Phân vùng địa môi trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 3. CÁC TIỂU VÙNG ĐỊA MÔI TRƯỜNG, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

3.1. CÁC TIỂU VÙNG ĐỊA MÔI TRƯỜNG - CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO KHÔNG GIAN

3.1.1. Phân vùng địa môi trường

a) Các tiêu chí phân vùng địa môi trường

Phân vùng địa môi trường nhằm xác định sự phân dị lãnh thổ theo các tiêu chí đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trường, tạo cơ sở đề xuất giải pháp tổ chức không gian sử dụng tài nguyên và BVMT. Mỗi tiểu vùng địa môi trường là một khu vực lãnh thổ cụ thể, được xem như một địa hệ thống bao gồm các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế-xã hội và có tác động qua lại lẫn nhau tạo nên đặc trưng riêng cho phép định hướng, đề xuất giải pháp tổ chức không gian sử dụng tài nguyên và BVMT. Vì vậy, đối với mỗi tiểu vùng cần có mục tiêu bảo vệ, tiêu chuẩn môi trường và các giải pháp riêng được áp dụng khác nhau.

Các tiểu vùng đƣợc phân chia dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Tính đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên

- Tính đặc thù về phát triển kinh tế, khai thác, sử dụng tài nguyên - Tập hợp các vấn đề bức xúc về môi trường và tai biến thiên nhiên

Theo các tiêu chí mang tính nguyên tắc nói trên, huyện Tĩnh Gia đƣợc chia thành 2 tiểu vùng môi trường. Ranh giới các tiểu vùng này được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1:25.000

b) Các nguyên tắc phân vùng địa môi trường

Phân vùng địa môi trường cũng giống như phân vùng địa lý tự nhiên. Phân địa môi trường là sự tổng hợp các tri thức địa lý toàn diện về đất nước, về từng vùng, do đó trở thành khoa học cho bất cứ công tác sản xuất hay xây dựng nào.

Việc lựa chọn các nguyên tắc phân vùng cũng gặp nhiều khó khăn do hiện nay trên thế giới chƣa có sự nhất trí hoàn toàn về vấn đề khoa học này do tính phức tạp của phân vùng địa môi trường và sự non trẻ của khoa học này. Khi phân vùng

68

địa môi trường phải xét đến các thành phần tự nhiên như địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, thực vật, động vật trong mối liên hệ chặt chẽ mặc dù chúng rất khác nhau về tính chất và phân bố.

Một số nguyên tắc phân vùng địa môi trường như sau:

Nguyên tắc khách quan: là nguyên tắc quan trọng nhất trong phân vùng địa môi trường. Theo nguyên tắc này, trong phân vùng địa môi trường phải cố gắng phát hiện ra các vùng địa môi trường (các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên) tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người. Như vậy, hệ thống phân vùng phải phản ánh các quy luật khách quan của tự nhiên, không phụ thuộc vào mục đích của công tác phân vùng. Do tự nhiên phân hóa rất phức tạp nên việc phát hiện ra các địa tổng hợp lãnh thổ rất khó, các sơ đồ phân vùng lãnh thổ của nhiều tác giả khác nhau thường rất khác nhau dẫn đến tính chủ quan và kinh nghiệm trong công tác phân vùng. Do vậy, tuân theo nguyên tắc khách quan, tin tưởng ở sự tồn tại của các địa tổng hợp sẽ cho phép vạch ra các vùng có thực ở ngoài tự nhiên, qua đó nâng cao giá trị khoa học và thực tiễn của công tác phân vùng.

Nguyên tắc phát sinh: đòi hỏi khi phân vùng phải phân tích các quy luật phân hóa khách quan đã hình thành nên các đơn vị phân vùng ấy, phải xem xét chúng đƣợc phát sinh từ lúc nào, do nguyên nhân gì, hiện nay đang phát triển ra sao và trong tương lai sẽ như thế nào. Có nắm được quy luật phát sinh và phát triển của các thể tổng hợp mới có thể điều khiển, sử dụng chúng một cách hợp lý và hiệu quả.

