Thực trạng đãi ngộ cho người lao động tại Tổng công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế viettel (Trang 71 - 81)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

2.3.5. Thực trạng đãi ngộ cho người lao động tại Tổng công ty

Việc trả lương cho từng cá nhân, bộ phận nhằm khuyến khích người lao động làm việc, hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn

thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời cũng phải đảm bảo được đời sống cho cán bộ công nhân trong đơn vị yên tâm công tác, đáp ứng được mức sống cơ bản của họ. Và việc trả lương phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động về lương thưởng và các chế độ cho người lao động.

a. Những nguyên tắc chung

Thực hiện phân phối theo lao động.

Lao động tại Công ty hiện có 4 bộ phận lao động chủ yếu là ban giám đốc, cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và các nhân viên sản xuất kinh doanh. Tiền lương là một trong những yếu tố của chi phí sản xuất kinh doanh do đó cần quản lý và hoạch toán chi tiết.

Tiền lương phụ thuộc vào kết quả sản xuất của từng lao động, từng bộ phận của Công ty. Công việc đòi hỏi trình độ quản lý, xử lý kỹ thuật, chuyên môn cao, đóng góp nhiều vào quá trình quản lý và hiệu quả kinh doanh của Công ty thì được trả mức lương tương xứng. Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong Công ty. Quy chế trả lương được thông qua hội nghị ban lãnh đạo, chủ tịch công đoàn và các đại diện đoàn thể khác.

b. Nguồn hình thành quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương được trích ra từ các nguồn thu của Công ty và hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm.

c. Sử dụng quỹ tiền lương.

Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng hoặc dồn quỹ lương vào cuối năm, Công ty lựa chọn cơ cấu chia quỹ lương hàng năm như sau:

- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương có thể chi vào các dịp lễ tết, hoăc sơ kết, tổng kết hàng năm (sau khi quyết toán lương).

Quỹ dự phòng cho năm sau khoảng 5% tổng quỹ lương.

d. Phân cấp quản lý

- Tập đoàn: Xây dựng quy chế, quản lý, chi trả lương cho nhân sự do Tập đoàn quản lý.

- VTG: Tổng Giám đốc VTG chủ trì xây dựng, phê duyệt hoặc trình Hội đồng quản trị phê duyệt thang bảng lương chức danh cho từng thị trường làm căn cứ chi trả tiền lương cho người Việt Nam khi đi công tác, làm việc tại nước ngoài đảm bảo thống nhất về cơ chế quản lý tiền lương trong Tập đoàn.

- Công ty thị trường: VTG chủ trì, chỉ đạo các công ty thị trường xây dựng cơ chế, thang bảng lương, cơ chế đánh giá tại nước sở tại làm căn cứ chi trả lương thống nhất cho người Việt và người sở tại mà các Công ty thị trường ký HĐLĐ, hạch toán chi phí, đóng thuế TNCN tại thị trường theo đúng quy định của Pháp luật nước sở tại.

- Công ty độc lập trong nước: Giám đốc các Tổng công ty/Công ty chủ trì xây dựng, phê duyệt hoặc trình Hội đồng quản trị/hội đồng thành viên phê duyệt thang bảng lương chức danh làm căn cứ chi trả lương cho CBCNV người Việt tại đơn vị khi đi công tác, làm việc tại nước ngoài phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và phù hợp với quy định chung của Tập đoàn về lao động, tiền lương.

e. Phương pháp trả tiền lương

 Hệ thống thang bảng lương chức danh: Thực hiện theo hệ thống thang bảng lương hiện hành của Tập đoàn/VTG, phù hợp với thực tiễn của từng thị trường.

 Cơ cấu thu nhập: Thu nhập bao gồm tiền lương và phụ cấp, tính theo công thức:

Ttn = Kvt xTtl + Pc Trong đó:

- Tiền lương của CBCNV (Ttl): tính theo quy chế tiền lương của Tập đoàn/VTG (phụ lục 2.1 về bảng hệ số lương chức danh kèm theo); áp dụng hệ số quy mô thị trường

cho các thị trường nước ngoài bằng 1,2 (tương đương hệ số quy mô thị trường bình quân tại Việt Nam).

- Hệ số điều chỉnh (Kvt): căn cứ ngạch chức danh hiện hưởng, chia thành các nhóm chức danh thống nhất tại tất cả các thị trường, cụ thể:

TT Nhóm chức danh Hệ số điều

chỉnh (Kvt) 1 - Ban giám đốc, Kế toán trưởng công ty

- Giám đốc chi nhánh, GĐ Trung tâm - Chuyên gia

1,4

2 - Trưởng phòng/ban Công ty; PGĐ CN,TT - Kế toán trưởng CN; Trưởng phòng TT,CN

- Phó phòng Công ty, Trưởng trung tâm kinh doanh và tương đương trở lên

- Chuyên viên chính

1,6

3 - Các chức danh còn lại 1,8

*Ghi chú: Hệ số Kvt sẽ được điều chỉnh theo thực tiễn.

