CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
2.3.4. Thực trạng đào tạo và phát triển, nâng cao trình độ cho người lao động tạiTổng công ty
Trong những năm qua Công ty đã chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nhân lực bằng việc tổ chức nhiều lớp đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau như:
2.3.4.1. Đào tạo cho nhân sự sở tại
- Đào tạo tập trung tại thị trường: Đây là hình thức đào tạo do công ty thị trường chủ trì, bao gồm có 2 khóa đào tạo như sau:
+ Đào tạo văn hóa, chuyên môn, nghiệp vu: Đây là hình thức đào tạo dành cho nhân viên mới tuyển dụng người sở tại và nhân viên người sở tại thuộc các ngành dọc với nội dung đào tạo về văn hóa Viettel và đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngành dọc. Hình thức này được tổ chức 3 tháng/ khóa với các giảng viên thuộc ngành dọc thị trường đề xuất.
+ Đào tạo cán bộ để chuyển giao công việc: Hình thức đào tạo dành cho CBCNV người sở tại có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có khả năng tổ chức quản lý. Nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngành dọc nâng cao, bổ sung các kỹ năng mềm (quản lý công việc, tin học văn phòng,…). Hình thức này được tổ chức 6 tháng/ khóa do ban giám đốc công ty thị trường, trưởng ngành dọc thị trường trực tiếp đào đạo
- Đào tạo tập trung tại Việt Nam: Đây là hình thức đào tạo do phòng tổ chức nhân sự của VTG chủ trì, bao gồm 2 loại hình:
+ Đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ: Dành cho CBCNV người sở tại có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ với nội dung đào tạo lý thuyết (văn hóa, tổng quan ngành dọc, lý thuyết chuyên ngành) và đào tạo thực tế tại các đơn vị. Hình thức này tổ chức 3 tháng/ khóa, giảng viên là cán bộ tại VTG, các ngành dọc tại tập đoàn đề xuất.
+ Đào tạo nguồn cán bộ quản lý nhân sự người sở tại: Dành cho CBCNV người sở tại quy hoạch vào ban giám đốc chi nhánh thị trường, trưởng phòng công ty thị trường trở
lên. Nội dung đào tạo nhận thức, kỹ năng (văn hóa, nhận thức, tư duy, cách làm), đào tạo thực tế tại các đơn vị. Cán bộ đào tạo do tập đoàn đề xuất, các khóa học tổ chức 6 tháng/
khóa.
2.3.4.2. Đào tạo cho nhân sự người Việt Nam
- Đào tạo tập trung: Hình thức đào tạo này chủ yếu là đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho lực lượng đi công tác nhiệm kỳ tại thị trường với đối tượng là các CBCNV đi công tác nhiệm kỳ tại thị trường. Nội dung đào tạo chủ yếu là văn hóa thì trường nước ngoài và lý thuyết chuyên ngành, có đi thực tế tại các đơn vị. Hình thức này tổ chức theo nhu cầu thị trường, cán bộ giảng dạy do tập đoàn đề xuất.
- Đào tạo tập trung ngoài giờ làm việc: Đây là hình thức đào tạo với các lớp học về đào tạo nội bộ tổng quan kinh doanh, kỹ thuật, CNTT và kỹ năng cho CBCNV Tổng công ty VTG, được tổ chức 3 tháng/ khóa.
- Cá nhân tự học: Chủ yếu là đạo tạo và tổ chức thi tiếng Anh cho CBCNB Tổng công ty VTG với mục tiêu trên 80% lực lượng CBQL đạt chuẩn Toeic 600 điểm và trên 80% nhân viên, chuyên viên đạt chuẩn Toeic 500 điểm.
