CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng
a, Dịch vụ huy động vốn
Dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu đầu tư tích luỹ của người dân địa phương cũng như nghiên cứu các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh đã đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm đa dạng và linh hoạt nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Trong những năm qua, Chi nhánh đã chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới như: Thành lập các phòng giao dịch, điểm giao dịch nhằm tạo điều kiện cho người dân gửi tiền;
khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi và thực hiện chi trả thông qua tài khoản ngân hàng, áp dụng những chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường trong từng thời gian và khung lãi suất của NHNN, các sản phẩm tiền gửi được nghiên cứu triển khai liên tục, đa dạng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm tiết kiệm thông thường, các sản phẩm tiết kiệm lãi suất linh hoạt theo số dư/ theo thời gian, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm thả nổi đã được ứng dụng, những khoản tiết kiệm với thời hạn ngắn theo tuần giúp khách hàng tối ưu hoá nguồn tiền nhàn rỗi của mình để có những chuẩn bị, dự trù kế hoạch tài chính thích hợp cho mỗi giai đoạn của cuộc sống… nhờ đó mà nguồn vốn huy động được của Chi nhánh tăng khá nhanh.
Trong năm 2014, mặc dù thị trường tài chính đã ổn định hơn so với những năm trước, tuy nhiên công tác huy động vốn vẫn gặp nhiều khó khăn do tác động của thị trường bất động sản, cũng như những biến động bất thường về giá vàng, tỷ giá ngoại tệ… dẫn đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng giảm mạnh. Trước tình hình đó, Vietcombank Vĩnh Phúc đã kịp thời theo sát chỉ đạo định hướng của Ngân hàng ngoại thương, bám sát thông tin thị trường và xu hướng thị hiếu đầu tư tích luỹ của khách hàng để có những chính sách lãi suất phù hợp đảm bảo cạnh
43
tranh với các NHTM trên địa bàn. Chi nhánh đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại như: Chào mừng 30/4 – 1/5; Rộn rã đón hè; Đón tết – vui xuân; Lì xì đầu xuân;
Tưng bừng ưu đãi chào đón thu sang; Noel hạnh phúc – Tết sum vầy; Sinh nhật rộn rã quà cực đã... Kết quả các chương trình Chi nhánh đạt được đều vượt mức kế hoạch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giao, mang lại những lợi ích to lớn và thiết thực cho nhiều khách hàng may mắn. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Chi nhánh, ngay từ khi bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh toán hộ khách hàng để huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư.
Kết quả công tác huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện ở số liệu tại các bảng sau:
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn tại Vietcombank Vĩnh Phúc
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Tiền gửi dân cư 1.563 52,91 2.016 56,87 2.617 61,52 - Tổ chức kinh tế 1.384 46,85 1.511 42,62 1.611 37,87 + Doanh nghiệp
nhỏ và vừa
526 17,81 617 17,40 658 15,47
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
802 27,15 822 23,19 864 20,31
+ Hộ kinh doanh gia đình
56 1,90 72 2,03 89 2,09
- Tiền gửi của Vietcombank TW
7 0,24 18 0,51 26 0,61
Tổng 2.954 100 3.545 100 4.254 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012-2014 tại Vietcombank Vĩnh Phúc)
44
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đến 31/12/2014 là 4.254 tỷ đồng tăng 709 tỷ đồng, so với đầu năm và đạt tốc độ tăng trưởng 20%. Năm 2013, nguồn vốn tăng trưởng 20,01% so với năm 2012 về số tuyệt đối tăng 591 tỷ đồng. Quy mô nguồn vốn đến cuối năm 2014 bằng 1,44 lần nguồn vốn huy động so với cuối năm 2012, một sự tăng trưởng cho thấy Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động huy động vốn. Đến 31/12/2014, số dư huy động từ dân cư đạt 2.617 tỷ đồng tăng 601 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2013 chiếm đến 61,52% trong cơ cấu nguồn huy động tại Chi nhánh đã góp phần tích cực vào cân đối vốn, bù đắp phần suy yếu từ các nhóm khác. Đóng góp huy động vốn dân cư vào tổng huy động vốn giữ ổn định ở mức trên 50%: năm 2012 là 52,91%, năm 2013 là 56,8% và năm 2014 là 61,52%.
Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn từ dân cư theo kỳ hạn tại Vietcombank Vĩnh Phúc
Đơn vị: Tỷ đồng Kỳ hạn
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
TG không kỳ hạn 7 0,45 5 0,25 7 0,27
TG dưới 12 tháng 870 55,66 1.259 62,45 2.034 77,72
TG từ 12 tháng trở lên 686 43,89 752 37,30 576 22,01
Tổng 1.563 100 2.016 100 2.617 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012-2014 tại Vietcombank Vĩnh Phúc) Qua số liệu ở bảng 2.3 ta thấy tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng. Năm 2012 là 870 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên là 1.259 tỷ đồng, đến năm 2014 là 2.034 tỷ đồng. Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn tăng dẫn đến tỷ trọng huy động vốn dài hạn giảm mạnh từ mức 43,89% năm 2012 xuống còn 22,01% năm 2014.
Trong năm 2012 cơ cấu kỳ hạn vốn dân cư được duy trì ở mức khá hợp lý với tỷ trọng tiền gửi từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng chủ yếu 43,89. Tuy nhiên, bước sang năm 2013 và 2014, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của Chi nhánh đã
45
tăng trưởng đột biến, chiếm tỷ trọng lần lượt là 62,45% và 77,72% trong khi tiền gửi từ 12 tháng trở lên giảm mạnh từ 43,89% xuống chỉ còn chiếm 22,01% vào năm 2014.
Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn từ hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
Đơn vị: Tỷ đồng Kỳ hạn
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tiền gửi thanh toán 34 60,7 47 65,3 57 64,1
Tiền gửi tiết kiệm 22 39,3 25 34,7 32 35,9
Tổng 56 100 72 100 89 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012-2014 tại Vietcombank Vĩnh Phúc) Tuy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế về số tuyệt đối không bằng số tiền gửi của dân cư nhưng cũng tăng qua các năm (năm 2012 là 1.384 tỷ đồng, năm 2013 là 1.511 tỷ đồng, năm 2014 là 1.611 tỷ đồng). Tiền gửi từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là tài khoản thanh toán (giao dịch) của khách hàng. Nguồn tiền gửi này thường chỉ dùng phục vụ cho mục đích thanh toán nên mang tính chất không kỳ hạn và không ổn định.
b, Hoạt động cho vay
Kể từ khi thành lập, hoạt động cho vay luôn là hoạt động kinh doanh cốt lõi của Chi nhánh. Thu lãi ròng đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu của ngân hàng. Điều này chứng tỏ rằng Chi nhánh đã rất chú trọng đến mảng cho vay bán lẻ này theo đúng xu hướng chung của các NHTM trong cả nước. Trong 3 năm từ 2012 đến 2014, hoạt động cho vay tại Chi nhánh đã đạt được những kết quả vượt bậc với việc thực hiện cơ cấu danh mục cho vay, xử lý nợ xấu và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu.
