CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.Phân tích công việc
1.2.3. Tuyển dụng nhân lực
Là quá trình thu hút người có trình độ phù hợp vào tổ chức trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu, kế hoạch nhân lực, lựa chọn lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc trong các ứng viên xin việc rồi sắp xếp hợp lý nhân viên vào các vị trí, bộ phận khác nhau trong tổ chức.
Tuyển dụng nhân lực gồm 2 khâu là tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực.
Tuyển mộ nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút nhân lực. Tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá, lựa chọn và quyết định nhân lực phù hợp trong số những người
đã thu hút ở quá trình tuyển mộ. Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra trong bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Quá trình tuyển chọn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nhân lực.
Tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để có thể hoàn thành công việc được giao và nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuyển chọn những người có tâm huyết, năng nổ, nhiệt tình, có trách nhiệm, kỷ luật lao động, trung thực, gắn bó với công việc và doanh nghiệp.
Quy trình tuyển dụng gồm nhiều bước, mỗi bước được xem như là một rào cản để sàng lọc, loại bỏ các ứng viên không phù hợp để cuối cùng chọn ra những nhân lực phù hợp nhất với công việc. Quy trình tuyển dụng bao gồm các bước sau
Sơ đồ 1 1: Quy trình tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp (Nguồn: Giáo trình quản trị nhân lực - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Bước 3: Lập kế hoạch tuyển dụng.
Bước 2: Phân tích đánh giá nhu cầu Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng.
Bước 4: Tổ chức tuyển dụng.
Bước 5: Quyết định tuyển dụng.
Bước 6: Hợp đồng thử việc.
Bước 7: Đánh giá kết quả, ký hợp đồng.
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng
Nhu cầu tuyển dụng thường phát sinh khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, lập kế hoạch kinh doanh mới hay bù đắp lượng nhân lực thiếu hụt do nghỉ hưu, chuyển việc.
Bước 2: Phân tích đánh giá nhu cầu
Dựa vào yêu cầu tuyển dụng, tiến hành xem xét, đánh giá tình hình thực tế tại các bộ phận đó như chỉ tiêu kế hoạch được giao, khối lượng công việc từng bộ phận, mức độ hoàn thành kế hoạch được giao tình hình nhân lực thực tế tại các bộ phận đó. Sau khi xem xét đánh giá nếu nhu cầu chưa thực sự cần thiết thì lập báo cáo rõ nguyên nhân không cần tuyển dụng, nếu nhu cầu thực sự cần thiết, tiến hành lập kế hoạch tuyển dụng.
Bước 3: Lập kế hoạch tuyển dụng
Đây là một bước quan trọng trong công tác tuyển dụng, bao gồm việc chuẩn bị những thông tin, tài liệu cần thiết, xác định nguồn tuyển dụng, lựa chọn người tiến hành tuyển dụng, lựa chọn hình thức tuyển dụng phù hợp.
+ Chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết: cần chuẩn bị những thông tin cần có trong hồ sơ của ứng viên, phiếu đánh giá, các bài thi viết, trắc nghiệm hay các bài thi mô phỏng tình huống bám sát vào tiêu chí tuyển dụng, chuẩn bị thông báo tuyển dụng, thư mời ứng viên. Những thông tin này thực sự cần thiết làm cơ sở để nhà tuyển dụng tuyển chọn được những người phù hợp nhất.
+ Nguồn tuyển dụng: gồm nguồn nội bộ (bên trong) và bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn nội bộ là những người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp, việc tuyển dụng những người bên trong doanh nghiệp thực chất là chuyển đổi, bố trí lại công việc sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, tận dụng tối đa nguồn nhân lực, việc chuyển đổi công tác lên vị trí cao hơn còn tạo ra động lực để nhân viên trong doanh nghiệp cố gắng làm việc hiệu quả hơn; nguồn bên ngoài doanh nghiệp là những người mới đến nộp đơn tuyển dụng vào doanh nghiệp.
+ Lựa chọn hình thức tuyển dụng: nhà tuyển dụng có thể lựa chọn một hay kết hợp các phương pháp tuyển dụng sau: thi viết, phỏng vấn, trắc nghiệm tâm lý, phương pháp mô phỏng tình huống. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng nhà tuyển dụng cần dựa vào tiêu chí và nhu cầu tuyển dụng để đưa ra được phương pháp tuyển dụng thích hợp.
+ Lựa chọn người tiến hành tuyển chọn: thông thường người tiến hành tuyển dụng thường là một hội đồng gồm các thành viên như: Giám đốc doanh nghiệp, Trưởng phòng nhân sự, chuyên gia trong lĩnh vực cần tuyển, nhân lực phụ trách trực tiếp nếu ứng viên trúng tuyển.
+ Thời gian, địa điểm tiến hành tuyển dụng: Là điều mà nhà tuyển dụng cũng phải cân nhắc kỹ càng, nếu để ứng viên chờ đợi quá lâu, địa điểm tuyển dụng không được sạch sẽ hay không chuẩn bị chu đáo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trong cuộc thi của ứng viên.
Bước 4 : Tổ chức tuyển dụng
Tiến hành thông báo nhu cầu tuyển dụng trên các phương tiện thông tin và giao nhiệm vụ cho các bộ phận trong công ty có liên quan đến việc tuyển dụng. Tiếp nhận và chọn lọc hồ sơ: nghiên cứu lý lịch, hồ sơ cá nhân so sánh với bảng tiêu chuẩn công việc, phát hiện những điểm không rõ ràng trong hồ sơ, lập danh sách ứng viên phù hợp nhất. Tổ chức tuyển dụng dựa vào bản kế hoạch tuyển dụng đã lập để cuộc thi tuyển diễn ra theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Bước 5: Quyết định tuyển dụng
Sau khi trải qua các vòng thi tuyển, các ứng viên trúng tuyển được bộ phận quản lý nhân lực lập hồ sơ trình lãnh đạo cấp cao phê duyệt chuẩn bị cho khâu thử việc.
Bước 6: Hợp đồng thử việc
Bên cạnh việc ký kết hợp đồng thử việc (gồm các điều khoản về thu nhập, phúc lợi, thời hạn, quyền và nghĩa vụ của người lao động...) thì nhà quản trị cũng
cần quan tâm giúp đỡ, giới thiệu về doạnh nghiệp như cơ cấu tổ chức, điều lệ, văn hóa doanh nghiệp...để nhân viên mới sớm hòa nhập với con người và công việc.
Bước 7: Đánh giá kết quả thử việc và ký hợp đồng chính thức
Sau khi hết thời gian thử việc, nhân viên mới phải viết bản báo cáo kết quả thực hiện công việc trong thời gian qua. Cán bộ quản lý có thể đánh giá kết quả thử việc qua các tiêu chí như mức độ hoàn thành công việc, khả năng thích ứng, độ nhạy bén với công việc... nếu đạt kết quả tốt nhân viên mới sẽ được ký hợp đồng chính thức, nếu không sẽ bị loại.