CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ QUỐC
3.2.5. Một số các giải pháp khác
Ngoài các giải pháp nêu trên, VTG cũng nên có thêm một số giải pháp để các hoạt động trong Công tác quản trị nhân sự phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau nhằm giúp cho công tác quản trị nhân sự tại công ty được hoàn thiện hơn.
3.2.5.1. Cần tổ chức tốt việc cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên
Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên là một việc làm rất cần thiết nhằm:
- Cung cấp cho nhân viên những sai sót để kịp thời khắc phục.
- Khuyến khích nhân viên khẳng định những thành tích mà họ đạt được.
- Nhờ cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên chúng ta có thể bổ sung vào các dự án đào tạo nhân viên.
- Cung cấp thông tin phản hồi là làm cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu của Công ty.
Để tổ chức tốt việc cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên, cần tiến hành thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Cần điều tra thu thập thông tin về tình hình thực hiện công việc của nhân viên.
- Bước 2: Đối chiếu với tiêu chuẩn trong Bảng tiêu chuẩn công việc. Tổng hợp những thành tựu đạt được và những tồn tại.
- Bước 3: Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên:
+ Khẳng định những thành tựu nhân viên đã đạt được.
+ Gợi ý để nhân viên tự nêu lên những tồn tại.
+ Bổ sung thêm những tồn tại mà nhân viên chưa nêu lên.
+ Cùng với nhân viên tìm nguyên nhân của những tồn tại, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục, trong điều kiện cần thiết có thể nêu lên những giải pháp hỗ trợ của
Công ty.
+ Gợi ý cho nhân viên cam kết sửa chữa sai sót.
+ Nhấn mạnh việc tin tưởng vào sự cam kết của nhân viên.
3.2.5.2. Tăng cường công tác tạo động lực cho người lao động
Đối với việc thực hiện các chế độ, chính sách để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống Công ty đã thực hiện khá tốt. Tuy nhiên để tăng cường chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi tốt hơn nữa Công ty cần chú ý tới một số điểm sau:
- Về chính sách tiền thưởng: Công ty nên lập một quỹ tiền thưởng riêng, quỹ này được dùng chi thưởng cho tất cả nhân viên, tập thể có thành tích công tác tốt, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Số tiền được thưởng cho các người lao động có thành tích tốt phải có mức giá trị kinh tế cao để người lao động lấy đó làm mục tiêu phấn đấu làm việc tốt hơn nữa. Cần có khoản thưởng nóng nhằm khuyến khích người lao động kịp thời. Hiện nay Công ty trả thưởng theo hàng tháng, quý với các mức theo chức danh. Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đánh giá thành tích, bình xét thi đua…để có sự phân lớp rõ ràng hơn. Việc trả thưởng phải đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
- Đối với phạt, Công ty cần phải thực hiện nghiêm minh đối với công nhân viên không làm tròn trách nhiệm của mình hoặc vi phạm các kỷ luật lao động thì phải chịu các hình phạt theo đúng quy định.
1. Công nhân viên phải đi làm đúng giờ quy định của Công ty, nếu đi trễ quá 3 lần trong 1 tháng thì sẽ bị phạt trừ vào tiền thưởng.
2. Đối với việc ăn cắp, ăn trộm tài sản của Công ty, khai khống thì sẽ bị kỷ luật, bồi hoàn số tiền thiệt hại, nếu nghiêm trọng sẽ bị sa thải.
3. Quy kết trách nhiệm cá nhân đối với những trường hợp làm thất thoát tiền vốn, hư
Việc áp dụng chế độ phạt sẽ giúp cho toàn thể công nhân viên có ý thức kỷ luật hơn trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, Công ty cần phải áp dụng 3 phương pháp tác động đến nhân viên như sau:
Phương pháp giáo dục: Tác động vào nhận thức, tình cảm nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình làm việc của người lao động. Đây là phương pháp vận dụng các quy luật tâm lý để tác động lên người lao động.
Phương pháp kinh tế: Phương pháp này tác động vào đối tượng thông qua lợi ích kinh tế, tạo ra sự quan tâm vật chất của người quản lý đối với nhân viên. Kích thích kinh tế tác động nhạy bén, linh hoạt vào khả năng làm việc nhiệt tình và khả năng sáng tạo của người lao động.
Phương pháp hành chính: Là cách tác động của chủ doanh nghiệp lên tập thể công nhân viên bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc đòi hỏi nhân viên phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử lý theo quy định của doanh nghiệp.
- Về chế độ phúc lợi đối với người lao động: nhìn chung Công ty đã làm tốt các chế độ phúc lợi cho người lao động, đa số cán bộ công nhân viên đều thấy thỏa mãn. Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng về kinh tế thì các khoản phúc lợi cho người lao động cũng cần tăng theo để khuyến khích nhân viên hơn nữa, tuy nhiên để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách, chi sai mục đích Công ty cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản chi này sao cho không lãng phí, đảm bảo chi đúng chi đủ, tạo được sự đoàn kết trong Công ty.