- Phụ cấp sinh hoạt tại nước ngoài (Pc): Là các chi phí đảm bảo ăn ở, đi lại cho CB, NV. Phụ cấp sinh hoạt trả cho toàn bộ CB, NV ở một mức giống nhau, theo từng thị trường, được Tập đoàn ban hành hàng năm (nếu cần thiết) để phù hợp tình hình thực tế tại thị trường nước ngoài.

Phụ cấp sinh hoạt do đơn vị quản lý quân số (Tập đoàn/VTG/đơn vị độc lập) chi trả tại Việt Nam vào thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Master card…) cùng với kỳ lương hàng tháng của CBCNV và được tính theo thời gian có mặt thực tế tại thị trường trong tháng làm việc. Mức sinh hoạt phí tại các nước được áp dụng theo phụ lục 2.2 kèm theo.

Đối với các thị trường mới, khi chưa chính thức ban hành mức phụ cấp sinh hoạt, căn cứ vào thực tế và tình hình xúc tiến đầu tư tại nước sở tại, VTG đề xuất mức phụ cấp sinh hoạt phù hợp để tạm thời áp dụng.

 Kỳ trả lương

Tiền lương của CBCNV được chi trả hàng tháng, bao gồm 2 phần: chi trả tại thị trường nước ngoài (A) và phần cấp bù tại Việt Nam (B).

TN = A + B

- Tại Thị trường (A): Chi trả cùng quy chế, cùng thang bảng lương, cùng cơ chế đánh giá giữa người Việt Nam và người sở tại đối với các chức danh tương đương; hạch toán vào chi phí của thị trường.

- Tại Việt Nam (B): Cấp bù phần lương còn thiếu theo quy chế TĐ/VTG, phụ thuộc vào việc hoàn thành nhiệm vụ tại thị trường, hạch toán vào chi phí của TĐ/VTG.

Công thức tính: B = A× k Trong đó: k = B0 / A0

B0: Thu nhập cấp bù chức danh theo quy chế TĐ/VTG khi hoàn thành công việc mức tiêu chuẩn.

A0: Thu nhập tại thị trường theo quy chế Công ty thị trường khi hoàn thành công việc mức tiêu chuẩn.

f. Chi trả tiền lương, phụ cấp sinh hoạt Chi trả tiền lương

Chi trả gồm 2 phần:

- Tại nước ngoài: Chi trả cùng quy chế, cùng thang bảng lương, cùng cơ chế đánh giá, cùng mức chi trả giữa người Việt Nam và người sở tại đối với các chức danh tương đương.

- Tại Việt Nam: Cấp bù phần lương còn thiếu theo quy chế tiền lương của VTG/Tập đoàn cho CBCNV đi làm việc tại nước ngoài.

Phân cấp trách nhiệm chi trả lương phần cấp bù lương ở Việt Nam như sau:

+ Đối với quân số thuộc VTG quản lý: Thị trường chấm công, đánh giá Ki =>VTG lập bảng lương, chi trả tại Việt Nam trên bảng lương của VTG.

+ Đối với quân số thuộc Tập đoàn quản lý: Thị trường chấm công, đánh giá Ki

=> Tập đoàn lập bảng lương và chi trả tại Việt Nam trên bảng lương của các đơn vị quản lý quân số (các đơn vị phụ thuộc).

Riêng đối với các chi nhánh Tỉnh/Tp: đầu mối chi trả lương tại VTT.

Trong thời gian đào tạo trước khi đi nước ngoài: Đối với Chi nhánh Tỉnh/Tp do VTT chi trả lương; các đơn vị khác sẽ do đơn vị chi trả lương đến khi cắt quân số về VTG hoặc Tập đoàn.

+ Đối với quân số thuộc công ty độc lập quản lý: Thị trường chấm công, đánh giá Ki => Công ty độc lập lập bảng lương => Công ty độc lập kiểm tra, phê duyệt và chi trả tại Việt Nam trên bảng lương của đơn vị.

- Chi trả phụ cấp sinh hoạt

- Phụ cấp sinh hoạt tại nước ngoài được tính theo thời gian có mặt thực tế tại thị trường trong tháng làm việc.

