Ảnh hưởng của lỗ trống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 69 - 74)

4.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh Sến mủ

4.3.1. Ảnh hưởng của lỗ trống

4.3.1.1. Ảnh hưởng của kích thước lỗ trống

Tổng số lỗ trống đựa vào nghiên cứu ở các trạng thái rừng là 55 lỗ trống, với kích thước độ rộng của lỗ trống được phân thành 5 cấp. Kết quả tính toán mật độ cây gỗ tái sinh Sên mủ trong các cấp lỗ trống được thể hiện như bảng 4.20.

Số liệu tại bảng 4.20 chỉ cho thấy rằng: kích thước lỗ trống đã ảnh hưởng đến mật độ cây Sến mủ tái sinh. Trong đó, xu hướng chung cho thấy lỗ trống có diện tích quá nhỏ (cấp 1: diện tích dưới 100m2) không tốt cho Sến mủ tái sinh, nhưng khi diện tích lỗ trống quá lớn (S > 400m2) cũng không thực sự lý tưởng cho Sến mủ tái sinh. Vậy có thê thấy rằng độ rộng của lỗ trống khác nhau, sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm, gió, và nhất là ánh sáng, thảm cỏ,.. chính các yếu tố này đa chi phối đến sự phân bố của Sến mủ. Một cách khác có thể thấy rằng cây Sến mủ tái sinh có phản ứng mạnh mẽ với các yếu tố hoàn cảnh môi trường trong lỗ trống.

+ Trong trạng thái rừng nghèo, mật độ Sến mủ tái sinh ở cấp lỗ trống 1 là 4722 cây/ha, có mật độ cao nhất ở cấp lỗ trống 2 (101 – 200m2) là 12222 cây/ha, nhưng khi diện tích lỗ trống tăng thì mật độ Sến tái sinh giảm, chỉ có 6389 cây/ha.

+ Ở trạng thái rừng trung bình, mật độ Sến mủ cao nhất là 9167 cây/ha ở cấp lỗ trống có diện tích từ 201 – 300 m2, mật độ thấp nhất ở các lỗ trống có S < 100m2.

+ Đối với trạng thái rứng giàu, mật độ Sến mủ tái sinh cao nhất là 8889 cây/ha ở các lỗ trống có diện tích từ 201 – 300 m2.

Bảng 4. 20. Ảnh hưởng của cấp lỗ trống đến mật độ Sến mủ tái sinh

Cấp lỗ trống (S, m2)

Rừng nghèo Rừng trung bình Rừng giàu Số lượng

lỗ trống

N (cây/ha)

Số lượng lỗ trồng

N (cây/ha)

Số lượng lỗ trồng

N (cây/ha)

50-100 4 4722 3 4722 4 7500

101-200 6 12222 5 8611 4 8611

201-300 3 9444 3 9167 3 8889

301-400 4 5833 3 7778 3 9167

>400 5 6389 3 5556 2 7500

TB 22 7722 17 7167 16 8333

Thực tế, ở trong các lỗ trống cấp 1, 2 và 3 chủ yếu là các cây Sến mủ tái sinh cấp tuổi 1 (tức cây có Hvn < 50cm), số cây đóng góp vào mật độ ở các lỗ trống có kích thước lớn (S>300m2) chủ yếu là Sến mủ cấp tuổi 3,4 và 5. Với đặc điểm này, cho thấy Sến mủ là cây thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu giai đoạn đâu, đến giai đoạn sau thích nghi trong điều kiện ánh sáng cao hơn. Cụ thể ảnh hưởng của kích thước lỗ trống đến mật độ của Sên mủ trong các cấp tuổi khác nhau được ghi tại bảng 4.21.

4.3.1.2. Ảnh hưởng của kích thước lỗ trống đến mật độ của cấp tuổi

Từ số liệu bảng 4.21 nhận thấy, trong cả 3 trạng thái rừng khi kích thước lỗ trống tăng sẽ thích hợp cho Sến mủ cấp tuổi 3, 4 và 5 sinh tồn.