46
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động cho vay tại Vietcombank Vĩnh Phúc qua 3 năm Đơn vị: Tỷ đồng Đối tượng cho
vay
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ Tỷ trọng (%)
Dư nợ Tỷ trọng (%)
Dư nợ Tỷ trọng (%)
Cá nhân 124 10,13 145 10,13 176 10,13
Hộ gia đình 345 28,19 409 28,19 429 28,19
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
755 61,68 996 61,68 1.103 61,68
Tổng dư nợ bán lẻ
1.224 100 1.550 100 1.708 100
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc) Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kết quả cho vay tại Chi nhánh
47
Bảng 2.6: Tình hình cho vay của ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012
Tỷ trọng
(%)
2013
Tỷ trọng
(%)
2014
Tỷ trọng
(%) 1. Dư nợ cho vay cá nhân 124 10,13 145 9,35 176 10,30 1.1. Dư nợ cho vay trung và dài hạn 13,6 1,11 26 1,68 32 1,87 1.2. Dư nợ cho vay ngắn hạn 110,4 9,02 119 7,68 144 8,43 2. Dư nợ cho vay các hộ gia đình 345 28,19 409 26,39 429 25,12 2.1. Dư nợ cho vay trung và dài hạn 69 5,64 94 6,06 98 5,74 2.2. Dư nợ cho vay ngắn hạn 276 22,55 315 20,32 331 19,38 3. Dư nợ cho vay các DN nhỏ và vừa 755 61,68 996 64,26 1.103 64,58 3.1. Dư nợ cho vay trung và dài hạn 166 13,56 189 12,19 253 14,81 3.2. Dư nợ cho vay ngắn hạn 589 48,12 807 52,06 850 49,77 4. Tổng dư nợ cho vay DN nhỏ và vừa,
hộ gia đình và cá nhân
1.224 100 1.550 100 1.708 100
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc) Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tình hình cho vay bán lẻ tại Chi nhánh
48
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của Chi nhánh và hiện nay vẫn góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh tính đến năm 2014 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bám sát mục tiêu của Chi nhánh, phát huy nội lực, nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng, tìm kiếm những dự án mới, nhất là đối với những doanh nghiệp và cả khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh. Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp xây dựng và dịch vụ phát triển mạnh (chiếm trên 85%). Nguồn vốn cho vay vào các ngành công nghiệp, xây dựng, dich vụ là khá lớn. Nhìn vào cơ cấu dư nợ qua các năm cho thấy dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bán lẻ. Năm 2014, tổng dư nợ bán lẻ của Chi nhánh đạt 1.708 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với năm 2012 và mức tăng bình quân giai đoạn này là 18%.
Mức tăng trưởng này được đánh giá là phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng ở mức bình quân 25,6%.
Hiện nay các sản phẩm cho vay cá nhân tại Vietcombank Vĩnh Phúc gồm:
cho vay mua xe ô tô, cho vay mua nhà ở, cho vay du học, cho vay cầm cố GTCG, cho vay CBCNV, cho vay thấu chi TKTG,…
Việc đẩy mạnh dư nợ cho vay bán lẻ đã đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank Vĩnh Phúc, tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng và đây là nguồn thu nhập ổn định.
Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2012 – 2014 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 20,9%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động cho vay doanh nghiệp là yếu tố chủ yếu đóng góp vào sự tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh.
49
Bảng 2.7: Nợ quá hạn và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Chi nhánh (2012 – 2014)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng dư nợ bán lẻ 1.224 1.550 1.708
Nợ nhóm 2 38 20 24
Tỷ trọng (%) 3,10 1,29 1,41
Nợ xấu 22 12 14
Tỷ trọng (%) 1,79 0,77 0,82
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc)
Qua bảng trên ta thấy, chất lượng nợ của Chi nhánh là rất tốt, với mục tiêu đặt ra trong những năm qua là tỷ lệ nợ xấu <3%, tuy nhiên với sự cố gắng của toàn Chi nhánh tỷ lệ nợ xấu trong những năm qua thường duy trì ở mức dưới 1%.
Biểu đồ 2.4: Diễn biến chất lượng dư nợ của Chi nhánh qua 3 năm
Qua bảng và biểu đồ ta thấy nợ nhóm 2 và nợ xấu của Chi nhánh đạt đỉnh điểm vào năm 2012, đây là năm mà Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phục hồi nền kinh tế. Đến cuối năm 2014, quy mô nợ xấu đã giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1%. Chi nhánh đã áp dụng việc trích lập dự phòng và xử
50
lý rủi ro theo thông lệ quốc tế. Điều đó đã tạo tính chủ động và an toàn cao trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc (2012 - 2014)
Đơn vị tính: Tỷ đồng Đối tượng cho
vay
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thu nhập
Tỷ trọng (%)
Thu nhập
Tỷ trọng (%)
Thu nhập
Tỷ trọng (%)
Cá nhân 2,1 4,20 7,1 4,20 7,5 4,20
Hộ gia đình 18,9 37,80 25 37,80 26 37,80
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
29 58,00 34,9 58,00 40,5 58,00
Tổng thu nhập 50 100 67 100 74 100
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc)
Qua bảng trên ta thấy, thu nhập qua các năm đều tăng lên, đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu nhập của Chi nhánh. Nếu như năm 2012, tổng thu nhập mới chỉ đạt 50 tỷ đồng thì đến năm 2014 thu nhập của Chi nhánh đã tăng lên là 74 tỷ đồng. Điều này cho thấy Ngân hàng đã thu hút được khách hàng uy tín đến vay.
