến, nhưng chưa đầy đủ và đúng mức; vẫn còn tư tưởng coi trọng lợi ích cục bộ, trước mắt về kinh tế mà không chú ý đến lợi ích lâu dài về môi trường;

các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn phổ biến, thậm chí đến mức báo động. Ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường trong xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp thấp.

c. Về mặt tài c ín c o đầu tư côn tác ảo vệ môi trường

+ Đầu tư cho công tác bảo vệ môi môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường mới bắt đầu thực hiện, nên có những bất cập và khó khăn. Công tác xây dựng kế hoạch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều nhiệm vụ chi còn dàn trải, chƣa tập trung thỏa đáng vào các trọng tâm, trọng điểm. Việc đa dạng hóa các nguồn vốn khác, ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường mặc dù đã được quan tâm, nhưng chưa có các cơ chế, chính sách, pháp luật quy định cụ thể. Nguồn ngân sách cho công tác này còn hạn chế dẫn đến kinh phí quan trắc môi trường hàng năm phải phân bổ ưu tiên từng hạng mục, thiếu trang thiết bị, máy móc. Ngành tài chính chƣa tham khảo ngành TNMT nên chƣa có kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ BVMT thuộc chức năng đƣợc giao.

d. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường

Hoạt động giám sát chất lượng môi trường tại các doanh nghiệp cũng như các địa phương trên toàn tỉnh mới chỉ đạt được những kết quả ban đầu qua việc thanh kiểm tra các doanh nghiệp hay lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường tại các huyện, thành phố. Các doanh nghiệp gây khó khăn cho việc giám sát môi trường.

Chưa thiết lập mạng lưới quan trắc hàng năm; công tác thẩm định báo cáo môi trường còn mang tính thủ tục chưa nghiêm túc nhất là công tác hậu ĐTM.

Quản lý chất thải rắn chƣa hợp lý, chƣa có quy hoạch cụ thể các bãi rác. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư chưa được đầu tư.

83 e. Về nguồn lực, sự tham gia của cộn đồng

Chưa tạo lập kênh thông tin giữa người dân - cơ quan quản lý,để chính người dân là hệ thống giám sát cho cơ quan quản lý. Chƣa có cơ chế chia sẻ lợi ích với người dân khi cung cấp thông tin. Tại các rừng đầu nguồn chưa có cơ chế giúp đỡ người dân có sinh kế bền vững để chính họ sẽ không xâm hại tài nguyên rừng và giúp các nhà quản lý bảo vệ rừng; Đưa giáo dục môi trường vào các trường học còn hạn chế; chưa có chế độ khuyến khích chia sẻ lợi ích với những người dân khi cung cấp thông tin giúp cơ quan quản lý môi trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)