Trong trạng thái rừng nghèo, lỗ trống có diện tích nhỏ, mật độ cây Sến mủ tuy có cao nhưng chủ yếu là cây có cấp tuổi 1 và 2. Khi kích thước lỗ trống tăng từ 100m2 đến 400m2 giúp cho Sến mủ cấp tuổi 3, 4 và 5 chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên ở rừng nghèo nếu diện tích lỗ trống quá lớn (S>400 m2) đều không phải là điều kiện lý tưởng cho Sến mủ phân bố, nhát là cấp tuổi 2, 3 và 4. Tức là tỷ lệ chuyển tiếp từ cấp tuổi 1 sang câp tuổi cao hơn có hiệu suất thấp.

Bảng 4. 21. Mật độ của các cấp tuổi Sến mủ trong các cấp Lỗ trống khác nhau

Trạng thái

Lỗ trống (S, m2)

Mật độ theo cấp tuổi (N, Cây/ha) Tổng N (cây/ha)

I II III IV V

Rừng nghèo

50-100 1389 1667 556 556 556 4722

101-200 5278 3333 1111 1111 1389 12222

201-300 3333 1389 1111 2222 1389 9444

301-400 2222 1111 278 833 1389 5833

>400 2500 556 556 1667 1111 6389

Rừng Trung bình

50-100 1111 556 1111 833 1111 4722

101-200 3889 1667 1111 833 1111 8611

201-300 3333 2222 1944 1111 556 9167

301-400 3056 1389 1944 278 1111 7778

>400 3333 1667 278 278 0 5556

Rừng giàu

50-100 3611 1944 278 1111 556 7500

101-200 3333 1667 1389 1667 556 8611

201-300 2778 1389 1111 1944 1667 8889

301-400 3333 833 2778 278 1944 9167

>400 2222 1667 1389 1111 1111 7500

+ Ở trạng thái rừng trung bình, khi diện tích lỗ trống nhỏ thích nghi cho Sến mủ cấp tuổi 1 và 2 phân bố, tại các lỗ trống có kích thước lớn (S>400 m2) mật độ Sến mủ ở cấp tuổi 3, 4 và 5 giảm dần, thậm chí ở cấp tuổi 5 không có Sến mủ tồn tại. Điều này chứng tỏ mức độ chuyển tiếp ở giữa cấp tuổi nhỏ đến cấp tuổi lớn có hiệu suất thấp, và có thể kích thước lỗ trống đã ảnh hưởng đến đặc điểm tái sinh của Sến mủ.

+ Trong trạng thái rừng Giàu, mật độ của Sến mủ ở các cấp tuổi khác nhau trong các cấp lỗ trống có biểu hiện khác nhau. Cây cấp tuổi thấp (SeM1, SeM2 và SeM3) có mật độ cao ở các lỗ trống diện tích nhỏ, sau đó điện tích lỗ trống tăng thì mật độ của SeM1, SeM2 và SeM3 lại có xu hướng giảm. Khi lỗ trống có kích tưởng lớn dần thì mật độ sến mủ tái sinh có xu hướng giảm dần, nhưng số cây hiện hữu chủ yếu là cây thuộc cấp tuổi cao (SeM4 và SeM5).

Kết quả này một phần cho thấy kích thước lỗ trống có ảnh hưởng đến mật độ của Sến mủ ở các cấp tuối khác nhau. Tuy nhiên, mật độ của Sến mủ ở các cấp tuổi

còn phụ thuốc và các yếu tố khác, rất có thể là các yếu tố như trạng thái rừng, mật độ cây mẹ,...

4.3.1.3. Ảnh hưởng của vị trí tương đối trong lỗ trống

Xem xét ảnh hưởng của vị trí tương đối trong lỗ trống ảnh hưởng đến mật độ Sến mủ tái sinh được phân tích, tính toán và tổng hợp tạo bảng 4.22.

Thông qua số liệu bảng 4.22 cho thấy, xu hướng chu là mật độ phân bố của Sến mủ ở trung tâm lỗ trống cao hơn ở mép lỗ trống. Cụ thể ở rừng Nghèo, tại trung tâm và cận trung tâm lỗ trống mật độ Sên mủ trung bình là 2763 cây/ha, cao hớn so với mép lỗ trống là 1881 cây/ha; ở rừng trung bình, mật độ ở trung tâm và cận trung tâm là 3144 cây/ha > ở mép lỗ trống là 2408 cây/ha. Tương tự ở rừng Giàu trung tâm và cận trung tâm lỗ trống có mật độ là 3694 cây/ha cao hớn so với mật độ ở mép lỗ trống là 2750 cây/ha.