c, Dịch vụ thẻ
Thẻ ATM là dịch vụ được Ngân hàng Ngoại thương triển khai từ năm 2001.
Sau khi là thành viên của tổ chức thẻ thế giới Visa/Master Card vào năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương đã kết nối thành công với Banknet VN, Smartlink, VNBC, có mạng lưới thanh toán thẻ rộng nhất tại Việt Nam. Với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và tiện ích, sản phẩm thẻ của Ngân hàng Ngoại thương không ngừng được tích hợp nhiều tính năng, tác dụng. Hiện nay, sản phẩm thẻ của Ngân hàng Ngoại thương đã đem đến cho khách hàng sử dụng nhiều tiện ích vượt trội:
gửi tiền có kỳ hạn tại ATM, thanh toán hoá đơn trực tuyến, VN-Topup, nhận tiền kiều hối qua thẻ, mua thẻ điện thoại trả trước, thanh toán lương qua thẻ, phát hành thẻ liên kết…. Dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển một cách
51
nhanh chóng, vừa nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ ngân hàng nói chung qua các dịch vụ của sản phẩm thẻ, vừa góp phần quảng bá hình ảnh của Ngân hàng Ngoại thương tiên tiến, hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, nâng cao vị thế của Ngân hàng Ngoại thương trong hệ thống các NHTM. Từ khi thành lập, Vietcombank Vĩnh Phúc đã rất chú trọng đến các vị trí và số lượng máy ATM/ POS. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh thẻ tuy chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ, nhưng lượng khách giao dịch thông qua thẻ lại rất lớn và thường xuyên.
Kết quả số lượng máy ATM từ năm 2006 là 2 máy đến hết năm 2014 đã tăng lên là 17 máy. Số lượng thẻ ATM cũng có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm.
Năm 2014, Chi nhánh đã phát hành mới được 17.675 thẻ tăng 11,31% so với năm 2013, nâng tổng số thẻ phát hành lên 81.712 thẻ, chiếm 16,4% tổng số thẻ phát hành trên địa bàn (498.000 thẻ). Số lượng máy POS cũng tăng lên đáng kể qua 3 năm, số lượng máy POS tính đến năm 2014 là 59 máy với mức tăng bình quân qua 3 năm là 13,2%. Thu ròng từ dịch vụ thẻ cũng tăng trưởng qua 3 năm với mức tăng bình quân là 0,11 tỷ đồng, tương ứng với 8,4%.
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ
TT Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Tăng trưởng BQ Mức tăng,
giảm %
1 Số thẻ ATM phát
hành (thẻ) 12.549 17.450 19.425 3.438 25
2 Số thẻ TDQT phát
hành (thẻ) 197 737 975 389 153
3 Số lượng máy ATM
(máy) 14 15 17 2 10
4 Số lượng máy POS 46 51 59 6,5 13,2
5 Thu ròng (tỷ đồng) 1,25 1,36 1,47 0,11 8,4
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc)
52 d. Dịch vụ kiều hối
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có quan hệ đại lý với khoảng 1.700 ngân hàng đại lý tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới. Do vậy, có nhiều lợi thế trong dịch vụ chuyển tiền nước ngoài. Trong những năm gần đây Nhà nước ta khuyến khích các Việt kiều, cá nhân đi lao động làm việc tại nước ngoài chuyển tiền về Việt Nam cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển nên có nhiều cơ hội để thu hút lượng ngoại tệ chuyển về Việt Nam tăng rất nhanh.
