CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có hơn 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/ Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 4 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 56.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2006, qua phân tích thị trường trên địa bàn các tỉnh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chọn tỉnh Vĩnh Phúc làm nơi đặt chi nhánh cấp một. Theo
38
phân tích, Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, mật độ dân cư tăng tương đối nhanh trong những năm trở lại đây, trong đó một phần lớn lượng lao động thu hút về các khu công nghiệp, trong đó ngành cơ khí – kỹ thuật được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, là nền tảng cơ sở cho sự phát triển của toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến trong tương lai tốc độ tăng trưởng kinh tế và mật độ dân số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tăng mạnh hơn nữa. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh, chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vĩnh Phúc đã được thành lập theo quyết định 806/QĐ- NHNT.TCCB-ĐT ngày 14/07/2005 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương, chính thức khai trương hoạt động ngày 11/01/2006 và chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 532/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 5/6/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam “V/v chuyển đổi Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Vĩnh Phúc thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, kể từ ngày 02/06/2008”.
Vietcombank Vĩnh Phúc nhiều năm liền được Chủ tịch Hội đồng quản trị công nhận đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc. Là đơn vị 5 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015; được Thủ tướng tặng Bằng khen và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng Cờ thi đua cho những thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng qua các năm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Từ những ngày đầu thành lập năm 2006, số lượng cán bộ nhân viên chỉ mới hơn 30 người với 04 Phòng nghiệp vụ tính đến nay tổng số cán bộ, nhân viên Chi nhánh đã là 107 người. Về tổ chức, Chi nhánh có 14 phòng, tổ trong đó có 07 phòng nghiệp vụ, 02 tổ (Tổ kiểm tra giám sát tuân thủ và Tổ Tổng hợp) và 05 Phòng giao dịch. Chi nhánh có 01 tổ chức Đảng là Đảng bộ cơ sở với tổng số 42 đảng viên và 02 tổ chức đoàn thể: Công đoàn cơ sở và Chi đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Đây là hai tổ chức đoàn thể có nhiệm vụ vận động cán bộ, nhân viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh đã đề ra.
39
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
(Nguồn: Phòng Kế toán của Vietcombank Vĩnh Phúc) Tổ Tổng hợp
Tổ Kiểm tra giám sát tuân
thủ Phòng Ngân
quỹ PGD Vĩnh
Yên BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI BACK OFFICE KHỐI FRONT
OFFICE
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
Phòng Thanh toán quốc tế &
Kinh doanh dịch vụ
PGD Phúc Yên Phòng Kế
toán
PGD Hà Tiên Phòng Hành
chính nhân sự Phòng Khách
hàng
PGD Thổ Tang
PGD Yên Lạc Phòng Khách
hàng thể nhân
Phòng Quản lý nợ
40
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014
Thành lập từ năm 2006 đến nay đã được 10 năm, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc đã tạo được những bước tiến vượt bậc trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù có bất lợi là xuất hiện sau cùng trong nhóm 4 NHTM Nhà nước. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của mình Vietcombank Vĩnh Phúc đã nhanh chóng xây dựng được nền tảng tài chính cũng như thương hiệu vững mạnh trên địa bàn. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc đã có những bước thăng trầm do sự mở rộng mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng khốc liệt. Tuy vậy, kết quả kinh doanh của Chi nhánh vẫn có những bước phát triển vượt bậc năm sau cao hơn năm trước cả về quy mô tài sản, tổng nguồn vốn huy động, cho vay nền kinh tế... Kết quả kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc trong 3 năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
So sánh 2013/2012
So sánh 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ (%) 1 Tổng tài sản 3.677 4.412 5.294 735,0 19,98 882,0 20,00 2 Tổng nguồn vốn
huy động 2.954 3.545 4.254 591,0 20,01 709,0 20,00 3 Dư nợ tín dụng 3.324 4.050 4.908 726,0 21,84 858,0 21,18 4 Thu nhập 514,5 548,6 588,6 34,1 6,63 40,0 7,29 5 Chi phí 387,8 414,7 449,3 26,9 6,94 34,6 8,34 6 Lợi nhuận sau
thuế 126,7 133,9 139,3 7,2 5,68 5,4 4,03
(Nguồn: Báo cáo thường niên (2012 – 2014) của Vietcombank Vĩnh Phúc)
41
Phát huy được lợi thế hoạt động trên địa bàn đô thị, trong nhiều năm qua Vietcombank Vĩnh Phúc luôn là ngân hàng có tỷ trọng vốn huy động cao, chiếm khoảng 12,3% thị phần ngân hàng toàn tỉnh. Tính tại thời điểm ngày 31/12/2014, tổng tài sản của Chi nhánh là 5.294 tỷ đồng tăng 882 tỷ đồng so với năm 2013.
Song song với việc mở rộng tín dụng, quy mô hoạt động, Chi nhánh cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ tín dụng qua 3 năm đều tăng, năm 2013 là 4.050 tỷ đồng tăng 726 tỷ đồng so với năm 2012, năm 2014 là 4.908 tỷ đồng tăng 858 tỷ đồng so với năm 2013. Tốc độ tăng dư nợ bình quân qua 3 năm là 21,51%. Thu nhập qua 3 năm cũng không ngừng tăng lên từ 514,5 tỷ đồng tăng lên là 588,6 tỷ đồng vào năm 2014. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã tích cực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập cho Chi nhánh. Nguồn vốn huy động năm 2014 đạt 4.254 tỷ đồng tăng 1.300 tỷ đồng so với năm 2012 (tương ứng tăng 1,44 lần). Có thể nói, nguồn vốn đầu tư của Chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nguồn huy động vốn tăng qua các năm đã làm cho tổng chi phí của Ngân hàng cũng tăng qua 3 năm. Năm 2013 đã tăng lên là 414,7 tỷ đồng tăng gần 7% so với năm 2012 là 387,8 tỷ đồng. Năm 2014 đã tăng lên là 449,3 tỷ đồng tăng hơn 8% so với năm 2013 là 414,7 tỷ đồng. Sự tăng lên không ngừng của các chỉ tiêu cũng đã làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên, từ 126,7 tỷ đồng năm 2012 đã tăng lên là 139,3 tỷ đồng vào năm 2014. Điều này đã cho thấy hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh là hiệu quả, trong hoạt động tín dụng cũng như trong các hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh.
Với những kết quả đạt được nêu trên, Vietcombank Vĩnh Phúc xứng đáng là ngân hàng hàng đầu cung cấp các dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
42