Đặc điểm lâm học trạng thái rừng giàu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 54 - 58)

4.1. Đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng nơi Sến mủ phân bố

4.1.3. Đặc điểm lâm học trạng thái rừng giàu

Trạng thái rừng Giàu thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đơi là khu vực sinh thái có Sến mủ phân bố có đặc trưng tổ thành các loài cây gỗ được ghi lại ở Bảng 4.7.

Phân tích số liệu ở Bảng 4.7 cho thấy, trạng thái rừng Giàu được hình thành từ 40 loài cây khác nhau, trong đó có 15 loài cây gỗ có chỉ số IV > 2%, 6 loài cây gỗ có chỉ số IV> 3% là Sến mủ, Dầu cát, Vảy ốc, Bằng lăng, Gõ mật và Cầy. Trong đó riêng Sến mủ có vai trò sinh thái trong quần chiếm ưu thế, chỉ số IV của loài chiếm 36,1%. Mật độ trung bình của trạng thái rừng Giàu là 335 cây/ha (tương ứng là 100%). Trong đó mật độ của 15 loài có chỉ số IV > 2% là 247 cây/ha, chiếm tương ứng là 73,2%. Đối với 6 loài chiếm ưu thế có mật độ là 163 cây/ha, chiếm 48,6%, riêng Sến mủ có mật độ trung bình trong quần xã là 96 cây/ha, chiếm 28,7%. Tổng tiết diện ngang của 40 loài cây hỗ trong trạng thái rừng là 36,4 m2/ha, trong đó tiết diện ngang của 6 loài chiếm ưu thế là 23,6 m2/ha chiếm 63,4%, Sến mủ đóng góp 13,9 m2/ha chiếm tương ứng là 38,1%. Trữ lượng gỗ trong trạng thái rừng này cao hơn so với 2 trạng thái rừng Nghèo và Trung bình, trữ lượng trung bình của trạng thái rừng Giàu là 262,4 m3/ha, so với tiêu chí phân loại cho thấy việc phân loại trạng thái rừng là khá phù hợp và có độ chính xác cao. Trữ lượng của 6 loài chiếm ưu thế đóng góp 179,8 m3/ha (chiếm 68,5%), trong đó Sến mủ đóng góp 108,8 m3/ha, chiếm 41,5%.

Kết quả điều tra cũng chỉ cho thấy độ tàn che trung bình của trạng thái rừng Giàu giao động từ 68,5 – 81,2%.

Bảng 4. 7. Đặc điểm tổ thành của các loài cây gỗ trong trạng thái rừng Giàu

TT Tên loài N

(Cây/ha)

G (m2/ha)

M (m3/ha)

N (%)

G (%)

M

(%) IVI

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Sến mủ 96 13.86 108.83 28.69 38.10 41.48 36.09

2 Dầu cát 23 4.06 32.85 6.77 11.15 12.52 10.15

3 Vảy ốc 8 1.62 12.68 2.39 4.46 4.83 3.90

4 Bằng lăng 16 1.33 7.72 4.78 3.66 2.94 3.79

5 Gõ mật 16 1.01 5.66 4.78 2.78 2.16 3.24

6 Cầy 4 1.17 12.04 1.20 3.22 4.59 3.00

7 Dầu trai 9 1.06 8.01 2.79 2.92 3.05 2.92

8 Sao đen 11 0.96 6.23 3.19 2.63 2.38 2.73

9 Xuân thôn 8 1.00 7.69 2.39 2.74 2.93 2.69

10 Dầu con rái 9 1.05 6.10 2.79 2.89 2.32 2.67

11 Bình linh 13 0.83 4.02 3.98 2.28 1.53 2.60

12 Dầu song nàng 4 1.01 9.90 1.20 2.78 3.77 2.58

13 Dầu mít 7 0.95 7.39 1.99 2.62 2.82 2.48

14 Trường 12 0.69 3.33 3.59 1.88 1.27 2.25

15 Trâm đỏ 11 0.62 2.92 3.19 1.71 1.11 2.00

16 25 loài khác 88 5.16 26.97 26.29 14.18 10.28 16.92

Tổng 335 36.39 262.36 100 100 100 100

4.1.3.2. Đặc điểm phân bố cấu trúc

Phân tích tổng hợp đường cong phân bố N-D và N-H của tầng cây gỗ trong trạng thái rừng Giàu được tổng hợp tạo bảng 4.8 – 4.9.

(1) Phân bố N-D tầng cây gỗ

Từ thông tin tại bảng 4.8, nhận thấy mật độ cây gỗ phân bố từ cấp kính nhỏ nhất là < 8 cm đến câp cao nhất là > 66 cm, trong đó tổng số cây thuộc cấp đường kính < 20cm là 69 cây/ha hay chiếm 20,8%, số cây thuộc cấp kính từ 20 – 40 cm là 163 cây/ha chiếm 49,2% và số cây có đường kính > 40 cm là 17 cây/ha chiếm 5,1%.