Trong năm 2012, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã nghiên cứu, cải tiến và nâng cấp module kiều hối theo công nghệ hiện đại với nhiều tiện ích. Các giao dịch được xử lý tự động đã giảm thiểu thời gian thao tác của các giao dịch viên, giúp khách hàng nhận được tiền nhanh hơn. Tài khoản của người nhận sẽ được ghi có ngay sau khi Vietcombank nhận được điện chuyển tiền từ nước ngoài về. Khách hàng có thể nhận tiền kiều hối tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Vietcombank trên toàn quốc trong vòng 10 phút. Sản phẩm chuyển tiền kiều hối từ Mỹ về Việt Nam qua Công ty chuyển tiền Tín Nghĩa ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và sử dụng. Thủ tục đơn giản, chi trả nhanh chóng, thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối, mạng lưới chi trả rộng khắp toàn quốc, khách hàng có thể lựa chọn loại tiền nhận là USD, VND hay các loại ngoại tệ khác mà Vietcombank chấp nhận, nhận tiền hoàn toàn miễn phí (kể cả phí rút tiền mặt ngoại tệ).
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động xuất khẩu tại thị trường Trung Đông, Vietcombank đang chuẩn bị triển khai dịch vụ kiều hối qua điện thoại di động về Việt Nam, giúp người gửi tiền có thể sử dụng điện thoại di động để chuyển tiền mọi lúc, mọi nơi.
Trong các năm vừa qua, Vietcombank đã liên tục triển khai, phát triển hệ thống công nghệ chi trả kiều hối, phát triển thêm các kênh chuyển tiền mới từ một số quốc gia có nhiều lao động xuất khẩu và tiềm năng lớn; Đẩy mạnh triển khai các sản phẩm chuyển tiền kiều hối qua thẻ tín dụng trả trước, tài khoản tiết kiệm, Mobile Phone, chi trả kiều hối tại nhà… Việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
53
chuyển tiền kiều hối sẽ giúp khách hàng chuyển tiền và nhận tiền nhanh chóng, an toàn với chi phí thấp.
Bảng 2.10. Kết quả của hoạt động kiều hối
TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Doanh số kiều hối (Nghìn USD)
9.267 13.456 21.660
2 Tốc độ tăng trưởng - 45,2% 60,9%
3 Phí dịch vụ (triệu đồng)
456 978 1.238
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc)
Kết quả chuyển tiền kiều hối trong những năm qua cho thấy, lượng kiều hối chuyển về Chi nhánh luôn có mức tăng trưởng khá. Lượng tiền kiều hối chuyển về tập trung chủ yếu vào cuối năm. Kết quả cuối năm 2014, doanh số chuyển tiền kiều hối tại chi nhánh đạt 21.600 ngàn USD tăng 68,9% so với năm 2013. Thu nhập từ hoạt động kiều hối cũng tăng lên đáng kể. Từ 456 triệu đồng năm 2012 đã tăng lên là 1.238 triệu đồng năm 2014.
Về chương trình chăm sóc khách hàng kiều hối: Chi nhánh đã triển khai tốt chương trình khuyến mại như: “Kiều hối trao tình thân, tích lũy nhận tiền thưởng”,
“Gửi trọn niềm tin”, “Trao gửi yêu thương”... dành cho khách hàng là cá nhân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam. Chi nhánh đã tăng sức cạnh tranh của dịch vụ kiều hối thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian chuyển tiền, tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại, tặng quà nhân dịp những ngày lễ, tết nhằm đem lại cho khách hàng niềm vui và sự may mắn trong cuộc sống. Khách hàng nhận tiền thông qua Money Gram tại Chi nhánh trong thời gian khuyến mại sẽ được tham gia rút thăm trúng thưởng với nhiều giải thưởng hấp dẫn, đem lại may mắn cho khách hàng trong các dịp lễ, tết trong năm.