Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến cây họ Sao – Dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 23 - 29)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam

2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến cây họ Sao – Dầu

Khi nhận xét về đặc tính tái sinh tự nhiên của cây họ Sao - Dầu, Thái Văn Trừng (1998) và Lê Văn Mính (1985; 1986), cho rằng ở giai đoạn tuổi non chúng là những loài chịu bóng cao. Dưới tán rừng có một số lượng lớn cây con dầu song nàng, nhưng phần nhiều ở dạng cây mạ và cây con với chiều cao dưới 50 cm. Theo Lê Văn Mính (1985), ở giai đoạn chiều cao từ 10 - 20 cm dầu song nàng cần cường độ ánh sáng từ 1 - 3 ngàn lux, từ 50 - 100 cm và 100 - 400 cm cần tương ứng 10 - 15 ngàn lux và 30 - 86 ngàn lux[10, 28, 36].

Nghiên cứu về đặc tính sinh thái của dầu song nàng trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới tại Đồng Nai, tác giả Nguyễn Văn Thêm đi đến một số kết luận về ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đặc tính tái sinh của dầu song nàng như sau: Dầu song nàng tái sinh rất mạnh dưới tán rừng có độ tàn che từ 0,5 - 0,8 và trong những lỗ trống có kích thước từ 200 - 300m2. Dầu song nàng sống tập trung ở đai độ cao trung bình từ 80-100 m so với mực nước biển, cao nhất không quá 500 m. Đặc điểm chung của khí hậu là có nền nhiệt cao (9.500 - 10.000oC/năm), nhiệt độ bình quân 26 - 27oC; lượng mưa trung bình 2.200 - 2.400 mm/năm, tập trung từ tháng 5 - 11 (90% lượng mưa cả năm); ẩm độ không khí bình quân 80 - 83%, có tháng hạ thấp đến 25 - 35% (tháng 3); khí hậu phân biệt rõ 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 - 11 và mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Dầu song nàng phân bố tập trung trên các đất nâu đỏ phát triển từ đá bazan, đất feralít đỏ vàng phát triển từ đá phiến sét, đất xám phát triển từ đá granit, đất phù sa cổ và mới ven sông. Dầu song nàng đòi hỏi đất có độ phì

cao, tầng đất dày trên 60 cm, không hoặc ít bị phân dị, thoát nước tốt. Nhận định về một số đặc điểm lập địa đảm bảo cho dầu song nàng phân bố của Nguyễn Văn Thêm ở trên đồng quan điểm với Đỗ Đình Sâm và ctv (2005); Ngô Đình Quế (2003), kết luận khi nghiên về đặc tính của vên vên. Sự phát sinh và phát triển của cây con dầu song nàng dưới tán rừng biểu hiện rõ 2 giai đoạn, tương ứng đòi hỏi môi trường độ tàn che khác nhau. Giai đoạn 1 kể từ khi cây mầm xuất hiện đến khi cây con đạt 3 tuổi, chiều cao nhỏ hơn 100 cm. Giai đoạn 1 có đặc điểm là cây con không ổn định về đặc tính sinh học – sinh thái, dao động mạnh theo mùa, sinh trưởng chậm, chịu bóng rất cao, cần đất rất ẩm. Nhân tố giới hạn sự tồn tại của dầu song nàng ở giai đoạn 1 là độ tàn che 0,3 - 0,4 và nhỏ hơn hoặc lỗ trống trên 400 - 500 m2. Giai đoạn 2 tiếp sau 3 tuổi, chiều cao từ 100 cm trở lên, vòng cành đã xuất hiện. Đặc điểm của giai đoạn 2 là cây con có tính ổn định cao về đặc tính sinh học - sinh thái, đòi hỏi môi trường đất đủ ẩm, độ tàn che 0,5 - 0,6 hoặc lỗ trống dưới 500 m2. Tán rừng có độ tàn che trên 0,7 - 0,8 và ổn định lâu dài là nhân tố giới hạn sự tồn tại của dầu song nàng (Nguyễn Văn Thêm, 1992)[28].