So với 2 trạng thái rừng Trung bình và Nghèo thì cho thấy mật độ của cây gỗ giảm, những xuất hiện nhiều cây có đường kính lớn, trong đó có cây đường kính trên 66 cm là 4 cây/ha. Đây chính là những cá thể cây rừng đóng góp vai trò trong hình thành trữ lượng rừng, cải thiện hoặc chi phối hoàn cảnh rừng.

Bảng 4. 8. Phân bố cấu trúc N-D trạng thái rừng Giàu D

(m)

N (cây/2500m2) N (cây/ha) Tích lũy

OTC1 OTC2 OTC3 Ntb Ntt N% Nlt Ntl (cây) Ntl (%)

6 0 1 0 0 1 0.4 24 1 0.4

10 9 13 8 10 40 12.0 24 41 12.4

14 6 3 2 4 15 4.4 23 56 16.9

18 2 3 5 3 13 4.0 23 69 20.9

22 11 11 16 13 51 15.3 22 120 36.1

26 9 8 5 7 29 8.8 22 149 45.0

30 3 5 7 5 20 6.0 21 169 51.0

34 8 13 8 10 39 11.6 20 208 62.7

38 7 8 3 6 24 7.2 19 232 69.9

42 4 5 4 4 17 5.2 18 249 75.1

46 7 5 4 5 21 6.4 17 271 81.5

50 3 3 7 4 17 5.2 16 288 86.7

54 3 3 1 2 9 2.8 14 297 89.6

58 2 4 2 3 11 3.2 13 308 92.8

62 3 5 7 5 20 6.0 12 328 98.8

66 3 0 0 1 4 1.2 11 332 100.0

80 90 79 83 332

Quan sát chuỗi số liệu mật độ cây rừng phân bố trong các cấp đường kính ở bảng 4.8 nhận thấy rằng đường cong phân bố có dạng giảm và nhiều đỉnh, hình răng cưa. Kết quả sử dụng các phương trình hồi quy mô phỏng đường cong N-D, kết quả phương trình phù hợp nhất là phương trình dạng giảm, có R = 0,28. Phương trình có dạng:

N = (4,8959 – 0,0004*D2)2 (R= 0,28) (4.5)

Khai triển tính toán phương trình 4.5 được đường cong phân bố Nlt-D ghi trong bảng 4.8. Quan sát số liệu thấy, đường cong lý thuyết có dạng giảm, tuy nhiên mức độ giảm chậm. Cấp đường kính nhỏ nhất có 24 cây/ha, sau đó giảm dần mật độ khi cấp D1.3 tăng, tuy nhiên mức giảm mật độ ở mỗi cấp không cao. Đến cấp đường kính cao nhất có mật độ tương ứng là 11 cây/ha.

(2) Phân bố N-H tầng cây gỗ

Cũng số liệu tổng hợp, tính toán tại bảng 4.9, chỉ cho biết, mật độ cây rừng phân bố từ cấp chiều cao nhỏ nhất (H<5m) là 4 cây/ha, và ở cấp chiều cao lớn nhất là 12 cây/ha. Cấu trúc mật độ phân bố ở câp chiều cao < 10m là 100 cây/ha (chiếm

29,9%), cấp chiều cao < 15 m có 143 cây/ha, chiếm 42,7% và số cây có Hvn> 15 là 92 cây/ha.

Đường cong phân bố N-H của trạng thái rừng Giàu được có dạng 1 đỉnh lệch trái, tuy nhiên mức độ giảm về mật độ giữa các cấp chiều không lớn. Xét tổng thể cho thấy phương trình mô phỏng đường cong N-H của trạng thái rừng giàu phù hợp với phân bố dạng giảm (R = 0,35), phương trình 4.6.

N = sqrt(2394,08 – 4,4474*H2) (R = 0,35) (4.6) Bảng 4. 9. Phân bố cấu trúc N-H trạng thái rừng trung bình H

(m)

N (cây/2500m2) N (cây/ha) Tích lũy

OTC1 OTC2 OTC3 Ntb Ntt N% Nlt Ntl (cây) Ntl (%)

4 0 2 1 1 4 1.2 48 4 1.2

6 10 11 8 10 39 11.6 47 43 12.7

8 12 15 16 14 57 17.1 46 100 29.9

10 17 15 22 18 72 21.5 44 172 51.4

12 9 13 7 10 39 11.6 42 211 62.9

14 10 8 6 8 32 9.6 39 243 72.5

16 5 12 9 9 35 10.4 35 277 82.9

18 5 5 3 4 17 5.2 31 295 88.0

20 9 5 7 7 28 8.4 25 323 96.4

22 5 4 0 3 12 3.6 16 335 100.0

82 90 79 84 335 100 373

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)