Khi áp dụng nguyên tắc phát sinh phải phân tích chi tiết và cụ thể diễn biến của hai quy luật phân hóa địa lý tự nhiên cơ bản là quy luật địa đới và phi địa đới và nhất là mối quan hệ tương hỗ giữa hai quy luật mâu thuẫn thống nhất đó. Tuy nhiên, hai quy luật này không có hàm liên hệ và chỉ có quan hệ tương quan nên tác động của chúng rất phức tạp. Các địa tổng hợp lãnh thổ do đó rất khó xác định vì ranh giới các thể tổng hợp địa đới và phi địa đới nhiều khi không khớp với nhau về mặt lãnh thổ, nhất là các cấp cao trong hệ thống phân vị. Do đó, khi phân vùng phải xem xét cẩn thận tác động tổng hợp của hai nhân tố địa đới và phi địa đới và phải khéo léo phát hiện kết quả tác động tổng hợp của hai nhân tố nhƣ trên. Do tính phức tạp của phân tích này nên khi sử dụng nguyên tắc phát sinh người ta thường sử dụng

69

phương pháp xét theo nhân tố trội hay nhân tố chủ đạo. Nhân tố trội là nhân tố chi phối mạnh nhất các đặc điểm tự nhiên của mình, thường là nhân tố bền vững và thể hiện rõ ở ngoài tự nhiên. Nhân tố trội đại diện cho quy luật phi địa đới là nhân tố kiến tạo - địa mạo và đại diện cho quy luật địa đới là nhân tố bức xạ - hoàn lưu. Tùy theo nhân tố trội mà hệ thống phân vùng có thể có một số thay đổi.

Nguyên tắc tổng hợp: Nguyên tắc tổng hợp đòi hỏi phải tính toán đến tất cả các yếu tố, tránh cho phân vùng địa lý tự nhiên cho dù có theo một nhân tố chủ đạo cũng không biến thành phân vùng riêng của yếu tố chủ đạo đó.

Nguyên tắc đ ng nhất tương đối: cho thấy các vùng địa môi trường vừa thống nhất lại vừa phức tạp. Thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần nhƣng vẫn có sự phân hóa nội bộ khiến cho mỗi vùng lại có thể chia ra thành các đơn vị nhỏ hơn cũng nhƣ có thể ghép các đơn vị nhỏ thành các đơn vị lớn theo nguyên tắc từ dưới lên. Như thế, một vùng địa môi trường vừa bao gồm nhiều đơn vị nhỏ vừa là một thành phần của hệ thống cấp cao hơn. Cấp càng cao, lãnh thổ càng rộng thì mức độ đồng nhất chỉ có tính chất chung nhất, cấp càng nhỏ, lãnh thổ càng hẹp thì đồng nhất càng cao, dựa vào các chỉ tiêu chi tiết cụ thể.

Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: coi các vùng địa môi trường như là những đơn vị lãnh thổ cụ thể, không lặp lại trong không gian và thời gian, nhƣ thế không thể có hai vùng địa môi trường hoàn toàn giống nhau. Do đó, mỗi vùng địa môi trường đều có ranh giới khép kín, phân biệt hẳn với các vùng lân cận, mỗi vùng không thể bao gồm những bộ phận rời rạc, phân cách nhau về mặt lãnh thổ. Nguyên tắc này cho phép phân biệt phân vùng với phân kiểu, bởi các đơn vị phân kiểu thường có sự lặp lại trong không gian và xen kẽ trong một vùng.

Như vậy, công tác phân vùng địa môi trường thực chất là phát hiện các địa tổng hợp lãnh thổ tương đối đồng nhất, có ranh giới khép kín và hình thành do kết quả tác động tương hỗ giữa các yếu tố thành phần, dưới ảnh hưởng của các nhân tố địa đới và phi địa đới trong sự phân hóa khách quan của các điều kiện địa lý tự nhiên. (Nguyễn Thục Nhu (2005)[18])

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)