Thực trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

2.3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA

2.3.2. Thực trạng môi trường không khí

a) N uồn c ín ây ô n iễm từ oạt độn côn n iệp và tiểu t ủ côn n iệp:

Các hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí:

- Công nghiệp cũ: các cơ sở công nghiệp được xây dựng trước đây đều là các cơ sở vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, chỉ một số cơ sở có thiết bị lọc bụi, đa số cơ sở sản xuất chƣa có thiết bị xử lý độc hại. Các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ thường phân tán, nhiều cơ sở vẫn nằm trong nội thành, nội thị. Các nhà máy cũ thường dùng than, dầu FO để làm nhiên liệu đốt nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Công nghiệp mới: một số cơ sở công nghiệp mới đƣợc đầu tƣ tập trung vào các KCN, CCN, làng nghề. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở mới vẫn đƣợc xây dựng ở các vị trí riêng rẽ và chƣa xử lý triệt để các khí thải độc hại nên đã gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

- Làng nghề, tiểu thủ công nghiệp: các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí cục bộ.

- Các khu công nghiệp (nhà máy xi măng, nhà máy lọc dầu…) là những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Khí thải tại các nhà máy của khu công nghiệp khi gặp điều kiên thích hợp không chỉ ảnh hưởng cục bộ đến người lao động tại khu công nghiệp mà còn gây mùi khó chịu cho nhân dân tại khu vực dân cƣ lân cận.

58

Chất lượng không khí ở các khu dân cư cạnh khu công nghiệp

Bảng 2.14. Chất lượng môi trường không khí tại khu dân cư cạnh KCN

Vị trí quan trắc SO2

g/m3 CO

g/m3 NO2

g/m3 H2S

g/m3

Bụi lơ lửng

g/m3

Bụi silic

g/m3 KDC cạnh NMXM Công

Thanh, KKT Nghi Sơn 344 10658,31 180 < 4 398,7 199 KDC cạnh NMXM nghi Sơn 166 13166,14 140 < 4 396 351,6 KDC làng nghề đá Yên Lâm 128 16302 156 < 4 622 234 QCVN 05 : 2009; TCVN

5949-1998 350 30000 200 180 300 150

Quy chế 02/2003 50 3000 100 - 50-100

(Ngu n: Trung tâm quan trắc môi trường t nh Thanh Hóa) Nhận xét: Qua kết quả phân tích chúng ta có thể nhận thấy, chất lƣợng môi trường không khí tại khu dân cư cạnh khu công nghiệp đã bị ô nhiễm. Với đặc điểm là các cụm công nghiệp, làng nghề nằm xen kẽ vào các khu dân cư. Môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề đang có xu hướng ngày càng bị ô nhiễm nặng, một phần là do các phương tiện vận chuyển vật liệu ra vào ngày càng nhiều trong khi hệ thống giao thông ngày càng xuống cấp, một phần là do các cơ sở sản xuất còn chƣa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Tập trung chủ yếu vào các hơi khí như NO2; SO2 và bụi lơ lửng.

Hình 2.12: Nồng độ bụi lơ lửng minh họa theo mùa qua các năm tại KDC cạnh nhà máy xi măng Nghi Sơn, xã Hải Thƣợng

(Ngu n: Báo cáo hiện trạng môi trường t nh hanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015)

59

Nồng độ bụi lơ lửng tại các vị trí quan trắc ít biến động giữa các đợt quan trắc và tăng vào năm 2014.Chất lượng môi trường không khí trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng ô nhiễm. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm mới chỉ xảy ra cục bộ tại một số điểm. Nền kinh tế của ta đang có những tăng trưởng đáng kể nhưng đồng thời cũng gây nên áp lực đối với môi trường. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển với quy mô lớn. Nếu không có biện pháp kiểm soát thích hợp thì đây chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Bên cạnh đó giao thông vận tải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường.

) N uồn c ín ây ô n iễm từ oạt độn Giao t ôn vận tải:

Trong những năm gần đây, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh. Khí thải từ giao thông vận tải là một nguồn gây ô nhiễm không khí ở đô thị, nhất là khu thị trấn, thị tứ các huyện. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Trên các tuyến quốc lộ trong tỉnh bị ô nhiễm do bụi, khí CO, hơi xăng dầu phần lớn do hoạt động giao thông vận tải thải ra.

Sự phát triển của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch làm gia tăng phương tiện giao thông, đặc biệt trên những tuyến Quốc lộ quan trọng và những tuyến đường chạy qua các KCN, CCN, làng nghề, lưu lượng xe đã tăng lên một cách nhanh chóng.

Giao thông công cộng chƣa phát triển, chỉ chiếm khoảng 2% nhu cầu vận tải công cộng; số lƣợng ô tô, xe máy không những tăng nhanh mà còn đa dạng về chủng loại. Bên cạnh đó mạng lưới giao thông đô thị chưa phát triển, tỷ lệ đất dành cho giao thông còn thấp, ý thức bảo vệ môi trường của người tham gia giao thông còn thấp đã góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó do tính đa dạng về chất lượng các phương tiện giao thông kết hợp với mật độ tham gia giao thông cao, hoạt động trên các tuyến đường đang được mở rộng và nâng cấp đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí tại nhiều khu vực

60

Các hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt hoạt động vận chuyển than là nguyên nhân chính gây ô nhiễm tiếng ồn trong vùng. Tại hầu hết các nút giao thông quan trắc trong năm 2012 - 2014, độ ồn trung bình đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT. Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm khả năng tập trung dẫn đến làm giảm năng suất lao động, gây trạng thái mệt mỏi, khó chịu và dễ dẫn đến tai nạn lao động.

Bảng 2.15: Thống kê lưu lượng xe giờ cao điểm huyện Tĩnh Gia năm 2015

STT Vị trí quan trắc

Lưu lượng xe giờ cao điểm (xe/h)

Xe máy Ô tô

1 Thị trấn Tĩnh Gia 1.640 755

2 QL1A đường vào NMXM Nghi Sơn 789 570

3 KDC cạnh NMXM CôngThanh 222 120

4 Khu dân cƣ cạnh NMXM Nghi Sơn 576 298

5 Khu dân cƣ làng nghề đá Yên Lâm 228 90

(Ngu n: Trung tâm quan trắc môi trường t nh Thanh Hóa) c) N uồn c ín ây ô n iễm từ oạt độn xây dựn đô t ị, ạ tần kỹ t uật.

Tốc độ đô thị Hóa tăng cao kéo theo các hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống diễn ra khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng nhƣ đào đắp, đập phá công trình cũ, xây dựng công trình mới, vận chuyển vật liệu xây dựng, vệ sinh công trình thường xuyên diễn ra mà không có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, do việc quản lý, sửa chữa hệ thống đường xá, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin, cấp điện không tốt, luôn xảy ra hiện tượng đào và lấp đường, gây mất vệ sinh, ô nhiễm bụi tại khu vực đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống xung quanh.

d) N uồn c ín ây ô n iễm từ oạt độn sin oạt của n ười dân:

Nhiều nơi, các hộ gia đình nghèo vẫn dùng than tổ ong để đun nấu. Hoạt động của các hộ gia đình, việc đun nấu bằng than, dầu, củi cũng góp phần gây ô nhiễm không khí.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)