4.2. Đặc điểm lâm học và cấu trúc của Sến mủ
4.2.2. Đặc điểm tầng cây Sến mủ tái sinh
4.2.2.1. Đặc điểm phân bố theo cấp tuổi
Cây tái sinh ở các giải đoạn sinh trưởng khác nhau chịu sự chi phối khác nhau của các yếu tố điều kiện lập địa trong trạng thái rừng. Trong đề tài luận văn này, cây Sên mủ tái sinh được phân thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau, tiêu chí để phân loại giai đoạn phát triển là dựa vào chiều cao của cây. Kết quả tính toán tổng hợp về phân bố mật độ cây tái sinh theo cấp tuối (giai đoạn phát triển) được ghi tại bảng 4.16.
Từ số liệu bảng 4.16, nhận thấy mật độ tái sinh trong 3 trạng thái rừng có sự khác nhau, tuy nhiên không rõ nét, trong đó, ở trạng thái rừng nghèo mật độ Sến mủ tái sinh trung bình là 1960 cây/ha, thấp hơp so với trạng thái rừng Trung bình và Giàu. Ở trạng thái rừng Trung bình và Giàu mật độ không có khác biệt rõ nét, mật độ Sến mủ trong 2 trạng thái Trung bình và Giàu tương ứng là 2280 cây/ha và 2200 cây/ha. kết quả này rất có thể là do sự khác biệt về mật độ cây Sến mủ trưởng thành có trong 3 trạng thái rừng, chính vì thế ảnh hưởng đến khả năng cung cấp giống và ảnh hưởng đến mật độ Sến mủ tái sinh.
Cũng từ số liệu bảng 4.16, còn nhận thấy mật độ Sến mủ tái sinh giảm dần khi cấp tuổi tăng dần. Trong đó cấp tuổi 1 (tức cây có Hvn < 50cm) chiếm tỷ lệ cao, cây triển vọng tức cây có Hvn> 150 cm chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể về biến động mật độ ở các cấp tuổi trong các trạng thái rừng như sau:
+ Ở trạng thái rừng Nghèo, Sến mủ cấp tuổi 1 có mật độ trung bình là 920 cây/ha, chiếm tỷ lệ 49,6%, những cây thuốc cấp tuổi 2 và 3 có mật độ tương đương nhau là 333 cây/ha, đều chiếm tỷ lệ 17%, những cây triển vọng (cấp tuổi 4 và 5) có mật độ là 187 cây/ha, và chiếm tỷ lệ 9,5%.
+ Tại trạng thái rừng Trung bình, SeM1 có mật độ là 1000 cây/ha hay chiếm 43,9%, mật độ của SeM2, SeM3, SeM4 và SeM5 lần lượt là 547cây/ha, 347 cây/ha, 213 cây/ha và 173 cây/ha. Trong đó SeM4 và SeM5 có tổng tỷ lệ là 17%.
+ Đối với trạng thái rừng Giàu, mật độ của SeM1 là 787 cây/ha chiếm 35,8%, SeM2 chiếm 21,2%, SeM3 là 20,6%, SeM4 và SeM5 chiếm mật độ tương ứng là 253 cây/ha và 240 cây/ha, chiếm tổng tỷ lệ là 22,4%.
So sánh về tỷ lệ cây triển vọng ở 3 trạng thái rừng cho thấy ở trạng thái rừng Giàu > rừng Trung bình và > rừng Nghèo.
Bảng 4. 16. Phân bố Sến mủ tái sinh theo cấp tuổi (cấp chiều cao)
Trạng thái OTC N (cây/ha)
Phân theo cấp tuổi (cấp chiều cao) (H, cm)
< 50 cm (SeM1)
51-100 cm (SeM2)
101-150 cm (SeM3)
151-200 cm (SeM4)
> 200 cm (SeM5)
SL % SL % SL % SL % SL %
Rừng nghèo
1 1920±252 1000±181 52.1 280±104 14.6 240±107 12.5 200±89 10.4 200±89 10.4 2 2120±246 1000±255 47.2 280±104 13.2 440±163 20.8 200±107 9.4 200±89 9.4 3 1840±410 760±249 41.3 440±163 23.9 320±144 17.4 160±88 8.7 160±88 8.7 TB 1960±175 920±130 46.9 333±72 17.0 333±79 17.0 187±53 9.5 187±50 9.5 Rừng trung
bình
1 2160±287 840±151 38.9 440±111 20.4 360±126 16.7 160±65 7.4 360±126 16.7 2 2120±382 1040±261 49.1 600±217 28.3 200±137 9.4 200±107 9.4 80±53 3.8 3 2560±455 1120±229 43.8 600±209 23.4 480±155 18.8 280±147 10.9 80±80 3.1 TB 2280±215 1000±124 43.9 547±104 24.0 347±81 15.2 213±63 9.4 173±57 7.6
Rừng giàu
1 2000±292 840±126 42.0 560±190 28.0 240±107 12.0 80±53 4.0 280±104 14.0 2 2240±383 640±181 28.6 320±144 14.3 680±239 30.4 320±167 14.3 280±120 12.5 3 2360±301 880±259 37.3 520±120 22.0 440±163 18.6 360±126 15.3 160±88 6.8 TB 2200±185 787±111 35.8 467±88 21.2 453±105 20.6 253±73 11.5 240±59 10.9
4.2.2.2. Đặc điểm phân bố theo nguồn gốc
Kết quả điều tra Sến mủ tái sinh theo nguồn gốc trong 3 trang thái rừng được ghi tại bảng 4.17.