- Phụ cấp sinh hoạt do đơn vị quản lý quân số (Tập đoàn/VTG/đơn vị độc lập) chi trả tại Việt Nam vào thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Master card…) cùng với kỳ lương hàng tháng của CBCNV.

- Chi trả lương, phụ cấp khi đi công tác, hỗ trợ, biệt phái

- Thời gian đi công tác, hỗ trợ, biệt phái tại nước ngoài trên 01 tháng: Chi trả lương, phụ cấp theo quy chế này.

- Thời gian đi công tác nước ngoài không quá 01 tháng: thực hiện theo quy chế trả lương của Tập đoàn và chế độ công tác phí hiện hành.

- Trường hợp CBCNV đi công tác, hỗ trợ, biệt phái tại nước ngoài không quá 01 tháng (theo tờ trình lần đầu), sau đó gia hạn thời gian công tác tại nước ngoài (có tổng thời gian trên 01 tháng), chế độ, chính sách của CBCNV được thực hiện như sau:

+ Thời gian từ khi bắt đầu đi công tác đến 01 tháng (30 ngày): Chế độ, chính sách của CBCNV được hưởng theo quy chế tiền lương và chế độ công tác phí hiện hành của Tập đoàn.

+ Thời gian đi công tác từ tháng thứ 02 trở lên (từ ngày thứ 31 trở đi): Chế độ, chính sách của CBCNV được hưởng theo quy chế này.

2.3.5.2.Tiền thưởng người lao động

Tiền thưởng ngoài việc thỏa mãn nhu cầu vật chất còn có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần. Khi người lao động được khen thưởng tức là thành tích lao động của họ được nhìn nhận và tuyên dương. Họ sẽ thấy mình được quan tâm, trọng dụng hơn từ đó tạo tâm lý phấn khởi hơn khi lao động, đây là một trong những hình thức tạo động lực mang lại hiệu quả cao nhất. Tại Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel, việc trả thưởng đúng theo quy định của Nhà nước và tiêu chuẩn khen thưởng của Công ty. Số lần thưởng hàng năm của Công ty khá đều đặn chia theo tháng, quý, và năm và thưởng tết với mức độ tiền thưởng tăng dần. Tiêu chí xét thưởng xếp loại A, B, C, D1, D2 theo lương chức danh, lương sản xuất kinh doanh, số ngày công làm việc thực tế trong đợt xét thưởng và mức độ vi phạm kỷ luật. Việc xét thưởng đều đặn khiến người lao động cảm thấy được động viên kịp thời và có thêm động lực để tiến hành lao động hiệu quả hơn nữa.

Đối tượng khen thưởng là những cá nhân xuất có thành tích thi đua suất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm các hình thức kỷ luật.

Mức thưởng Công ty đang áp dụng được quy định như sau:

- Thưởng tháng: Tỷ lệ tiền thưởng theo % lương chức danh (bảng 2.12) - Thưởng quý: Thưởng 2 tháng lương/quý.

- Thưởng tết: chi trả tùy theo doanh thu và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, thường mức thưởng là 3 tháng lương thưởng.

- Thưởng những ngày truyền thống của công ty và của nước Việt Nam: Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Như vậy, trung bình 1 năm nhân viên VTG nhận được 36 tháng lương.Đây là một mức lương thưởng tương đối cao so với các công ty khác, tạo động lực rất lớn cho sự cống hiến của nhân viên với công ty.

Bảng 2 12: Xếp loại lao động và tỷ lệ được thưởng

STT Xếp loại % thưởng

1 A 105%

2 B 102%

3 C 100%

4 D1 90%

5 D2 0%

(Nguồn: Phòng nhân sự Tổng công ty)

2.3.5.3. Công tác phúc lợi cho người lao động

Số ngày nghỉ hằng năm được tính theo năm Dương lịch:

+ Đối với các thị trường Châu Á: 18 ngày/năm

+ Đối với các thị trường còn lại (Châu Phi, Châu Mỹ…): 20 ngày/năm.

- Số ngày nghỉ theo thâm niên: Cứ 05 năm (được gọi là thâm niên) làm việc tại Tập đoàn được cộng 1,5 ngày nghỉ hằng năm. Nếu chưa đủ 01 năm làm việc tại nước ngoài, cứ 01 tháng làm việc CBCNV được nghỉ 1,5 ngày. Số ngày nghỉ hằng năm cộng dồn trong năm, nếu lẻ 0,25 được làm tròn lên 0,5 ngày.

- Lịch nghỉ hằng năm được thỏa thuận, thống nhất giữa CBCNV với Ban Giám đốc công ty tại nước ngoài. Tùy thuộc tình hình thực tế, chỉ huy đơn vị bố trí cho CBCNV nghỉ vào thời gian phù hợp để không làm ảnh hưởng tới công tác SXKD tại đơn vị.

