CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2.2.4. Hiện trạng sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội
Trong tổng diện tích đất tự nhiên của Tĩnh Gia, đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích. Được phân bố cụ thể như bảng 2.10 dưới đây.
Bảng 2.10: Biến động đất giai đoạn 2005 -2015
TT Loại đất Diện tích
(ha) 2005
Diện tích đến 1/1/2012
Tăng (giảm) năm 2012 so với
2005
Diện tích (ha) năm
2015
1
Đất nông nghiệp - Đất SX nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp - Đất nuôi trồng TS
- Đất làm muối
26.943,0 11.519,6
24.011,38 1.092,0
320
26.535,23 10.536,02
15.049,32 783,13
151,40
-407,77 -983,58
1037,94 -308,87
-168,60
34.313,10 12.729,70
19.523,34 1.805,00
252,56 2 Đất phi nông
nghiệp 9.691,19 13.179,19 3.488,0 9.114,93
3 Đất chƣa sử dụng 9.529,21 6.113,53 -3.415,68 2.305,58 4 Tổng 45.828,67 45.828,63 --- 45.733,61
Ngu n: Phòng thống kê huyện ĩnh Gia
39
Theo số liệu thống kê ở bảng 2.10. So với năm 2005, năm 2012 đã có biến động đất nhƣ sau:
Đất nông nghiệp giảm 407,77 ha trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp giảm 983,58. Đất nuôi trồng thủy sản giảm 308,87, Đất làm muối giảm 168,6 ha. Trong khi đó đất lâm nghiệp tăng 1.037,94 ha
- Đất dành cho sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Ngọc Lĩnh, Trúc Lâm, Hải Nhân, Định Hải, Nguyên Bình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch vùng lúa tập trung của huyện và đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển khu vực trồng lúa cao sản, bảo đảm lương thực cho toàn huyện và phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến và chăn nuôi. Đất trồng màu tập trung chủ yếu vào địa phận của một số xã Hải Ninh, Triêu Dương, Ngọc Lĩnh, Hải Nhân, Nguyên Bình, Xuân Lâm, Tùng Lâm, An Hải, Tân Dân, Hải Bình, Ninh Hải, Hải Hoà, Bình Minh, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn. Tính chất đất đai thích hợp cho việc trồng chủ yếu là lạc, ngô, vừng, khoai tây, đậu tương, các loại dưa, khoai lang và rau sạch.
- Đất ao hồ, thuỷ sản tập trung chủ yếu ở khu vực các xã vùng ven biển.
Loại đất này hiện đang đƣợc sử dụng để nuôi tôm theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp.
- Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở địa phận của 13 xã: Tùng Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn, Định Hải, Tân Trường, Trường Lâm, Hải Nhân, Nguyên Bình, Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, Mai Lâm, Trúc Lâm. Nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp này đã và tiếp tục giúp cho Tĩnh Gia hình thành khu vực kinh tế rừng, bao gồm các khu chuyên canh cây nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy của tỉnh, khu chuyên canh trồng cây ăn quả, cây mía nguyên liệu, kết hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.
Đất phi nông nghiệp tăng 3.488 ha, trong đó
- Đất chuyên dùng là 6787,83 ha, tăng 2.422,87 ha. Đất sử dụng cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 1.689,8 ha - tăng 1306,1 ha, đất quốc phòng tăng 17,49 ha.
40
- Đất ở là 3.723,27 ha - tăng 1014,02 ha, đất đô thị tăng 0,33ha, đất ở nông thôn tăng 1013,69 ha.
- Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng giảm -290,95 ha
- Đất chƣa sử dụng năm 2012 còn 6113,53 ha, giảm 3.415,68 ha so với năm 2005, trong đó đất bằng chƣa sử dụng còn 2.235,25 ha, giảm 1.171,65 ha, đất đồi núi chƣa sử dụng còn 3878,28 ha, giảm 2.244,03 ha.