Bảng 4. 17. Phân bố Sến mủ tái sinh theo nguồn gốc
Trạng thái OTC N (cây/ha)
Nguồn gốc
Chồi hạt
SL % SL %
Rừng nghèo
1 1920±252 1720±239 89.6 200±89 10.4
2 2120±246 1920±285 90.6 160±65 7.5
3 1840±410 1760±418 95.7 80±53 4.3
TB 1960±175 1800±181 91.8 147±41 7.5
Rừng trung bình
1 2160±287 2040±301 94.4 120±61 5.6
2 2120±382 2120±382 100.0 0 0.0
3 2560±455 2520±450 98.4 40±40 1.6
TB 2280±215 2227±217 97.7 53±25 2.3
Rừng giàu
1 2000±292 1880±944 94.0 120±193 6.0
2 2240±383 2240±1210 100.0 0 0.0
3 2360±301 2280±905 96.6 80±253 3.4
TB 2200±185 2133±1009 97.0 67±184 3.0
Số liệu tại bảng 4.17, chỉ cho thấy Sến mủ được tái sinh thông quan 2 phương thức là tái sinh bằng hạt và tái sinh bằng chồi. Trong đó, phương thức tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ cao, phổi biến. Kết quả đã chỉ rõ, mật độ Sến mủ tái sinh bằng hạt ở cả 3 trạng thái rừng chiếm tỷ lệ giao động từ 91,8% đến 97,7%. Mật độ Sến mủ tái sinh bằng hạt ở trạng thái rừng Nghèo là 1800 cây/ha, ở rừng Trung bình là 2227 cây/ha và ở rừng Giàu là 2133 cây/ha. Thực tế điều tra cho thấy có những OTC không có cây Sến mủ tái sinh bằng chồi như OTC 2 ở trong trạng thái rừng Trung bình và Giàu. Từ kết quả nghiên cứu này, có thể nhận thấy rằng sức tái sinh bằng chồi của Sến mủ thấp, chủ yếu cây Sến tái sinh là hạt, do vậy ở trạng thái rừng trung bình và giàu cây mẹ có tỷ lệ cao (tức cây có D1.3>40cm) nên rất có thể đây chính là nguồn cung cấp giống chủ yếu cho quá trình tái sinh của Sến mủ.
4.2.2.3. Đặc điểm phân bố theo phẩm chất
Kết quả điều tra về phẩm chất của Sến mủ tái sinh trong 3 trạng thái rừng được tổng hợp tạo bảng 4.18
Từ số liệu ở bảng 4.18 cho biết, Sến mủ sinh trưởng phát triển và có phẩm chất ở 3 trạng thái rừng có sự khác nhau, tuy nhiên khác nhau không rõ nét. Những cây Sến mủ có phẩm chất tốt (sinh trưởng phát triển tốt, không sâu, bệnh hại,...) trong trạng thái rừng nghèo thấp hơn sơ với 2 trạng thái rừng trung bình và giàu. Cụ thể mật độ Sến mủ có phẩm chất tốt ở rừng nghèo là 1173 cây/ha thấp hơn tương ở trạng thái rừng trung bình và giàu tưnng ứng là 21,4% và 20,7%.
Bảng 4. 18. Phân bố Sến mủ tái sinh theo phẩm chất Trạng
thái OTC N (cây/ha)
Phẩm chất
Tốt TB Xấu
SL % SL % SL %
Rừng nghèo
1 1920±252 1160±193 60.4 440±151 22.9 320±131 16.7 2 2120±246 1240±193 58.5 600±255 28.3 240±122 11.3 3 1840±410 1120±278 60.9 440±210 23.9 280±134 15.2 TB 1960±175 1173±126 59.9 493±118 25.2 280±72 14.3 Rừng
trung bình
1 2160±287 1520±237 70.4 440±151 20.4 200±89 9.3 2 2120±382 1520±314 71.7 320±131 15.1 280±147 13.2 3 2560±455 1440±281 56.3 880±237 34.4 240±160 9.4 TB 2280±215 1493±156 65.5 547±109 24.0 240±76 10.5 Rừng
giàu
1 2000±292 1280±725 64.0 480±492 24.0 240±337 12.0 2 2240±383 1520±900 67.9 560±602 25.0 160±207 7.1 3 2360±301 1640±788 69.5 480±700 20.3 240±386 10.2 TB 2200±185 1480±794 67.3 507±584 23.0 213±310 9.7 Xét tổng thể, cho thấy Sến mủ sinh trưởng tốt, tỷ lệ và mật độ cây sinh trưởng tốt, có phẩm chất tốt ở cả trong 3 trạng thái đều chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể ở trạng thái rừng nghèo cây Sên mủ có phẩm chất tốt chiếm 59,9%, ở rừng trung bình chiếm 65,5% và rừng giàu chiếm 67,3%. Tỷ lệ cây có phẩm chấy kém chiếm tỷ lệ thấp, ở rừng nghèo cây có phẩm chất xấu giao động từ 11,3 – 16,7%, trung bình là 14,3%; ở trạng thái rừng trung bình giao động từ 9,3% - 13,2% và trung bình chiếm 10,5%; ở trạng thái rừng giàu giao động từ 7,1 – 12%, trung bình là 9,7%. Kết quả
này có thể khẳng định với đặc điểm hoàn cảnh rừng ở trạng thái rừng Giàu, Trung bình tốt hơn cho Sến mủ tái sinh, và đã có ảnh hưởng đến phẩm chất cây Sên mủ tái sinh.