- Nếu CBCNV làm việc tại nước ngoài trong năm nghỉ chưa hết ngày nghỉ năm thì số ngày chưa nghỉ sẽ được quy đổi sang ngày nghỉ năm ở Việt Nam (1,5 ngày nghỉ năm ở nước ngoài bằng 1 ngày nghỉ năm ở Việt Nam) để thanh toán theo quy định. Số ngày nghỉ năm lẻ 0,25 ngày, được làm tròn thành 0,5 ngày.

Hỗ trợ chi phí nghỉ năm về thăm gia đình

Hàng năm mỗi CBCNV được hỗ trợtiền vé máy bay/tàu xekhứ hồi để về thăm gia đình 02 lần/năm (bao gồm cả nghỉ lễ, Tết, hiếu hỷ). Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị bố trí thời gian, công việc để CBCNV được về nghỉ năm thăm gia đình.CBCNV có thể chuyển đổi vé khứ hồi về thăm gia đình cho người (vợ/chồng, con, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng/vợ) sang thăm tại nước CBCNV đang công tác. Đối với các trường hợp lần đầu đi làm việc tại thị trường nước ngoài, sau 09 tháng làm việc liên tục, CBCNV mới được xét cho nghỉ năm.

- Trường hợp không về nghỉphép năm theo tiêu chuẩn (không về lần nào trong năm và không chuyển đổi vé cho người thân), CBCNV chỉ được thanh toán 01 vé máy bay khứ hồi.

- Đối với các thị trường mà việc xin visa quay lại sau thời gian nghỉ phép năm đòi hỏi phải xin Visa quá cảnh qua nước thứ 3 thì chi phí xin Visa phát sinh được thanh toán (theo thực tế) cùng với chi phí vé máy bay.

Thời gian đi đường (đi và về) không tính vào thời gian nghỉ phép năm, được quy định cụ thể:

+ Đối với thị trường châu Á (Lào, Campuchia, Timor …): tối đa 3 ngày.

+ Đối với thị trường châu Phi, Mỹ ( Haiti, Peru…): tối đa 6 ngày.

Hạch toán chi phí nghỉ phép năm

Chi phí nghỉ phép năm của CBCNV được đơn vị quản lý (Tập đoàn, VTG, Công ty hạch toán độc lập) hạch toán vào chi phí:

Nhân sự do VTG quản lý: Hạch toán vào chi phí của VTG.

Nhân sự do Tập đoàn quản lý: Hạch toán vào chi phí của Tập đoàn.

Các đơn vị độc lập (nếu có trong quy chế của đơn vị): hạch toán vào chi phí đơn vị.

Thủ tục thanh toán, hạch toán theo quy định hiện hành của Phòng Tài chính Tập đoàn.

Nghỉ việc riêng có hưởng lương (hiếu, hỉ)

Theo quy định của pháp luật lao động Việt nam.

Nghỉ lễ, tết

Để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các thị trường trong việc bố trí ngày nghỉ lễ, Tết phù hợp với hoạt động SXKD tại nước sở tại, việc nghỉ ngày lễ được quy định như sau:

CBCNV được nghỉ lễ 10 ngày theo quy định của Luật Việt Nam, trong đó:

+ Ngày Tết dương lịch 1/1: Nghỉ 01 ngày

+ Tết Âm lịch: Nghỉ 02 ngày (30 Tết và ngày 1 Tết) + Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Nghỉ 01 ngày

+ Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9: Nghỉ 01 ngày

+ Số ngày lễ còn lại (05 ngày), Ban giám đốc công ty con tại nước ngoài căn cứ các ngày lễ của nước sở tại, quy định cụ thể 05 ngày được nghỉ lễ cho CBCNV.

CBCNV đi làm trong ngày lễ, Tết theo quy định trên được thanh toán tiền theo chế độ nghỉ lễ, tết theo quy định của Tập đoàn.

- Đối với các ngày lễ, tết của Việt Nam và nước sở tại: Ban Giám đốc công ty con tại nước ngoài căn cứ tình hình thực tế bố trí cho CBCNV nghỉ trong các ngày lễ. Các

công ty con xây dựng quy định về đối tượng đi trực, đi làm trong các ngày nghỉ (chỉ thanh toán cho CBCNV có kế hoạch công việc được Ban giám đốc phê duyệt).

- Riêng TếtNguyên đán của Việt Nam: Giám đốc công ty căn cứ tình hình thực tế của đơn vị bố trí cho CBCNV về Việt Nam đón Tết, không ảnh hưởng đến công tác SXKD.

2 4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế viettel (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)