So với quy hoạch đến năm 2015 trước đây, diện tích đất nông nghiệp đã giảm nhanh hơn so với dự báo nhiều, đất phi nông nghiệp lại tăng nhanh hơn, đất chưa sử dụng giảm so với tốc độ tương đương dự báo trong quy hoạch. Điều đó là do tốc độ công nghiệp hóa đƣợc đẩy mạnh hơn dự báo, khu kinh tế Nghi Sơn đƣợc triển khai nhanh hơn dự kiến quy hoạch. Đến nay, diện tích đất chƣa sử dụng, đặc biệt là đất bằng chƣa sử dụng còn lại khá hơn (hơn 2000ha). Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới.
41
42
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, huyện đƣợc tỉnh và trung ƣơng tập trung hỗ trợ giải quyết một số nhu cầu bức thiết về kết cấu hạ tầng. Trong thời gian qua, huyện đã triển khai chương trình nâng cấp, sửa chữa các trường học, hoàn thành các công trình chuyển tiếp và các công trình thuộc chương trình 135.
Huyện đã đầu tƣ xây dựng một số công trình trọng điểm phục vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn như công trình các công trình đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương, cứng hóa các đường giao thông nông thôn.
Giao thông
Hệ thống đường bộ: phân bố tương đối hợp lý, khép kín và liên hoàn đảm bảo việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa đến tận các điểm dân cư trong toàn huyện.
Ngoài quốc lộ 1A dài hơn 35 km, các tuyến đường chính đã được đầu tư nâng cấp nhƣ tuyến từ Chợ Kho đi Nông Cống, tuyến từ Tân Dân đi Yên Mỹ, tuyến nối từ Quốc lộ 1A đi đường Hồ Chí Minh, tuyến đi khu công nghiệp Nghi Sơn.... Ngoài ra hệ thống đường nông thôn cũng đã được đầu tư nâng cấp. Về mật độ và phân bố của mạng lưới giao thông đường bộ toàn huyện là tương đối hợp lý, đã và đang phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời góp phần vào tăng thu ngân sách cho địa phương.
Tuy nhiên, để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại Hóa nông nghiệp, nông thôn thì hệ thống đường bộ cần được đầu tư nâng cấp nền đường, mặt đường với chiều rộng đủ lớn, nền đường được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông để chống sạt lở nhất là ở vùng đất cát pha thường hay bị hủy hoại về mùa mưa. Hệ thống kỹ thuật đi kèm nhƣ cống rãnh, bến xe cũng phải đƣợc đầu tƣ.
Giao thông đường thủy: với bờ biển dài hơn 42 km chạy từ Bắc vào Nam là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy của huyện.
Huyện hiện có các cảng chính:
- Cảng chuyên dụng của nhà máy xi măng Nghi Sơn.
- Cảng nước sâu, năng lực bốc xếp 1.000 - 3.000 nghìn tấn/năm.
- Cảng cá Lạch Bạng.
43
Đây là một trong những thế mạnh của Tĩnh Gia, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Giao thông đường sắt: Tĩnh Gia có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, khổ đường 1,435 m với 3 nhà ga là ga Văn Trai, ga Khoa Trường và ga Trường Lâm.
Trong những năm tới để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì huyện phải đầu tư mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông, vì thế mà nhu cầu về đất giao thông sẽ tăng đáng kể.
Thuỷ lợi
Trên địa bàn của huyện, hệ thống kênh mương đã được thiết kế quy hoạch và đầu tư xây dựng tương đối tốt, đã và đang phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước tưới được lấy từ hồ Yên Mỹ vào các trạm bơm tạo nguồn.
Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, trong những năm qua đã đầu tư bê tông hóa được trên 200 km kênh mương các loại. Để phục vụ việc cung cấp nước thì hệ thống kênh mương của huyện, đặc biệt là vùng đất cát pha cần phải được đầu tư để kiên cố hóa vì rất dễ bị phá hủy về mùa mưa và thẩm lậu nước rất lớn.