Xem xét ảnh đặc tính nảy mầm của hạt dầu song nàng trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Đồng Nai, Nguyễn Văn Thêm cho biết:

Hạt dầu song nàng chỉ nảy mầm khi đất đủ ẩm nhờ có mưa lớn. Nếu không gặp mưa, chúng sẽ mất sức nảy mầm nhanh chóng sau 1 - 2 tuần kể từ khi rụng xuống đất. Hạt dầu song nàng chỉ nảy mầm trong bóng râm, không nảy mầm trên nền đất trống có nhiều ánh sáng và khô hạn. Thời tiết khô hạn, đất thiếu ẩm, sâu hại và động vật ăn hoa quả (chim vẹt xanh, sóc và dơi) là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến số lượng, chất lượng hạt giống và lượng cây mầm của dầu song nàng sinh ra hàng năm dưới tán rừng (Nguyễn Văn Thêm, 1992). Khi thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt giống cây họ Sao - Dầu, Nguyễn Văn Sở (1985) nhận thấy hạt dầu song nàng nảy mầm dưới đất, thích hợp với độ sâu lấp đất từ 0,5 - 1,0 cm. Một số thử nghiệm gây trồng cây họ Sao - Dầu (dầu con rái, sao đen, dầu song nàng…) theo mô hình đề xuất của Maurand (1952), cũng đã được Phân Viện Khoa Học

Lâm Nghiệp Miền Nam tiến hành từ năm 1977 - 1985. Song cho đến nay kết quả thu nhận vẫn còn rất hạn chế[4, 8, 15, 30, 33, 35].

Trong các nhóm nhân tố được Thái Văn Trừng (1998) đề cập thì nhóm nhân tố có tác dụng khống chế của các xã hợp và phân lập thành quần hợp, ưu hợp hay còn là phức hợp chính là nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng. Tác giả nhận định rằng: đặc tính lý, hoá của đất cũng như lượng nước trong đất và lượng các muối độc hại có ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật kể cả trước khị bị đào thải, Đối với những thực vật còn tồn tại sẽ trải qua sự chọn lọc tự nhiên. Nếu môi trường khắc nghiệt thì số loài chịu đựng được càng ít. Môi trường thuận lợi, thành phần loài cây trong xã hợp càng phức tạp. Bởi vì những loài cây có biên độ sinh thái hẹp càng nhiều, và cá thể của chúng thay thế lẫn nhau trong cuộc đấu tranh sinh tồn và sẽ chung sống với nhau. Các tác giả cũng khẳng định những loại hình quần thể thực vật tự nhiên sẽ tiến hoá trong thời gian theo những quy luật diễn thế nội tại quần thể phát sinh được Xucasov quan niệm. Thái Văn Trừng cũng khẳng định:

Một thực tế mà bất kỳ tác giả nào khi đã nghiên cứu thảm thực vật rừng nhiệt đới, cũng đều nhất trí là tình hình tái sinh rất thưa và yếu dưới tán rừng, của những loài cây đang chiếm ưu thế ở tầng trên. Quan điểm này cùng với một số tác giả khác ở nước ngoài. Kết quả điều tra và thống kê của Aubréville A. ở Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà ở Châu Phi) hay của David và Richards ở Moraballi (Guyana) thấy rằng về tình hình đại biểu các cấp thể tích của các loài cây trong các ô tiêu chuẩn với các loài cây ưu thế của các tầng trên có rất ít ở các tầng dưới tán rừng, thậm chí nhiều khi không có đại biểu[3, 18, 23, 28, 36].

[9, 28, 37]Tìm hiểu quan hệ giữa kiểu rừng và nguồn nước tại các khu rừng Đông Nam Bộ có ảnh hưởng đến các loài ưu thế họ Sao - Dầu. Kiểu rừng ẩm thường xanh II thường phân bố trực tiếp ngay trên mép ngoài của vùng trũng. Các loài ưu thế của kiểu rừng này là Sao - Dầu (Dipterocarpaceae), dầu cát (Dipterocarpus caudatus spp. Caudatus). Ngoài ra, một số loài khác cũng được xem là quan trọng như sến (Shorea roxburghii G. Don) với 8% và cẩm liên (Pentacme siamensis Miq) với 4%. Kiểu rừng này đã chiếm gấp đôi tổng diện tích