- Về vấn đề cải thiện môi trường và điều kiện làm việc: tạo điều kiện tốt nhất nơi làm việc cho người lao động, tránh tình trạng căng thẳng trong công việc và quan trọng là tạo ra hiệu quả lao động cho công nhân viên.
3.2.5.3. Các biện pháp hỗ trợ để hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty a. Phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với môi trường kinh doanh
- Một trong những vấn đề then chốt mà Công ty cần quan tâm là tạo ra văn hóa tổ
chức phù hợp với các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của Công ty và của các nước bản địa, nâng cao ý thức trách nhiệm và nâng cao quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên, khơi dậy ý thức kỷ luật tự giác, tác phong làm việc nghiêm túc,...
- Ngoài ra, khi hình thành và phát triển văn hóa tổ chức, các nhà lãnh đạo của Công ty cũng cần lưu ý tìm hiểu đặc điểm tâm lý của nhân viên, khám phá xem nhân viên mong đợi gì ở doanh nghiệp, thu hút họ làm việc theo nhóm, biết cầu tiến, thật thà, tích cực tham gia quản lý doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức các hình thức sinh hoạt, tuyên truyền giáo dục về truyền thống và các giá trị văn hóa được đề cao tại Công ty, tạo ra trong nhân viên trào lưu gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình.
b. Áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin
- Ngày nay, công nghệ thông tin đã làm thay đổi bộ mặt cuộc sống. Đối với một doanh nghiệp, công nghệ thông tin giúp quản trị hoạt động SXKD được chính xác hơn, nhanh hơn, khoa học hơn và có hiệu quả hơn. Nếu xét riêng hoạt động quản trị nhân sự tại Công ty, các thành tựu của công nghệ thông tin có thể áp dụng tiêu biểu cho:
- Quản lý CBCNV: Quản lý toàn bộ thông tin của CBCNV từ lúc tuyển dụng, thử việc, trở thành nhân viên chính thức đến khi thôi việc.
- Chương trình tính lương, thưởng...: Giúp tính nhanh, chính xác các khoản tiền lương, thưởng... để trả cho người lao động.
- Chương trình nhắc việc: Đây là chương trình quản lý khối lượng công việc của một người. Công việc này bao gồm việc được phân công và việc của bản thân họ.
Tất cả các công việc đều được “nhắc nhở” ở các trạng thái: Chưa giải quyết, những vấn đề cần phải chuẩn bị để giải quyết, đang giải quyết với mức độ đã hoàn thành là bao nhiêu, thời điểm phải giải quyết xong, đã giải quyết hay không thể giải quyết.
c. Phối hợp với tổ chức Công đoàn động viên người lao động phát huy mọi năng lực thực
Giáo dục động viên người lao động phát huy mọi năng lực
- Tạo niềm tin cho người lao động về tính ổn định của hoạt động SXKD trong Công ty cũng như triển vọng phát triển của Công ty là thuận lợi và bền vững, thu nhập của người lao động hứa hẹn ngày một khả quan. Tất cả những đóng góp của người lao động đều được trân trọng và ghi nhận, người lao động sẽ nhận về cho mình những quyền lợi tương xứng với những gì đã đóng góp.
- Các chính sách, chế độ mà Công ty đang áp dụng đều phù hợp với những quy định hiện hành của Nhà nước. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách, chế độ đều cần có những giải thích rõ ràng, xác đáng và công khai đến người lao động.
- Lãnh đạo Công ty sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhân viên, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của họ, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết năng lực sẵn có. Lãnh đạo đồng hành cùng nhân viên trong mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.
- Kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động
- Thực hiện tốt việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động, trợ cấp độc hại cho nhóm đối tượng làm việc trong các môi trường có nhiều bụi, nguy hiểm,...
- Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho trạm y tế của Công ty, phải thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cho các y bác sĩ phụ trách trạm y tế.
- Liên hệ các bệnh viện có uy tín thực hiện khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động.
- Duy trì chế độ nghỉ điều dưỡng đối với CBCNV cần phục hồi sức lực.
- Thăm hỏi, trợ cấp khó khăn, động viên người lao động khi bị ốm đau.
- Thường xuyên giám sát hoạt động của căng tin phục vụ ăn uống trong Công ty (Nguồn gốc thức ăn và nước uống, cách thức chế biến thức ăn,...). Căng tin phải đảm bảo chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm; người phục vụ phải mặc trang phục, được đưa đi khám chữa bệnh định kỳ;...
d. Đẩy mạnh hoạt động phong trào thể dục thể thao
- Đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung như: Sân bóng chuyền, sân cầu lông... Khuyến khích, động viên CBCNV tham gia chơi bóng chuyền, tập thể dục, chạy bộ,... ngoài giờ làm việc. Từng bước gây dựng phong trào, tạo thành thói quen và hướng đến thành lập câu lạc bộ thể thao trong Công ty.