Hàng năm Công ty đều dành ra một khoản kinh phí nhất định để triển khai thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng lao động. Nội dung các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực chủ yếu nhằm nâng cao tay nghề cho CBCNV và phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó cũng chú trọng đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, tin học…cho một số CBCNV. Công việc này do bộ phận đào tạo, trực thuộc Phòng tổ chức hành chính đảm trách
Kết thúc các khóa học Công ty đều tổ chức thi và kiểm tra đánh giá một cách khách quan khả năng tiếp thu của các cán bộ công nhân viên tham gia hoặc căn cứ vào kết quả học tập sau thời gian đào tạo. Từ đó đưa ra đánh giá chung về chất lượng đào tạo của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Bảng 2 10: Kết quả đào tạo lao động của Công ty giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Lượt người
STT Các chương trình đào tạo Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Bình quân I Đào tạo cho nhân sự người sở tại
Loại hình Tên khóa 1 Đào tạo tập
trung tại thị trường
Đào tạo văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ
101 224 126 150
2 Đào tạo cán bộ để
chuyển giao công việc
20 43 18 27
3 Đào tạo tập trung tại Việt Nam
Đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ
37 64 31 44
4 Đào tạo nguồn cán bộ
quản lý nhân sự người sở tại
11 24 10 15
II Đào tạo cho nhân sự người Việt Nam
Loại hình Tên khóa 1 Đào tạo tập
trung
Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,
kỹ năng cho lực lượng đi công tác tại thị
trường
33 71 30 45
2 Đào tạo tập trung, ngoài giờ làm việc
Đào tạo nội bộ tổng quan kinh doanh, kỹ thuật, CNTT, kỹ năng
cho CBCNV Tổng công ty VTG
147 276 383 269
3 Cá nhân tự học
Đào tạo và thi tiếng Anh cho CBCNV Tổng công ty VTG
147 276 383 269
Tổng 496 978 981 818
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Tổng cồn ty VTG)
Từ bảng 2.10 ta thấy công tác đào tạo nhân lực của Công ty trong 3 năm qua đã được chú trọng, đặc biệt là việc tổ chức đào tạo và thi tiếng Anh, vì đặc thù của công ty chủ yếu hoạt động ra bên ngoài thị trường quốc tế nên đây là một yêu cầu tối thiểu với các cán bộ công nhân viên của công ty. Công tác đào tạo nhân sự người sở tại và người Việt Nam làm tại nước ngoài cũng được quan tâm, tuy nhiên mức độ còn chưa được cao. Cụ thể, số lượng cán bộ công nhân viên người Việt Nam làm việc tại nước ngoài rất lớn (chiếm khoảng 70%, với con số lên đến 1000 người năm 2014), nhưng số lượng được đào tạo lại không nhiều. Do vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần quan tâm chú trọng đến vấn đề đào tạo nhân sự này hơn.
Như vậy hàng năm Tổng công ty thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ định kỳ do các cán bộ, chuyên viên giàu kinh nghiệm đảm trách và/hoặc mời các giảng viên có uy tín phụ trách lớp học. Nếu CBCNV được Công ty gửi đi đào tạo Công ty (thường là cán bộ chủ chốt) thì Công ty hỗ trợ 100% học phí và được hưởng nguyên lương.
Trong các hình thức đào tạo trên, Công ty còn chú trọng đến hình thức cá nhân người lao động tự đăng ký học dài hạn bên ngoài sau đó Công ty xem xét hỗ trợ học phí.
Công ty chỉ chủ động tổ chức một số lớp học ngắn hạn và cử người lao động đi học còn các lớp dài hạn thì còn ít, chủ yếu tập trung vào các cán bộ chủ chốt.
2.3.4.3. Đánh giá kết quả đào tạo:
Trong tổng số lao động được đào tạo qua các năm gần đây, nam chiếm đến hơn 90%, những người có trình độ từ cao đẳng trở lên được đào tạo nhiều nhất. Nếu xét theo nhóm tuổi thì lao động trong độ tuổi dưới 40 tham gia nhiều đợt đào tạo nhất. Còn những người lao động lớn tuổi thường bị giới hạn nhất định (khả năng tiếp thu, thời gian đi học) nên họ thường ít tham gia vào các lớp học bồi dưỡng, đào tạo.