Năn lượng - ưu c ín viễn thông
Nguồn điện của huyện được cung cấp từ lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, nguồn điện hiện nay vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân nhất là vào giờ cao điểm. Hệ thống lưới điện đã phủ khắp trên địa bàn toàn huyện, 100% các hộ dân cƣ đã dùng điện sinh hoạt. Nhu cầu về điện năng trong tương lai rất lớn đặc biệt là khu công nghiệp Nghi Sơn.
Thực trạng phát triển văn hóa - xã hội Văn Hóa
Hoạt động văn Hóa của huyện phát triển tương đối tốt cả về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức. Các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện tới cơ sở đƣợc tổ chức tốt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn Hóa ở khu dân cƣ đƣợc đẩy mạnh.
Lễ hội: Các lễ hội truyền thống đƣợc tổ chức mang đam đà bản sắc làng quê, gắn với tín ngưỡng tâm linh, di tích lịch sử truyền thống của địa phương. Lễ hội diễn ra đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo lƣợng khách tham dự, phát huy các trò chơi, trò diễn của địa phương, đảm bảo an toàn, tiết kiệm.
44
Về thông tin liên lạc, tất cả các xã, thị trấn đã đƣợc phủ sóng truyền hình và hệ thống loa truyền thanh....
Phong trào xây dựng làng, đơn vị, gia đình văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ phát triển; trong 5 năm có 92 làng, đơn vị và 02 xã, thị trấn khai trương xây dựng đơn vị văn hóa. Đến tháng 8 năm 2010 toàn huyện có 238 làng, đơn vị, cơ quan văn hóa; trong đó 17 đơn vị đạt danh hiệu văn hóa cấp tỉnh, 121 đơn vị đạt danh hiệu văn hóa cấp huyện, 74,3% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Nhìn chung các hoạt động thể thao của huyện tương đối phát triển, tuy nhiên cơ sở vật chất, kinh phí đầu tƣ ở cơ sở còn rất hạn chế, chƣa phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương.
Y tế
Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước đƣợc nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc đƣợc đào tạo bồi dƣỡng cả chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đƣợc thực hiện có hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 270 cơ sở y tế, trong đó: 1 bênh viện, 01 trung tâm y tế huyện và 34 trạm xá tại các xã, thị trấn và 234 cơ sở tƣ nhân có đăng ký. Tổng số giường bệnh có 380 giường với 621 cán bộ y tế.
Đến tháng 8 năm 2010 toàn huyện có 19/34 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 90% các trạm y tế có bác sỹ. Hoạt động y tế dự phòng và kế hoạch hóa gia đình được tăng cường. Chủ động phòng, ngăn chặn kịp thời, không để dịch bệnh nguy hiểm xẩy ra. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 0,88%.
Việc kiểm tra và kiểm soát tại các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn chƣa thường xuyên, một số đại lý tùy tiện nâng giá thuốc, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Chất lƣợng một số dịch vụ y tế còn yếu; cơ sở vật chất của một số trạm y tế xã còn thiếu thốn do vậy trong thời gian tới cần đƣợc đầu tƣ nâng cấp, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế.
45
Bảng 2.11: Thực trạng y tế trên địa bàn huyện Tĩnh Gia
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2008 2009 2010 2012
Số trạm y tế Trạm 34 34 34 34 34
Trung tâm y tế huyện TT 1 1 1 1 1
Số cơ sở khám chữa bệnh Cơ sở 37 172 175 175 175
Số giường bệnh Giường 320 370 345 345 345
Tổng số cán bộ y tế Người 276 305 302 302 302 Y, Bác sĩ trở lên Người 176 236 263 263 263
Ngu n: Niên giám thống kê huyện ĩnh Gia Giáo dục đào tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện ngày càng phát triển, chất lƣợng dạy và học từng bước được nâng lên, giữ vững và phát huy truyền thống dạy giỏi, học giỏi. Hàng năm có nhiều học sinh giỏi các cấp đạt giải cấp tỉnh và huyện. Quy mô, loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em. Tỷ lệ huy động số cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo trong độ tuổi ngày càng tăng.
Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Xã hội hóa giáo dục có chuyển biến, bước đầu đã huy động toàn xã hội vào chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục.