Đặc điểm lâm học trạng thái rừng trung bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 51 - 54)

4.1. Đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng nơi Sến mủ phân bố

4.1.2. Đặc điểm lâm học trạng thái rừng trung bình

Số liệu điều tra đặc điểm thành phần loài cây gỗ, và các đặc trưng lâm học của trạng thái rừng Trung bình nơi có Sến mủ phân bố điển hình được tổng hợp tại bang 4.4.

Từ số liệu ở Bảng 4.4 cho thấy, tổ thành loài cây gỗ trong trạng thái rừng trung bình nơi phân bố của Sến mủ có tổng cộng 32 loài cây khác nhau, trong đó có

13 loài có chỉ số IVI > 2,0%, xét về các loài chiếm ưu thế trong trang thái có 9 loài với IVI > 3,0%. 5 loài cây có IVI chiếm tỷ lệ cao là Sến mủ, Dầu cát, Sao đen, Bình ninh và Bằng Lăng. Mật độ trung bình của trạng thái rừng trung bình là 389 cây/ha (tương ứng 100%). Trong đó riêng tính cho Sến mủ, có 124 cây/ha, chiếm 31,85%.

Mật độ của 5 loài ưu thế là 213 cây/ha (chiếm 54,8%). Tổng tiết diện ngang của lâm phần rừng trung bình là 23,38 m2/ha, trong đó 5 loài chiếm ưu thế có tổng tiết diện ngàng là 14,7 m2/ha, tương ứng chiếm 62,9%, riêng Sến mủ đóng góp tiết diện ngang là 9,2 m2/ha (chiếm 39,0%). Trữ lượng trung bình của trạng thái rừng Trung bình là 134,8 m3/ha, trong đó trữ lượng của 5 loài ưu thế là 86,2 m3/ha và chiếm 69,3%. Trữ lượng của Sến mủ đóng góp trong quần xã là 55,6 m3/ha, hay là 41,23%. Kết quả điều tra cho thấy độ tàn che trung bình của trạng thái rừng Trung bình giao động từ 57,3 – 78,5%.

Bảng 4. 4. Đặc điểm tổ thành của các loài cây gỗ trong trạng thái rừng Trung bình

TT Tên loài N

(Cây/ha)

G (m2/ha)

M (m3/ha)

N (%)

G (%)

M (%)

IVI (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Sến mủ 124 9.12 55.59 31.85 38.99 41.23 37.36

2 Dầu cát 31 1.85 10.77 7.88 7.89 7.99 7.92

3 Sao đen 20 1.27 6.54 5.14 5.42 4.85 5.14

4 Bình linh 20 1.26 6.48 5.14 5.38 4.80 5.10

5 Bằng Lăng 19 1.21 6.80 4.79 5.19 5.04 5.01

6 Trâm đỏ 13 1.02 6.49 3.42 4.37 4.81 4.20

7 Cẩm thi 20 0.82 4.17 5.14 3.51 3.09 3.91

8 Trường 13 0.73 4.66 3.42 3.10 3.46 3.33

9 Dầu trai 11 0.75 4.28 2.74 3.20 3.17 3.04

10 Chiêu liêu 7 0.67 4.65 1.71 2.87 3.45 2.68

11 Sơn đào 13 0.54 2.44 3.42 2.31 1.81 2.51

12 Dầu con rái 9 0.52 2.65 2.40 2.22 1.97 2.20

13 Vên vên 11 0.45 2.30 2.74 1.91 1.70 2.12

14 19 loài khác 79 3.19 17.01 20.21 13.64 12.62 15.49

Tổng 389 23.38 134.83 100 100 100 100

4.1.2.2. Đặc điểm phân bố cấu trúc

Kết quả điều tra, tính toán đặc điểm cấu trúc và phân bố N-D và N-H của tầng cây gỗ trong trạng thái rừng Trung bình tại Khu bảo tồn BCPB nơi có Sến mủ phân bố được tổng hợp tại bảng 4.5 - 4.6.

(1) Phân bố N-D tầng cây gỗ

Quan sát số liêu tại bảng 4.5 nhận thấy, mật độ các loài cây gỗ phân bố từ cấp đường kính nhỏ nhất < 8 cm với mật độ là 5 cây/ha và kết thúc ở cấp đường kính 45 - 52 cm.