- Nếu xét về hình thức đào tạo:
+ Việc đào tạo tại công ty đã được xây dựng có hệ thống và có giáo trình chuẩn do
nội bộ công ty phát hành.
+ Việc đào tạo dài hạn do Công ty cử đi học còn hạn chế.
+ Chưa có hình thức kèm cặp tại chỗ bằng cách cử những người có kinh nghiệm kèm cặp người lao động mới được tuyển dụng hoặc tay nghề còn non yếu.
- Nếu xét về nhu cầu đào tạo:
Việc xác định nhu cầu đào tạo nhiều trường hợp chưa chính xác, đào tạo và sử dụng kiến thức được đào tạo chưa được kiểm chứng để đánh giá hiệu quả.
- Nếu xét về việc đánh giá kết quả đào tạo:
Sau mỗi đợt, khóa đào tạo, Công ty chưa tổ chức lấy ý kiến của nhân viên về kết quả đào tạo.Việc không tổ chức lấy ý kiến của nhân viên về kết quả đào tạo sau mỗi đợt, khóa đào tạo sẽ không giúp cho những người tổ chức có kinh nghiệm làm tốt hơn cho những đợt, khóa sau.
Có một thực tế đáng lưu ý tại VTG đó là: Đây là một công ty hoạt động chủ yếu trên thị trường quốc tế, do đó đòi hỏi CBCNV phải có trình độ tiếng Anh cao. Một yêu cầu bắt buộc đối với VTG cho tới hết năm 2015 đó là nâng cao trình độ tiếng Anh của nhân viên để đảm bảo trên 80% lực lượng CBQL đạt chuẩn Toeic 600 điểm và trên 80%
nhân viên, chuyên viên đạt chuẩn Toeic 500 điểm; nhưng thực tế hiện con số này chỉ đạt 50%. Do đó yêu cầu đặt ra ở đây đó là làm sao khắc phục và nâng cao được trình độ tiếng Anh của toàn bộ công nhân viên VTG.
- Nếu xét về tổ chức thực hiện:
Sự phối hợp giữa các bộ phận tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện công tác đào tạo cho đội ngũ lao động còn chưa chặt chẽ. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo bị chồng chéo, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác đào tạo của Công ty. Khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng người lao động chịu sự phân công của phòng TCHC và trưởng các đơn vị, phòng ban trực tiếp quản lý. Phòng TCHC triệu tập người
lao động đi học, trưởng các đơn vị và phòng ban phân công công tác. Vì thế trong cùng một thời điểm người lao động phải thực hiện hai nhiệm vụ. Đây là một trong những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động của Công ty và không đạt được hiệu quả như yêu cầu mong muốn.
- Xét về kinh phí hỗ trợ:
Bảng 2 11 Kinh phí hỗ trợ người lao động khi tham gia các lớp học bồi dưỡng, đào tạo
Hình thức đào tạo Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. CBCNV tự đăng ký học các lớp đào tạo dài hạn
1.1. Dài hạn học vào cuối tuần Không hỗ trợ Không hỗ trợ Không hỗ trợ 1.2. Dài hạn học tập trung Công ty chưa có hình thức này
2. Công ty chủ động tổ chức Hỗ trợ 100% học phí và được hưởng nguyên lương
(Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính) Thông qua bảng trên, ta thấy:
+ Nếu người lao động tự đăng ký đi học dài hạn tập trung theo nguyện vọng cá nhân thì không được hưởng bất kỳ khoản trợ cấp nào
+ Công ty cũng chưa có hình thức cử cán bộ công nhân viên đi đào tạo dài hạn tập trung.
+ Nếu Công ty mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho người lao động thì người lao động được hỗ trợ 100% học phí và được hưởng nguyên lương.