ngang so với rừng nằm trong vùng trũng. Kiểu rừng này luôn luôn xanh lá vào mùa khô. Kiểu rừng ẩm thường xanh III nằm trên địa bàn có độ cao khoảng 31 m so với mặt biển vượt hẳn hai kiểu rừng nằm thấp hơn vừa nêu bên trên. Thành phần loài ưu thế gồm có sến (Shorea roxburghii ) với G = 52%. Ngoài ra còn có những loài mọc xen lẫn khác tương đối quan trọng như dầu cát (Dipterocarpus caudatus spp. Caudatus) với 4%, Kiểu rừng này có tầng tán luôn luôn xanh và một chiều cao vượt hẳn các kiểu rừng khác. Kiểu rừng Khộp IV, với độ cao 39 m so với mặt biển, là kiểu rừng nằm trên địa bàn cao nhất so với các kiểu rừng nghiên cứu khác. Các loài ưu thế của rừng này bao gồm sến (Shorea roxburghii) chỉ còn với 19%, Shorea sp. với 13% và vên vên (Anisoptera costata) với 11%. Những loài ưu thế thuộc tầng cao nhất của kiểu rừng này hầu hết đều rụng rá vào mùa khô. Trong đó II, III, IV tương ứng với tên của 4 kiểu rừng: Không phân vùng, Rừng ẩm thường xanh II Không phân vùng, Rừng ẩm thường xanh III Không phân vùng, Rừng khộp IV Phân vùng. Đó là những kết luận của Trương Quang Tâm và ctv (2003).

Kết quả nghiên cứu về điều kiện đất đai trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và ctv (2005), đã xác định tiêu chuẩn thích hợp như sau: dầu con rái thích hợp cho phương thức trồng rừng hỗn loài với cây bản địa; trồng hỗn loài với loài cây phù trợ cụ thể như sau: Thành phần cơ giới đất tương ứng: Với T1 có độ dốc 15 - 25;

độ dày tầng đất 50 - 100 cm; độ cao 300 - 500 m, trạng thái thực vật IB1; lượng mưa bình quân năm 1500 - 2000 mm. Với T2 có độ dốc 25 - 35; độ dày tầng đất <

50 cm; độ cao 500 - 700 m, trạng thái thực vật IB2; lượng mưa bình quân năm 1000 - 1500 mm. T3 có độ dốc < 15; độ dày tầng đất > 100 cm; độ cao < 30, trạng thái thực vật IC; lượng mưa bình quân năm > 2000 mm. Và T4 có độ dốc > 35; độ cao > 700 m, trạng thái thực vật IA; lượng mưa bình quân năm < 1000 mm[16, 22].

Đặc tính lý hóa của đất nơi vên vên phân bố tự nhiên tại một số vùng ở Đông Nam Bộ có đặc điểm sau: pH = 4,2 – 4,6; hàm lượng mùn 1,51 – 3,31; và một số tiêu chí khác như: P2O5; K2O khá ; Al+++; H+; Ca++; Mg++ trao đổi khá (2,8 - 4,4 me/100g đất), và thành phần cơ giới. Đỗ Đình Sâm và ctv (2005); Ngô Đình Quế

(2003) nhân xét tiêu chuẩn thích hợp khí hậu, đất đai của cây sao đen ở Đông Nam Bộ, tác giả cho rằng rất thích hợp trong điều kiện: lượng mưa > 2000; độ cao <

100; loại đất Fk, Xp; độ dốc < 15; độ dày tầng đất > 100; trạng thái thực vật IC.

Thích hợp trong điều kiện: lượng mưa 1500 - 2000; độ cao 100 - 300; loại đất Fs, Fp, X; độ dốc 15 - 25; độ dày tầng đất 50 - 100; trạng thái thực vật IB1. Ít thích hợp trong điều kiện: lượng mưa 1000 - 1500; độ cao 300 - 800; loại đất Fq, Fa, Xs;

độ dốc 25 - 35; độ dày tầng đất < 50; trạng thái thực vật IB2. Không thích hợp trong điều kiện: lượng mưa < 1000; độ cao > 800; loại đất E; độ dốc > 35; độ dày tầng đất trơ xỏi đá; trạng thái thực vật IA[6, 10, 11, 14].

Đặc điểm gốc chặt trong rừng tự nhiên cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến đạc tính tái sinh của dầu song nàng. Đề cập đến vấn đề này Nguyễn Văn Thêm (1992), đã nhận định: Dầu song nàng có khả năng sinh sản mạnh bằng chồi gốc, nhưng chỉ bắt gặp ở những gốc chặt có Do < 20 cm, sinh sản tốt nhất trên những gốc chặt có đường kính từ 3 - 7 cm và chiều cao dưới 20 cm. Gốc chặt có khả năng sinh chồi nhiều lần. Điều kiện đất ẩm mát dưới tán rừng có độ tàn che 0,5 - 0,6 hoặc môi trường trong các lỗ trống là tối ưu cho tái sinh chồi của dầu song nàng. Cây chồi thường hình thành dưới tán rừng sau khi khai thác hoặc dưới tán cây mẹ bị đổ gẫy do gió hay chết tự nhiên[28].