Tổng số cá thể có D1.3 < 20 cm là 126 cây/ha (chiếm 32,4%), nhóm cây có đường kính từ 20 – 30 cm là 166 cây/ha chiếm 42,7% và nhóm cây có D1.3 > 30 cm có tổng mật độ là 97 cây/ha hay chiếm 24,9%. Mật độ phân bố cao ở cấp kính 8-12cm với mật độ là 61 cây/ha; và cao nhất ở cấp kính 20,0 – 24,0 cm, có mật độ là 76 cây/ha.

Đường cong phân bố N-D của cây gỗ trong trạng thái rừng Trung bình có dạng phân bố nhiều đỉnh hình răng cưa, tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm phương trình hồi quy có dạng phân bố giảm chỉ cho thấy Nlt – D có dạng giảm, tuy nhiên tương quan không chặt (R = 0,22), phương trình có dạng:

N = (6.4071- 0.0011*D2)2 (R = 0,22) (4.3) Bảng 4. 5. Phân bố cấu trúc N-D của trạng thái rừng trung bình D

(cm)

N (cây/2500m2) N (cây/ha) Tích lũy

OTC1 OTC2 OTC3 Ntb Ntt N% Nlt Ntl (cây) Ntl (%)

6 1 1 2 1 5 1.4 41 5 1.4

10 14 15 17 15 61 15.8 40 67 17.1

14 11 9 2 7 29 7.5 39 96 24.7

18 3 6 14 8 31 7.9 37 127 32.5

22 18 15 24 19 76 19.5 35 203 52.1

26 16 7 9 11 43 11.0 33 245 63.0

30 5 15 15 12 47 12.0 30 292 75.0

34 8 11 3 7 29 7.5 27 321 82.5

38 5 7 7 6 25 6.5 24 347 87.7

42 3 3 6 4 16 4.1 21 363 93.2

46 8 2 5 5 20 5.1 18 383 98.3

50 0 5 0 2 7 1.7 14 389 100.0

Tổng 92 96 104 97 389 100

(2) Phân bố N-H tầng cây gỗ

Kết quả cấu trúc và phân bố N-H của trạng thái rừng Trung bình ghi tại bảng 4.6. Quan sát số liệu tại bảng 4.6 chỉ cho thấy mật độ cây gỗ phân bố từ cấp chiều cao nhỏ nhất là < 5m, và kết thúc ở cấp chiều cao 16 – 20 m. Số cây có chiều cao <

10 m là 137 cây/ha (chiếm 35,3%); số cây thuộc cấp chiều cao < 15,0m là 51,8 cây/ha chiếm 51,8% và nhóm cấp chiều cao > 15,0m là 50 cây/ha, chiếm 12,9%.

Đường cong phân bố N-H của trạng thái rừng Trung bình có dạng 1 đỉnh, tiệm cận phân bố chuẩn. Kết quả sử dụng mô hình Weibull mô phỏng cho thấy đường cong N-H khá phù hợp với phân bố Weibull, có R = 0,73, phương trình có dạng (phương trình 4.4)

N = 1- exp(-0,016H2,091) (R=0,73) (4.4)

Triển khai tính toán phương trình hồi quy 4.4, kết quả được nghi tại bảng 4.6. Số liệu chỉ cho thấy mật độ lý thuyết được phân bố từ cấp chiều cao < 5m, tương ứng là 6 cây/ha, sau đó tăng nhanh và tại cấp chiều cao 9 -11m có mật độ là 92 cây/ha, sau đó giảm dần và kết thúc tại cấp chiều cao > 18 m với mật độ là 9 cây/ha.

Bảng 4. 6. Phân bố cấu trúc N-H trạng thái rừng trung bình

H (m) N (cây/2500m2) N (cây/ha) Tích lũy

OTC1 OTC2 OTC3 Ntb Ntt N% Nlt Ntl (cây) Ntl (%)

4 0 0 1 0 1 0.3 6 1 0.3

6 13 17 10 13 53 13.7 51 55 14.0

8 16 16 30 21 83 21.2 87 137 35.3

10 26 18 32 25 101 26.0 92 239 61.3

12 17 21 15 18 71 18.2 72 309 79.5

14 9 6 7 7 29 7.5 45 339 87.0

16 7 12 9 9 37 9.6 22 376 96.6

18 4 6 0 3 13 3.4 9 389 100

Tổng 92 96 104 97 389 100.0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)