CHƯƠNG 3. CÁC TIỂU VÙNG ĐỊA MÔI TRƯỜNG, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ
Việc hoạch định không gian quản lý nhà nước về môi trường nhằm phân chia thành các vùng quản lý phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của vùng. Các giải pháp được nêu cụ thể trong từng không gian, tuy nhiên việc quản lý trên tòa lãnh thổ sẽ có các giải pháp chung nhƣ sau:
- Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý môi trường về số lượng cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong các bậc học.
- Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, tạo kênh thông tin giữa nhà quản lý và người dân để người dân là “tai, mắt” của cơ quan quản lý; giao đất giao rừng để người dân trồng và bảo vệ vừa là bảo vệ môi trường vừa tạo sinh kế cho người dân.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các loại thiên tai, tai biến thiên nhiên;
- Đầu tư các khu xử lý rác, xây dựng hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với các sở ban ngành: công thương, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế, công an, ... cùng tham gia quản lý môi trường.
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý của địa phương phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, triển khai các văn bản cấp trung ương.
Hiện nay vấn đề quản lý môi trường huyện Tĩnh Gia vẫn áp dụng theo các chính sách, văn bản pháp luật chung cho toàn khu vực. Tuy nhiên đặc điểm tự nhiên huyện có sự phân dị r nét giữa 3 khu vực đồng bằng, ven biển, đồi núi. Cƣ dân của huyện dân tộc kinh chiếm đa số, bên cạnh đó có một lƣợng nhỏ dân tộc thiếu số, phong tục tập quán sinh hoạt của các dân tộc khác nhau, dẫn đến cách thức khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường khác nhau. Chính vì vậy để quản lý môi trường hiệu quả theo tiếp cận địa lý cần có những biện pháp sau:
91
Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tƣ duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với môi trường, đặc biệt là nơi có dân tộc thiếu số sinh sống, trình độ nhận thức kém, lạc hậu.
Đối với khu vực đồi núi cần thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng. Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái. Đặc biệt đối với tiểu vùng lưu vực sông Bạng. Cần có biện pháp môi trường thỏa đáng khi thu hẹp diện tích rừng để phát triển công nghiệp.
Đối với khu vực ven biển: tổ chức thu gom rác thải tại bãi biển, vỉa hè, công viên; cắm các biển báo kêu gọi người dân không xả, vứt rác bừa bãi, đồng thời công khai các mức xử phạt đối với các hành động xả rác bừa bãi nơi công cộng. Trong đó tiểu vùng lưu vực sông Bạng với bãi tắm Hải Hòa đang được đầu tư và thu hút nhiều khách thăm quan nghỉ dưỡng. Cần tuyên truyền giáo dục ý thức người dân có hành vi ứng xử thân thiện với môi trường như không vất rác bừa bãi.
Đối với khu vực đồng bằng: giải pháp để bảo vệ môi trường nông thôn thông dụng nhất hiện nay mà các hộ gia đình cần làm đó là nên có thùng chứa rác và tự phân loại rác, chôn lấp hoặc bỏ đúng nơi quy định để đội vệ sinh mang đi chôn lấp hoặc xử lý tập trung để làm phân hữu cơ bón cho cây, hoặc đồng ruộng. Nước thải và phân trong chăn nuôi cần đƣợc xử lý bằng cách xây hầm biogas, phân phải đƣợc ủ trước khi sử dụng, không thải trực tiếp nước, phân và chất thừa thải thẳng ra môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp, nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hãy thu vỏ chai, lọ, vỏ bao đựng đến nơi quy định để xử lý. Nên tăng cường sử dụng phân xanh, phân hữu cơ tại chỗ kết hợp với phân Hóa học, không nên dùng phân tươi bón trực tiếp cho rau xanh, hoa mầu để phát tán ra môi trường.
Bên cạnh các giải pháp chung cho toàn huyện, đối với từng tiểu vùng địa môi trường cần có những biện pháp quản lý môi trường như sau
92
Đối với tiểu vùng địa môi trường lưu vực sông Yên, với sự phát triển của quần cƣ nông thôn, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Vấn đề quan tâm là vệ sinh nông thôn, xử lý rác thải nông nghiệp. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong vệ sinh nông thôn, áp dụng phát triển nền nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với tiểu vùng địa môi trường lưu vực sông Bạng: đặc điểm nổi bật là sự phát triển mạnh mẽ của khu kinh tế Nghi Sơn cần có những biện pháp sau:
- Di chuyển các xí nghiệp công nghiệp rải rác về các cụm, khu công nghiệp tập trung, đối với các làng nghề và các cụm tiểu thủ công nghiệp cần có biện pháp xử lý nước thải, khí thải tốt hơn.
- Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu công nghiệp - nước ngấm từ bãi xử lý CTR, nghĩa trang tập trung cần xây dựng hệ thống thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học
- Cần áp dụng chính sách ƣu đãi đầu tƣ thích đáng đối với các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường ( công nghệ tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, công nghệ sạch, công nghệ tái chế..)
- Cần tuyên truyền sâu rộng về hiệu quả của các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm của các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước để khích lệ các cơ sở sản giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp gồm: Hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải, khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác…phải được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.
- Riêng về hệ thống thoát nước phải được tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa; đồng thời hệ thống thu gom, thoát nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các cơ sở và bảo đảm khả năng thoát nước thải của khu công nghiệp; vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước khu công nghiệp và đặt bên ngoài phần
93
đất của các cơ sở. Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, có biển báo, có sàn công tác diện tích tối thiểu là một (01) m2 và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.
- Ngoài ra diện tích cây xanh trong phạm vi khu công nghiệp tối thiểu chiếm 10% tổng diện tích của toàn bộ khu công nghiệp.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh khí thải, tiếng ồn phải đầu tƣ, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, giảm thiểu tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.