Những nhận định về các nhân tố ảnh hưởng đến cây họ Sao - Dầu trong điều kiện nhân tạo: Nguyễn Tuấn Bình (2002), đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của dầu song nàng giai đoạn 1 năm tuổi trong điều kiện vườn ươm”, đã có những kết luận như sau: (1) Yêu cầu ánh sáng của cây con Dầu song nàng ở vườn ươm thay đổi rõ rệt theo tuổi. Độ tàn che cao (50 - 75%) giai đoạn 6 tháng đầu, độ tàn che thấp (25 - 50%) từ tháng thứ 6 trở đi. (2) Kích thước bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con dầu song nàng, kích thước bầu 20*30 cm, đục 8 - 10 lỗ, có hiệu quả cao nhất cho sinh trưởng và chất lượng cây. (3) Sinh trưởng của cây con dầu song nàng cũng phụ thuộc chặt chẽ vào thành phần ruột bầu. Nếu ruột làm từ đất feralit đỏ vàng trên phiến sét và đất xám trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây. Đất xám trên

phù sa cổ cũng có thể dùng làm ruột bầu, nhưng cần phải sử dụng bầu lớn (20*30 cm), đồng thời phải cải tạo thành phần ruột bầu bằng cách bón phân hữu cơ hoai.

Hàm lượng phân hữu cơ hoai thích hợp để gieo ươm là 5% so với trọng lượng ruột bầu. (4) Hàm lượng phân tổng hợp NPK thích hợp ở 12 tháng tuổi là 3% so với trọng lượng bầu. Khi bổ sung phân tổng hợp NPK (16-16-8) vào hỗn hợp ruột bầu thì cần phải bón vào lúc 2 tháng tuổi trở đi. (5) Trong giai đoạn 12 tháng tuổi, dầu song nàng rất cần được bón super photphat. Super photphat có 16,5% P2O5 làm hỗn hợp ruột bầu là cần thiết. Hàm lượng phân thích hợp ở 12 tháng tuổi là 2 - 3%

so với trọng lượng bầu. (6) Kích thước hạt giống trong hai tháng đầu chưa có ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởng của dầu song nàng, nhưng từ tháng thứ 6 trở đi kích thước cây con có sự khác biệt rất rõ rệt. Sinh trưởng của những cây con phát sinh từ cấp quả lớn và trung bình tỏ ra ưu thế hơn hẳn những cây con mọc từ cấp quả nhỏ[9, 10].

Những đề xuất điển hình cho việc áp dụng các biện pháp nuôi dưỡng dầu song nàng trong kiểu rừng kín thường xanh, nửa rụng lá ẩm nhiệt đới tại Đồng Nai, đã được Nguyễn Văn Thêm, 1992 đề cập. Tác giả đã đề xuất một số biện pháp như sau: (1) Để đảm bảo nâng cao tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng có kết quả quần thể dầu song nàng, đề nghị áp dụng phương thức chặt chọn đồng đều, chặt chọn theo đám hoặc chặt dần theo đám theo kiểu mở lỗ trống. (2) Biện pháp nuôi dưỡng cây con dầu song nàng có hiệu quả tốt phải tiến hành theo 2 giai đoạn phát triển của chúng; trong đó cần tập trung chăm sóc ở giai đoạn 1 (chịu bóng) từ 1 - 4 năm. Biện pháp nuôi dưỡng chủ yếu là ngăn chặn sự cạnh tranh của cây bụi và thảm tươi, điều chỉnh độ tàn che tán rừng ổn định trong khoảng 0,5 - 0,8, nhất thiết không mở trống tán rừng. Đến giai đoạn 2 (ưa sáng) cần hạ độ tàn che tán rừng đến 0,5 - 0,6 hoặc mở ngay những lỗ trống với kích thước thích hợp từ 200 - 300 m2. (3) Trong khi chưa có những biện pháp kỹ thuật hữu hiệu để trồng rừng dầu song nàng, đề nghị chỉ nên kinh doanh quần thể dầu song nàng bằng con đường tự nhiên với sự định hướng và điều khiển bằng phương thức chặt chọn đồng đều, chặt chọn theo đám hoặc chặt dần theo đám theo kiểu mở lỗ trống. Đây là những

phương thức lâm sinh có triển vọng tốt trong việc duy trì những quần thể ưu thế dầu song nàng[9, 10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)