- Vào các ngày lễ lớn như: 30/4 và 1/5; 2/9;... tổ chức thi đấu các môn thể thao nhằm tạo không khí sôi nổi và sân chơi lành mạnh cho toàn thể CBCNV. Đây cũng là dịp để người lao động giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó.
e. Nâng cao mức sống
Mức sống CBCNV được nâng cao, họ có điều kiện thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần cao hơn, đó cũng là tiền đề giúp họ cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Các biện pháp có thể thực hiện:
Tối ưu hóa định biên lao động. Tổng số lao động nên thấp hơn hoặc tối đa bằng định biên nhưng vẫn đảm bảo hoạt động SXKD được diễn ra trơn tru, kích thích tăng năng suất lao động.
Vận động, tuyên truyền đến từng người lao động để họ có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Giải thích để họ hiểu rằng kết quả thực hiện công việc của từng người có ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả hoạt động chung của toàn Công ty và tác động ngay đến thu nhập của bản thân họ.
Các chế độ đối với người lao động (Tham quan nghỉ mát, trợ cấp khó khăn,...) cần có hướng điều chỉnh tương xứng với tốc độ tăng CPI của nền kinh tế.
f. Cải thiện môi trường làm việc
- Thực hiện trồng và chăm sóc cây xanh, xử lý bụi và tiếng ồn tại nơi làm việc. Hệ thống ánh sáng phải đảm bảo.
- Giáo dục và tuyên truyền trong CBCNV giữ gìn vệ sinh chung, hồ sơ sổ sách phải
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã cho ta thấy được phương hướng phát triển của Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel trong thời gian tới, những nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đối với công tác quản trị nhân lực của Công ty. Cùng với đó là những giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường hiệu quả quản trị nhân lực tại VTG, bao gồm các giải pháp về tăng cường: lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực hiện có; tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhóm giải pháp bảo đảm việc thực hiện các chế độ, chính sách tạo động lực khuyến khích người lao động; nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân lực và một số biện pháp khác; cuối cùng là những kiến nghị đối với bộ máy lãnh đạo của Công ty và một số kiến nghị với Nhà nước về chế độ, chính sách đối với ngành xây dựng nhằm giúp các ngành xây dựng phát triển trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, với những nội dung, kết quả đã được phân tích cho thấy công tác quản trị nhân lực của các doanh nghiệp nói chung và tại Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel nói riêng là vô cùng quan trọng. Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:
Chương 1: Luận văn đã trình bày được lý luận chung về quản trị nhân lực, làm rõ được ý nghĩa, những nhân tố ảnh hưởng, vai trò và những nội dung chủ yếu của công tác quản trị nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp. Những vấn đề về cơ sở lý luận này được sử dụng làm căn cứ phân tích những chương sau.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel đã được đánh giá qua các nội dung như công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng lao động v.v..., qua phân tích đã chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm, cũng như những nguyên nhân gây ra nhược điểm để đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo thu hút và duy trì nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của Công ty
Chương 3: Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel, luận văn đã đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty như:
- Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
- Hoàn thiện chính sách tuyển dụng nhân lực.
- Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực.
- Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng người lao động.
- Một số biện pháp khác.
Luận văn được thực hiện với sự cố gắng và mong muốn góp phần vào việc tăng cường chất lượng quản trị nhân lực của Tổng Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel, qua đó tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Kiến nghị với Công ty:
+ Thực hiện tốt các hoạt động trong công tác quản trị nhân sự, có sự đầu tư phù hợp với kinh phí và nguồn lực của Công ty.
+ Tìm các chương trình đào tạo, các học bổng cấp quốc gia và quốc tế cho người lao động.
+ Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần nhiều hơn nữa đối với người lao động khi tham gia các lớp học nâng cao trình độ.
- Kiến nghị với tập đoàn Viettel: Hỗ trợ phần nào kinh phí về công tác quản trị nhân lực cho Công ty nhằm giúp Công ty nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
- Kiến nghị với các trường, trung tâm đào tạo: Nhằm giúp Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel khắc phục những tồn tại và làm tốt hơn công tác đào tạo.
+ Nghiêm chỉnh thực hiện tốt việc đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho Công ty.
+ Cần có sự hợp tác giữa các Trường, Trung tâm đào tạo với Công ty trong việc đào tạo người lao động, tránh trường hợp đào tạo chỉ trên hình thức mà chất lượng lại không có.
+ Thực hiện nhiều hình thức đào tạo đa dạng để thu hút nhiều đối tượng tham gia.
+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của Công ty theo đúng chuẩn đề ra.