Khi xem xét ở 3 vị trí tưởng đối là trung tâm, cận trung tâm và mép lỗ trống thì xu thế chung là tại trung tâm và mép lỗ trống có mật độ trung bình cao hơn ở cận trung tâm. Kết quả này rất có thể là do phương pháp xác định bán kính giữa 3 phân vùng trung tâm, cận trung tâm và mép lỗ trống chi tiết, và khoáng cách bán kính chưa làm rõ được sự khác biệt về ánh hướng của nó đến mật độ cây tái sinh. Mật độ trung bình của Sến mủ trong các cấp lỗ trống ở 3 vị trí trung tâm, cận trung tâm và mép lỗ trống ở các trạng thái rừng như sau: ở rùng nghèo là 2625 cây/ha, 1558 cây/ha và 1881 cây/ha; tương tự ở rừng trung bình mật độ ở 3 vị trí lần lượt là 2800 cây/ha, 2225 cây/ha và 2408 cây/ha; ở rừng giàu mật độ tướng ứng với 3 vị trí là 3500 cây/ha, 2583 cây/ha và 2750 cây/ha.

Bảng 4. 22. Mật độ Sến mủ tái sinh ở các vị trí tương đối trong Lỗ trống

Trạng thái

Cấp Lỗ trống

(m2)

Vị trí tương đối trong lỗ trống (N, Cây/ha)

Cc CN CS CE CW EN ES EE EW

Rừng nghèo

50-100 1875 625 1250 1875 625 1250 1250 1875 0 101-200 2083 2083 2500 1250 2083 2083 2083 2083 2083 201-300 4167 2500 2500 4167 833 1667 5833 4167 2500 301-400 2500 625 1875 1250 625 1250 1875 1875 1250

>400 2500 1000 1000 1000 1500 1500 1000 1000 1000 TB 2625 1367 1825 1908 1133 1550 2408 2200 1367

Rừng trung bình

50-100 2500 1667 2500 833 833 2500 2500 833 1667 101-200 1500 1500 2000 2000 1500 2000 2500 2500 2000 201-300 4167 1667 5000 3333 2500 3333 2500 5000 3333 301-400 2500 2500 3333 3333 1667 4167 3333 2500 1667

>400 3333 1667 3333 2500 833 833 2500 1667 833 TB 2800 1800 3233 2400 1467 2567 2667 2500 1900

Rừng giàu

50-100 1875 1250 1250 3125 625 1250 1250 3750 2500 101-200 3125 1875 1250 2500 1875 3125 1250 2500 1875 201-300 4167 2500 3333 3333 3333 3333 1667 2500 2500 301-400 3333 2500 3333 3333 2500 3333 1667 4167 3333

>400 5000 2500 5000 3750 2500 5000 5000 3750 1250 TB 3500 2125 2833 3208 2167 3208 2167 3333 2292

Xem xét ảnh hưởng của phương vị trong lỗ trống ảnh hưởng đến mật độ, kết quả cho thấy, xu hướng chung là mật độ ở hướng Đông > Nam > Bắc và > Tây. Cụ thể, ở rừng nghèo, mật độ Sên mủ trung bình ở phía Đông lỗ trống là 2054 cây/ha >

phía Nam (2117 cây/ha) > phía Bắc (1458 cây/ha) và thấp nhất ở phía Tây lỗ trống (1250 cây/ha). Trong khi ở rừng trung bình, phía Nam lỗ trống có mật độ cao nhất là 2850 cây/ha, cao hơn phía Đông (2450 cây/ha) > phí Bắc (2183 cây/ha) và phí tây lỗ trống có mật độ thấp nhất là 1683 cây/ha. Đối với trạng thái rừng Giàu, mật độ Sến mủ cao nhất ở phía Đông lỗ trống (3271 cây/ha), sau đó đến Bắc lỗ trống (2667 cây/ha), kế đến là phía Nam lỗ trống (2500 cây/ha) và cuối cùng là phía Tây lỗ trống 2229 cây/ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)